Giải KHTN 6 Bài 23 (Cánh diều): Đa dạng động vật có xương sống

Với giải bài tập KHTN lớp 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 6. 

 

1 1,038 19/10/2024
Tải về


Mục lục Giải KHTN 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Câu hỏi trang 125 sgk Khoa học tự nhiên 6: Quan sát hình 23.1, hãy cho biết mỗi động vật đó thuộc nhóm động vật không xương sống hay có xương sống.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

- Con bọ cạp và con gián là động vật không xương sống

- Con bò và con thỏ là động vật có xương sống

Câu hỏi trang 125 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Nêu điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.

2. Lấy ví dụ về động vật có xương sống mà em biết.

Đáp án:

1. Điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống là:

- Động vật không xương sống không có xương sống

- Động vật có xương sống thì có xương sống

2. Ví dụ về các động vật có xương sống:

- Chim bồ câu

- Cá chép

- Sư tử

- Ếch

- Kì nhông

Câu hỏi trang 126 sgk Khoa học tự nhiên 6: Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết cá và kể tên một số loài cá mà em biết.

Đáp án:

- Đặc điểm nhận biết cá:

+ Sống ở nước

+ Di chuyển nhờ vây

+ Hô hấp bằng mang

+ Đẻ trứng

+ Thụ tinh ngoài

- Ví dụ về cá: cá thu, cá nhám, cá đuối, cá chuồn, cá hồi,…

Câu hỏi trang 126 sgk Khoa học tự nhiên 6: Quan sát mẫu vật thật (cá xương, cá sụn) hoặc lọ ngâm mẫu vật cá, vẽ hình thái ngoài của đại diện quan sát và nêu vai trò của chúng.

Đáp án:

Tên cá

Hình vẽ

Vai trò

Cá mập

Tài liệu VietJack

Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc

Cá vàng

Tài liệu VietJack

Làm cảnh, diệt bọ gậy

Cá chuồn

Tài liệu VietJack

Làm thực phẩm

Câu hỏi trang 126 sgk Khoa học tự nhiên 6: Nêu vai trò của cá và lấy ví dụ các loài cá có ở địa phương tương ứng với từng vai trò (bảng 23.1)

Đáp án:

- Vai trò của cá:

+ Là nguồn thực phẩm cho con người

+ Da cá dùng để đóng giày, làm túi

+ Tiêu diệt bọ gậy, ăn sâu bọ hại lúa

+ Nuôi làm cảnh

+ Tuy nhiên một số loài cá có chứa độc tố và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người

- Ví dụ về cá và vai trò tương ứng:

Vai trò của cá

Tên loài cá

Làm thực phẩm

Cá song

Dọn vệ sinh bể nuôi cá

Cá tỳ bà

Làm cảnh, diệt bọ gậy

Cá vàng

Câu hỏi trang 126 sgk Khoa học tự nhiên 6: Sưu tầm thông tin và hình ảnh các loài cá để xây dựng bộ sưu tập vầ cá.

Đáp án:

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 127 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Giải thích thuật ngữ “lưỡng cư”.

2. Quan sát hình 23.5 nêu đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

1. Thuật ngữ “lưỡng cư” sử dụng để đặt tên cho một nhóm động vật có xương sống có thể sống cả ở cạn và cả ở dưới nước.

2.

- Điểm giống nhau: cả ba hình đều là các đại diện của lớp Lưỡng cư

- Điểm khác nhau:

+ Cá cóc bụng hoa là đại diện của lưỡng cư có đuôi

+ Cóc nhà là đại diện của lưỡng cư không đuôi

+ Ếch giun là đại diện của lưỡng cư không chân

Câu hỏi trang 127 sgk Khoa học tự nhiên 6: Lấy ví dụ về các lưỡng cư được dùng làm thực phẩm và lưỡng cư gây ngộ độc.

Đáp án:

- Lưỡng cư làm thực phẩm:

+ Ếch đồng

+ Ếch trâu

- Lưỡng cư gây ngộ độc:

+ Cóc

+ Ếch phi tiêu

+ Ếch đốm

Câu hỏi trang 127 sgk Khoa học tự nhiên 6: Quan sát mẫu vật (ếch, nhái) hoặc lọ ngâm mẫu vật đại diện lưỡng cư, ghi chép các đặc điểm và nêu vai trò, tác hại của đại diện quan sát được.

Đáp án:

Đại diện

Vai trò

Ếch đồng

- Tiêu diệt côn trùng có hại

- Cung cấp thực phẩm

- Làm vật thí nghiệm

Cá cóc Tam Đảo

- Là loài đặc hữu của Việt Nam

- Tiêu diệt côn trùng gây hại

Nhái bén

- Tiêu diệt côn trùng gây hại

Câu hỏi trang 127 sgk Khoa học tự nhiên 6: Hãy tìm hiểu vì sao cần phải bảo vệ lưỡng cư và gây nuôi những loài lưỡng cư có giá trị kinh tế?

Đáp án:

Cần phải bảo vệ lưỡng cư và gây nuôi những loài lưỡng cư có giá trị kinh tế vì:

- Lưỡng cư góp phần tiêu diệt côn trùng gây hại, giúp ảo vệ mùa màng

- Lưỡng cư cung cấp thực phẩm cho con người

- Lưỡng cư cung cấp nguyên liệu cho ngành dược phẩm

Câu hỏi trang 128 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Nêu những đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Bò sát.

2. Kể tên một số loài bò sát mà em biết và nêu vai trò của chúng.

Đáp án:

1. Đặc điểm của động vật thuộc lớp Bò sát:

- Có da khô, phủ vảy sừng

- Hô hấp bằng phổi

- Đẻ trứng

- Thụ tinh trong

2. Kể tên một số loài bò sát: rùa tai đỏ, thằn thằn bóng, trăn, rắn ráo, cá sấu,…

Câu hỏi trang 128 sgk Khoa học tự nhiên 6: Nêu tên và một số đặc điểm nhận biết của các bò sát trong hình 23.7.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

Hình

Tên động vật

Đặc điểm nhận biết

a

Thằn lằn bóng đuôi dài

Da khô, có vảy sừng, đuôi dài, chân có móng vuốt

b

Trăn

Da khô, có vảy sừng, không có chân

c

Rùa cạn

Da khô, có vảy sừng, có mai, chân có móng vuốt

d

Cá sấu

Da khô, có vảy sừng, mõm dài, nhiều răng sắc nhọn, đuôi dài, khỏe

Câu hỏi trang 128 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Hãy tìm hiểu những đặc điểm phân biệt bò sát với lưỡng cư.

Đáp án:

Bò sát

Lưỡng cư

Da

Da khô, có vảy sừng

Da ẩm ướt

Hô hấp

Hô hấp bằng phổi

Hô hấp bằng da và phổi

Môi trường sống

Ở cạn, nơi khô ráo

Ở ven bờ nước, nơi ẩm ướt

Hình thức thụ tinh

Thụ tinh trong

Thụ tinh ngoài

Câu hỏi trang 128 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Nêu những đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Chim.

2. Kể tên một số loài chim mà em biết.

Đáp án:

1. Đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Chim là:

- Có lông vũ bao khắp cơ thể

- Đi bằng hai chân

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Thụ tinh trong, đẻ trứng

- Đa số các loài chim có khả năng bay lượn

2. Kể tên một số loài chim: chim bồ câu, chim công, chim cánh cụt, đà điểu,…

Câu hỏi trang 129 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Hãy tìm hiểu trong thực tiễn hoặc qua mạng internet,… xem các loài chim như gà, vịt, bồ câu ấp trứng và chăm sóc, bảo vệ con non như thế nào.

Đáp án:

Tên động vật

Tập tính ấp trứng

Tập tính chăm sóc con non

Chủ yếu là gà mái ấp trứng

Gà con mới nở được gà mẹ bảo vệ và giữ ấm cho khi cần

Vịt

Chủ yếu là vịt mái ấp trứng

Vịt không chăm con chu đáo như gà hoặc chim

Chim bồ câu

Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng

Chim non được mớm sữa diều, đến một thời gian sau sẽ được chim bố mẹ mớm sâu và côn trùng

Câu hỏi trang 129 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim và viết lời giới thiệu về bộ sưu tập đó.

Trả lời:

-Giới thiệu:

Chim (danh pháp khoa học: Aves ) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân và đẻ trứng. Trong lớp Chim, có khoảng 10.000 loài còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi. Lớp chim cư trú ở các hệ sinh thái khắp toàn cầu, từ vùng Bắc Cực cho tới châu Nam Cực. Sau đây mời các bạn xem qua Bộ sưu tập hình ảnh những loài chim mà mình đã sưu tập được.

- Bộ sưu tập:

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 129 sgk Khoa học tự nhiên 6: Mèo là động vật thuộc lớp Động vật có vú, em hãy quan sát hình 23.9 và nêu một số đặc điểm của mèo.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

Đặc điểm của mèo:

- Có vú

- Có lông mao bao phủ khắp cơ thể

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

- Có răng và móng vuốt sắc nhọn

Câu hỏi trang 129 sgk Khoa học tự nhiên 6: Dựa vào đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Động vật có vú, hãy lấy ví dụ về một số động vật có vú ở nơi em sống.

Đáp án:

Một số động vật ở nơi em sống là: mèo, chó, chuột lang, con bò, con dê,…

Câu hỏi trang 130 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Quan sát hình 23.11 và mô tả hình thái và cho biết môi trường sống của các động vật trong hình.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

Tên động vật

Hình thái

Môi trường sống

Cá heo

- Là động vật có vú

- Chi trước biến đổi thành vây

- Chi sau biến đổi thành đuôi cá

Dưới biển

Trâu

- Là động vật có vú

- Có móng guốc và sừng

Trên đồng cỏ

Dơi

- Là động vật có vú

- Có lông mao ao phủ cả cơ thể

- Chi trước biến đổi thành cánh da

- Có khả năng bay

Trên cây hoặc trong các hang động

Khỉ

- Là động vật có vú

- Có lông mao bao phủ cả cơ thể

- Có đuôi dài

- Các chi linh hoạt

Trên cây

Câu hỏi trang 130 sgk Khoa học tự nhiên 6: Hãy sưu tầm tranh ảnh về các loài thú quý hiếm và viết khẩu hiệu tuyên truyền để bảo vệ chúng.

Đáp án:

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 130 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Lập bảng về những đặc điểm nhận biết các lớp thuộc động vật có xương sống.

2. Lập bảng về các vai trò và tác hại của động vật có xương sống và lấy các ví dụ minh họa.

Đáp án:

1. Đặc điểm nhận biết các lớp thuộc động vật có xương sống:

Lớp động vật

Đặc điểm nhận biết

Lớp Cá

- Sống ở nước

- Di chuyển nhờ vây

- Hô hấp bằng mang

- Thụ tinh ngoài, đẻ trứng

Lớp Lưỡng cư

- Sống cả trên cạn lẫn dưới nước

- Da trần, luôn ẩm ướt

- Thụ tinh ngoài, đẻ trứng

Lớp Bò sát

- Ở cạn, sống nơi khô ráo

- Da khô, phủ vảy sừng

- Hô hấp bằng phổi

- Thụ tinh trong, đẻ trứng

Lớp Chim

- Có lông vũ bao phủ khắp cơ thể

- Đi bằng hai chân

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Thụ tinh trong, đẻ trứng

Lớp Thú

- Có lông mao bao phủ khắp cơ thể

- Có răng

- Thụ tinh trong

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa

2. Vai trò và tác hại của động vật có xương sống

Vai trò

Ví dụ

Làm thực phẩm

Bò, dê, lợn,…

Cung cấp sức kéo

Trâu, bò, ngựa…

Cung cấp da, lông

Cừu, dê, bò…

Tiêu diệt gặm nhấm có hại

Mèo, rắn, cú mèo,…

Gây hại mùa màng

Chuột đồng, chuột chũi, dơi,…

Gây hại cho đồ dùng trong nhà

Chuột chù, chuột chũi

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

I. Đặc điểm nhận biết động vật có xương sống

- Động vật có xương sống có xương sống chạy dọc lưng.

- Động vật có xương sống gồm các lớp: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Động vật có vú (Thú).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

1. Các lớp Cá

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Cá sống ở nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang

- Cá đẻ trứng

- Cá được chia làm hai lớp:

+ Lớp Cá sụn (bộ xương bằng chất sụn)

+ Lớp Cá xương (bộ xương bằng chất xương)

- Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa

- Da của một số loài cá có thể dùng để đóng giày, làm túi

- Cá ăn bọ gậy và ăn sâu bọ hại lúa

- Cá còn có thể nuôi làm cảnh

- Tuy nhiên, một số loài cá có thể gây ngộ độc chết người nếu ăn phải

2. Lớp Lưỡng cư

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn

- Có da trần, luôn ẩm ướt và dễ thấm nước

- Hô hấp bằng da và phổi

- Đẻ trứng và thụ tinh ở môi trường nước

- Lưỡng cư đa số không đuôi, di chuyển bằng 4 chân, nhưng vẫn có nhóm không chân

- Đa số động vật lưỡng cư có giá trị thực phẩm, có ích trong nông nghiệp

- Một số lưỡng cư có tuyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc

3. Lớp bò sát

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Thích nghi với đời sống trên cạn

- Có da khô, phủ vảy sừng

- Hô hấp bằng phổi

- Đẻ trứng

- Bò sát có giá trị thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ, xuất khẩu…

- Đa số bò sát có ích cho nông nghiệp do chúng tiêu diệt được sâu bọ, động vật có hại

- Một số loài bò sát có độc có thể gây hại cho con người

4. Lớp Chim

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Có lông vũ bao phủ cơ thể

- Đi bằng hai chân

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Đẻ trứng

- Đa số các loài chim có khả năng bay lượn

- Một số loài chim không có khả năng bay nhưng lại chạy nhanh hoặc có khả năng bơi, lặn

- Chim có vai trò thụ phấn cho hoa, phát tán hạt, làm thực phẩm

- Tuy nhiên, chim cũng có thể là tác nhân truyền bệnh, phá hoại mùa màng

5. Lớp Động vật có vú (Thú)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Có lông mao bao phủ khắp cơ thể

- Có răng

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

- Có loài thú đẻ con rồi nuôi con trong túi da ở bụng mẹ; có loài thú đẻ trứng

- Lớp Động vật có vú rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Thú có vai trò quan trọng trong thực tiễn: cung cấp thực phẩm, sức kéo, làm cảnh, làm vật thí nghiệm, tiêu diệt động vật có hại cho nông, lâm nghiệp,…

- Tuy nhiên, một số loài thú là vật trung gian truyền bệnh.

Xem thêm lời giải bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 24: Đa dạng sinh học

Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Bài tập chủ đề 8

Bài 26: Lực và tác dụng của lực

Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

1 1,038 19/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: