Giải KHTN 6 trang 31 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 31 trong Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 trang 31 

1 310 17/07/2023


Giải KHTN 6 trang 31 Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 31 KHTN 6:

Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lẽ em Vinh bị sốt rồi. 

Vân: Con sờ trán em Vinh thấy bình thường mà. 

Vậy em Vinh có bị sốt không? Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta nên làm thế nào?

Lời giải:

- Vinh có bị sốt. 

- Để biết chính xác Vinh có bị sốt hay không, ta cần đo nhiệt độ của em Vinh.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 31 KHTN 6:

Thực hiện thí nghiệm như mô tả ở thí nghiêm 1 và cho biết cảm nhận của em về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không? Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì?

 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

Lời giải:

- Cảm nhận về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 khác nhau. Ngón tay từ cốc 1 sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ cốc 3 có cảm giác lạnh hơn.

- Từ đó, em rút ra nhận xét: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật. 

Câu hỏi thảo luận 2 trang 31 KHTN 6Để so sánh độ "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng đại lượng nào?

Lời giải:

Để so sánh độ "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng đại lượng là nhiệt độ.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 31 KHTN 6Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết. Nêu những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó.

Lời giải:

 

Nhiệt kế y tế

Nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế rượu

Ưu thế

- Giá thành rẻ. 

- Cấu tạo nhiệt kế thủy ngân khá đơn giản nên dễ thao tác và sử dụng. 

- Cho kết quả có độ chính xác cao. 

- An toàn và phù hợp với mọi đối tượng.

- Có khả năng chống chịu va đập tốt không lo hiện tượng bị vỡ nứt.

- Cho kết quả nhanh, chính xác chỉ sau 5 - 10 giây.

- Đơn giản, dễ sử dụng. – Dễ đo cho trẻ nhỏ.

- Có tiếng báo khi đo xong.

- Vị trí đo đa dạng.

- Có thể đo nhiệt độ thấp.

- Đo nhiệt độ chính xác 

- Ít độc hại và ít nguy hiểm hơn nhiệt kế thủy ngân.

- Thường đo nhiệt độ không khí xung quanh và nhiệt độ nước.

 

Hạn chế

- Thao tác mất thời gian.

- Khó đo cho trẻ nhỏ vì cần phải giữ đủ lâu mới đo nhiệt độ chính xác.

- Vạch hiển thị kết quả thường rất nhỏ, dễ bị nhìn nhầm.

- Có nguy cơ bị vỡ rất cao => gây ngộ độc thủy ngân.

- Phải kẹp vào nách mới đo được.

- Giá thành cao hơn nhiệt kế thủy ngân.

- Độ chính xác của nhiệt kế điện tử thường sai lệch so với nhiệt kế thủy ngân khoảng 0,2 - 0,50 C.

- Phải giữ đúng tư thế và vị trí tiếp xúc chuẩn thì kết quả mới chính xác.

 

- Không thể đo nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của chất lỏng bên trong bóng đèn.

- Kém bền hơn vì rượu bay hơi nhanh.

 

Câu hỏi trang 31 KHTN 6Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật.

Lời giải:

Trong một căn phòng, ta đặt tay trái vào chiếc ghế gỗ, đặt tay phải vào chiếc ghế sắt. Nhận thấy, tay phải cảm giác lạnh hơn tay trái. Mặc dù 2 chiếc ghế cùng đặt trong 1 căn phòng và có nhiệt độ như nhau. 

=> Giác quan của chúng ta đã cảm nhận sai về nhiệt độ của vật.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 6 trang 33

Giải KHTN 6 trang 34

1 310 17/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: