Giáo án Nói và nghe: Nghe – kể câu chuyện về ước mơ | Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4

Với Giáo án Nói và nghe: Nghe – kể câu chuyện về ước mơ Tiếng Việt lớp 4 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Tiếng Việt 4 Nói và nghe: Nghe – kể câu chuyện về ước mơ.

1 401 23/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (chỉ 70k cho 1 tuần giáo án bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo): Nói và nghe: Nghe – kể câu chuyện về ước mơ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết ghi chép tóm tắt, trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa của một câu chuyện được nghe về một ước mơ đẹp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

Biết kể chuyện, biết trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.

b. Năng lực đặc thù.

Năng lực nói và nghe khi kể.

3. Phẩm chất.

Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Nghe – kể câu chuyện về ước mơ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nghe – kể câu chuyện về ước mơ

Con đường mơ ước

Ông ngoại Đan từng là nghệ sĩ kéo đàn trong dàn nhạc. Sau đợt tai biến, ông phải nằm một chỗ. Nhưng bà vẫn giữ lại cây đàn vi-ô-lin màu nâu bóng và phóng to tấm hình ông biểu diễn treo trên tường.

Ngày còn bé, nghe ông kể về cảm xúc của những lần đứng trên sân khấu, Đan đã thấy yêu mến cây đàn. Em xin mẹ cho học và ước mong có lần sẽ được biểu diễn như ông.

Năm năm qua, Đan tập luyện rất chăm chỉ, tự giảm bớt những buổi đi bơi hay trượt pa-tin với bạn, dành thời gian cho âm nhạc.

Đợt này, Đan tích cực luyện tập để chuẩn bị cho “Liên hoan Âm nhạc Mùa Hè”. Số giờ tập tăng lên khiến cổ em mỏi nhừ, cánh tay tê cứng. Nản quá, Đan nói với mẹ:

- Chắc con sẽ không chơi đàn nữa, mẹ ạ.

Biết con gái tập luyện mệt nên có chút nản lòng, mẹ động viên:

- Hay con cứ nghỉ một, hai buổi cho đỡ mệt rồi quyết định sau? Mẹ luôn ủng hộ con.

Đan ngồi thật lâu trong phòng ông ngoại sau khi trò chuyện cùng mẹ. Ông nằm bất động, không thể nói gì nhưng Đan biết ông vẫn nghe được. Em nhìn khoảnh khắc ông trên sân khấu, vuốt ve cây vĩ cầm và đàn cho ông nghe một giai điệu thật ngọt. Một giọt nước mắt chảy ra từ khoé mắt già nua của ông. Bất giác Đan rưng rưng, những giọt nước mắt nóng hổi lăn trên má. Em nghĩ kĩ rồi, nhất định em sẽ tiếp tục hành trình mơ ước của mình.

Trong buổi biểu diễn “Mùa Hè” năm ấy, Đan đạt giải quán quân. Con đường ước mơ vẫn còn dài. Nhưng Đan tin, bằng sự nỗ lực của mình cùng với sự ấm áp, tin yêu của mẹ và ông ngoại, nhất định Đan sẽ viết tiếp được ước mơ.

Võ Thu Hương

Hoạt động 1: Nghe giáo viên kể chuyện “Con đường mơ ước”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe và ghi nhớ nội dung của câu chuyện.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.

- GV kể câu chuyện lần thứ nhất để HS kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung và chú ý của HS.

- GV cho HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.

- GV kể câu chuyện lần thứ hai để HS ghi nhớ nội dung của câu chuyện.

Hoạt động 2: Ghi chép tóm tắt nội dung câu chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được nội dung câu chuyện.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và các gợi ý trong sơ đồ.

Giáo án Nghe – kể câu chuyện về ước mơ lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV cho HS thực hành trao đổi trong nhóm đôi về nội dung câu chuyện để ghi chép tóm tắt theo sơ đồ.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HSchia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Kể lại câu chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu chuyện bằng lời của mình.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3: Kể lại câu chuyện dựa vào nội dung ghi chép.

- GV cho HS thực hành theo nhóm đôi, kể lại từng đoạn câu chuyện, rồi kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt đã ghi chép.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS kể lại câu chuyện trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 4: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện

a. Mục tiêu:Thông qua hoạt động, HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4 và đọc các câu hỏi gợi ý.

- GV cho HS trao đổi trong nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện có chủ đề ước mơ.

+ Đọc trước Tiết 3: Viết SHS tr.118.

- Cả lớp cùng hát một bài.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trao đổi.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS trao đổi nhóm.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT3.

- HS thực hành nhóm.

- HS kể chuyện trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT4.

- HS trao đổi nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô truy cập Link tài liệu

Xem thêm giáo án Tiếng Việt lớp 4 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

1 401 23/02/2024
Mua tài liệu