Giáo án Đọc: Những giai điệu gió | Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4
Với Giáo án Đọc: Những giai điệu gió Tiếng Việt lớp 4 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Tiếng Việt 4 Đọc: Những giai điệu gió.
Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (chỉ 70k cho 1 tuần giáo án bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo): Đọc: Những giai điệu gió
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Chia sẻ được với bạn về âm thanh của một loại nhạc cụ mà em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và hoạt động khởi động.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Tình yêu của bạn nhỏ với những chiếc chuông gió. Từ đó, hiểu được ý nghĩa: Âm thanh của mỗi chiếc chuông gió là giai điệu của hi vọng và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng.
- Tưởng tượng, chia sẻ về giai điệu nghe được từ những chiếc chuông gió.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Có ý thức phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Hình ảnh hoặc một vài chiếc chuông gió (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Năm mười tuổi” đến hết.
- Thẻ từ, thẻ câu để HS thực hiện các BT từ câu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về âm thanh của một loại nhạc cụ mà em thích (VD: sáo trúc – réo rắt, vui tươi; đàn tranh – trong và sáng; đàn bầu – sâu lắng, ngọt ngào; trống – giòn giã,…). - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.139 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 8 – Những giai điệu gió. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng kể trong sáng, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động và đặc điểm của sự vật. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: ngời, ngộ nghĩnh, yểu điệu, ngân rung. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Tôi/ ngẩn ngơ trước vẻ yểu điệu/ của những quả chuông nhỏ xinh/ đung đưa trên những sợi dây cước mảnh mai.// Nó có gì đó thật trong sáng/ và cũng rất mộng mơ.// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “trong vắt, mỏng tang”. + Đoạn 2: tiếp theo đến “qua những chiếc chuông”. + Đoạn 3: đoạn còn lại. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lăng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Giai điệu: chuỗi âm thanh thường được lặp lại dưới nhiều dạng khác nhau. + Chuông gió: vật dụng thường dùng để trang trí, có âm thanh trong trẻo phát ra nhờ tác động của gió. + Ngời: sáng bừng lên, đẹp nổi bật hẳn lên. + Yểu điệu: dáng mềm mại, thướt tha. + Ngân rung: âm thanh kéo dài và vang xa của một vật chuyển động qua lại nhanh và liên tiếp, không theo một hướng nhất định. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.140. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Chiếc chuông gió bố tặng bạn nhỏ năm lên bảy tuổi được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Chiếc chuông gió bố tặng bạn nhỏ năm lên bảy tuổi được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: Những quả chuông sứ ngời lên lớp men bóng, hoa văn ngộ nghĩnh, vui tươi, tiếng chuông lanh canh, trong trẻo, quả chuông yểu điệu, nhỏ xinh, dây cưới mảnh mai, trong sáng và rất mộng mơ. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Chiếc chuông gió thứ hai bạn nhỏ được tặng có gì đẹp? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Chiếc chuông gió thứ hai bạn nhỏ được tặng làm bằng thủy tinh trang trí hình cỏ hoa có năm cánh lá xinh đẹp, những dây chỉ nhỏ treo thanh đồng lòng bào quả chuông, âm thanh trong vắt, mỏng tang. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Vẻ đẹp của hai chiếc chuông gió đầu tiên mà bạn nhỏ được tặng. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Vì sao bạn nhỏ yêu những chiếc chuông gió? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bạn nhỏ yêu những chiếc chuông gió vì chúng đẹp, âm thanh hay và chứa đựng tình cảm của người gửi cho mình. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Tình cảm của bạn nhỏ dành cho những chiếc chuông gió. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Bạn nhỏ mong ước điều gì khi ngắm những chiếc chuông rung trong gió? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Khi ngắm nhìn những chiếc chuông gió, bạn nhỏ mong ước mỗi chiếc chuông sẽ ngân rung những âm thanh và giai điệu của gió, của ước mơ, của hi vọng và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Mong ước của bạn nhỏ khi ngắm nhìn và lắng nghe giai điệu từ những chiếc chuông gió. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Theo em, vì sao bài đọc có tên là “Những giai điệu gió”? + GV hướng dẫn HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. (VD: Bài đọc có tên là “Những giai điệu gió” vì những chiếc chuông tạo ra âm thanh nhờ sự tác động của gió, là những giai điệu do gió tạo nên.) + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung và ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Tình yêu của bạn nhỏ với những chiếc chuông gió. + Ý nghĩa bài đọc: Âm thanh của mỗi chiếc chuông gió là giai điệu của hi vọng và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. |
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời. - HS thực hiện. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi. - HS đọc câu hỏi 1. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 2. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 3. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 4. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 5. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô truy cập Link tài liệu
Xem thêm giáo án Tiếng Việt lớp 4 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Đọc: Nếu chúng mình có phép lạ
Giáo án Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ ngữ (trang 136, 137)
Giáo án Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 - 2025 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán lớp 4 Cánh diều
- Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều