Giáo án Ôn tập trang 16 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 8

Với Giáo án Ôn tập trang 16 Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 8 Ôn tập trang 16.

1 479 09/10/2023
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập trang 16

I. MỤC TIÊU 

1. Về kiến thức 

- Kiến thức về thể loại thơ luật Đường.

- Kiến thức về tiếng Việt: đặc điểm và chức năng của đảo ngữ và câu hỏi tu từ.  

2. Về năng lực

- Trình bày được phần chuẩn bị cho các nội dung ôn tập đã thực hiện ở nhà.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.

3. Về phẩm chất

- Ý thức được sự bình đẳng, dân chủ, có thái độ phê phán cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung

- HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

d) Tổ chức thực hiện: 

* Giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trả lời câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng trò chơi theo hình thức cá nhân.

- GV hướng dẫn cách chơi cho hs, trình chiếu câu hỏi trên màn hình.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời, mỗi câu suy nghĩ trong 15s.

B 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- Hs trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, gợi mở

B 3: Báo cáo

- Gv tổ chức hoạt động: gọi hs trả lời các câu hỏi.

- HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B 4: Đánh giá, nhận xét

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Câu 1: Bài thơ thất ngôn bát cú có:

A. Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có 8 chữ

B. Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có bảy chữ

C. Mỗi bài có 7 câu, mỗi câu có 8 chữ

D. Mỗi bài có 7 câu, mỗi câu có 7 chữ

Câu 2: Thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường có:

A. bố cục, luật, niêm                        B. bố cục, vần, luật, niêm

C. bố cục, niêm, đối, vần                 D. bố cục, luật, niêm, vần, đối

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ sau:

            “Lom khom dưới núi, tiều vài chú

            Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

(Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

A. Câu hỏi tu từ                  B. Đảo ngữ

C. Nhân hóa                        D. So sánh

Câu 4: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội sử dụng ngôi thứ mấy để kể?

A. Ngôi thứ nhất hoặc thứ 3                   B. Ngôi thứ 3             

C. Ngôi thứ 2                                          D. Ngôi thứ nhất

Câu 5: Phần mở của bài văn kể lại một hoạt động xã hội cần đáp ứng yêu cầu gì?

A. Giới thiệu một hoạt động xã hội đã tham gia

B. Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc

C. Giới thiệu một hoạt động xã hội được chứng kiến

D. Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra hoạt động xã hội

Câu 6: Tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác gồm mấy phần?

A. 5 phần                      B. 4 phần                     C. 3 phần                 D. 2 phần

* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ câu hỏi.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi cá nhân.

* Đánh giá kết luận: GV nhận xét, đánh giá tinh thần học tập của cả lớp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu

- Nhận biết được đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường qua các văn bản đã học.

- Ôn tập được đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường.

b. Nội dung

- Hs làm bài tập 1,2,3 theo bảng so sánh và câu hỏi trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

GV yêu cầu HS Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 6.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV): 

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

 

1. Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường

- Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc).

+ Thơ thất ngôn bát cú luật Đường: Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. 

+ Thơ tứ tuyệt luật Đường: Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tử tuyệt luật Đường thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối.

- Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt luật Đường đều gồm bốn phần: 

+ Bố cục bài thơ thất ngôn bát củ luật Đường thường được chia theo các cặp câu: Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ); Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc); Luận (câu 5, 6: mở rộng, phát triển ý nghĩa vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc); Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý). Tuy vậy, bố cục bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường cũng có thể chia theo những cách khác (ví dụ: bốn câu đầu — bốn câu cuối; sáu câu đầu – hai câu cuối...).

+ Bố cục bài thơ tứ tuyệt luật Đường thường được chia làm bốn phần: Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ); Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai); Chuyển (câu 3: chuyển ý); Hợp (câu 4: kết ý). Nhưng cũng có thể chia bố cục bài thơ thuộc thể này thành hai phần: câu 1 – 2; câu 3 – 4.

* Luật: 

- Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ. 

- Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng. Ví dụ: tiếng “thu” trong câu 1 – bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo cho biết bài thơ bát cú này làm theo luật bằng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh trắc (các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ làm theo luật trắc. Ví dụ: tiếng “dạ” trong câu 1 – bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên cho biết bài thơ tứ tuyệt này làm theo luật trắc.

* Niêm: Sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ luật Đường được gọi là niệm. Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi tiếng thứ hai của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc; như vậy, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định niêm luật như sau: câu 1 niệm với câu 8; câu 2 niệm với câu 3; câu 4 niệm với câu 5; câu 6 niệm với câu 7. Thơ tứ tuyệt luật Đường quy định câu 1 niệm với câu 4, câu 2 niệm với câu 3.

* Vần: Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.

* Nhịp: Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.

* Đối: Cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. Thơ tứ tuyệt luật Đường không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

2. Đảo ngữ: đặc điểm và tác dụng

- Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi vị trí các thành phần trong cụm từ, trong câu để nhấn mạnh ý nghĩa, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng. Ví dụ:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 17 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Ôn tập trang 16 Chân trời sáng tạo

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Lòng yêu nước của nhân dân ta

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 12

Giáo án Chạy giặc

Giáo án Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

Giáo án Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

1 479 09/10/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: