Giáo án Ôn tập trang 113 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 8

Với Giáo án Ôn tập trang 113 Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 8 Ôn tập trang 113.

1 293 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập trang 113

I. MỤC TIÊU 

1. Về kiến thức

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.

- Hệ thống các kiến thức đã học về một số yếu tố của truyện lịch sử.

- HS nêu được nội dung bao quát của văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật.

2. Về năng lực

- Trình bày được phần chuẩn bị cho các nội dung ôn tập đã thực hiện ở nhà.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.

3. Về phẩm chất 

- Trân trọng, tự hào về lịch sử, con người Việt Nam

- Trách nhiệm: Giữ gìn, phát huy những nét đẹp có tính lịch sử, văn hóa của đân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung

- HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn” cho hai đội; yêu cầu HS nhắc lại những nội dung và kiến thức đã được học trong bài 9.

1. Tác giả của văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” là ai?

A. Ngô gia văn phái                                          C. Ngô Thì Chí

B. Ngô Thì Du                                                   D. Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch

2. Truyện viên tướng trẻ và con ngựa trắng kể về nhân vật lịch sử nào?

A. Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn                                                 

B. Hoài Văn Hầu - Trần Quốc Toản                                                            

C. Chiêu Thành Vương, chú ruột của Hoài Văn

3. Xác định thể loại của văn bản “Bến nhà rồng năm ấy”.

A. Truyện ngắn                                                      C.Truyện viễn tưởng

B. Tiểu thuyết                                                       D. Truyện lịch sử

4.Trong những câu sau,câu nào là câu khiến?

A. Mèo con đã đi học rồi sao?                                C. Ôi chao, nắng giòn tan!

B. Thế chúng ta đi cùng nhau vậy.                         D. Tiếng tù và rúc một hồi dõng dạc.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, chia sẻ ý kiến.

- Đội nào trả lời nhanh và đầy đủ nhất sẽ được điểm thưởng.

- Sau khi HS trả lời xong GV tái hiện và dẫn dắt vào tiết Ôn tập để giúp HS củng cố kiến thức.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu

- Củng cố, tổng hợp lại những kiến thức đã học.

- Khắc sâu chủ đề của bài học

- Trình bày được một số nội dung chính qua các VB truyện đã học.

- Xác định được biệt ngữ xã hội và chức năng, giá trị của biệt ngữ xã hội.

- Trình bày được những đặc điểm của kiểu bài phân tích một tác phẩm văn học.

- Trình bày được yêu cầu khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

b. Nội dung

- Hs làm bài tập 1,2,3 theo bảng so sánh và câu hỏi trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

GV yêu cầu HS Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 10.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV): 

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

1. Thơ trào phúng

- Thơ trào phúng là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó các tác giả tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân. Tiếng cười trong thơ trào phúng có nhiều cung bậc: hài hước, châm biếm, đả kích nhưng không phải bao giờ cũng rạch ròi mà chuyển hoá linh hoạt từ cung bậc này sang cung bậc khác. Các bài thơ trào phúng có thể được viết bằng những thể thơ khác nhau: thơ cách luật (tử tuyệt, thất ngôn bát cú...) và thơ tự do.

- Thủ pháp trào phúng: Tiếng cười trong thơ trào phúng thường được tạo ra bằng các thủ pháp: phóng đại, ẩn dụ, giễu nhại, lối nói nghịch lí...

Ví dụ: Trần Tế Xương đã sử dụng thủ pháp nói giễu để miêu tả quang cảnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu như sau:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. 

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Vảy là quét đất mụ đầm ra.

(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)

2. Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

- Sắc thái nghĩa là phần nghĩa bổ sung bên cạnh phần nghĩa cơ bản của từ ngữ. Sắc thái nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá, nhận định... của người nói, người viết, chẳng hạn như sắc thái trang trọng, thân mật, coi khinh...

Ví dụ: Mặc dù cùng có chung phần nghĩa cơ bản (đều dùng để chỉ người) nhưng hai từ vị (vị đại biểu, vị khách...) và tên (tên cướp, tên trộm...) lại có sắc thái nghĩa rất khác nhau. Nếu vị thể hiện thái độ kính trọng thì tên lại tỏ thái độ coi khinh.

- Khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần nghĩa cơ bản, chúng ta cần phải quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ. Bởi vì nếu không lựa chọn được từ ngữ với sắc thái nghĩa phù hợp, chúng ta sẽ không thể diễn tả chính xác thái độ, tình cảm, nhận định... của mình đối với sự việc được đề cập trong câu hoặc đối với người nghe, người đọc. 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Ôn tập trang 113 Chân trời sáng tạo

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Hiểu rõ bản thân

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 105

Giáo án Tự trào I

Giáo án Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Giáo án Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống

1 293 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: