Giải KHTN 6 Bài 19 (Cánh diều): Đa dạng thực vật

Với giải bài tập KHTN lớp 6 Bài 19: Đa dạng thực vật sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 6. 

1 1,077 19/10/2024
Tải về


Mục lục Giải KHTN 6 Bài 19: Đa dạng thực vật

Câu hỏi trang 106 sgk Khoa học tự nhiên 6: Kể tên thực vật và chia chúng ra thành các nhóm có đặc điểm giống nhau (ví dụ: cùng ở nước hoặc ở cạn, cùng là cây lấy hoa hoặc cây lấy gỗ,…)

Đáp án:

- Các loại cây: xoài, mít, keo, bạch đàn, hoa hồng, hoa cúc, cải thảo, cải bắp, bèo lục bình, hoa súng

- Phân loại:

Nhóm cây

Tên cây

Cây ở nước

Bèo lục bình, hoa súng

Cây ở cạn

Xoài, mít, keo, bạch đàn, hoa hồng, hoa cúc, cải thảo, cải bắp

Cây ăn quả

Xoài, mít

Cây lấy hoa

Hoa hồng, hoa cúc

Cây lấy lá

Cải thảo, cải bắp

Câu hỏi trang 106 sgk Khoa học tự nhiên 6: Quan sát hình 19.1, nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

Tên nhóm thực vật

Đặc điểm phân chia

Thực vật không có mạch dẫn

Chưa có hệ mạch

Thực vật có mạch dẫn không hạt

Có hệ mạch nhưng chưa xuất hiện hoa và hạt

Thực vật hạt trần

Có hệ mạch, không có hoa và có hạt trần

Thực vật hạt kín

Có hệ mạch, có hoa và có hạt kín

Câu hỏi trang 107 sgk Khoa học tự nhiên 6: Quan sát hình 19.2 và cho biết những đặc điểm giúp em nhận biết cây rêu.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

Đặc điểm nhận biết cây rêu:

- Thường sống ở nơi ẩm ướt, bám trên thân các cây gỗ, trên đá.

- Có lá và túi bào tử

- Có rễ giả

Câu hỏi trang 107 sgk Khoa học tự nhiên 6: Quan sát hình 19.3 và nêu đặc điểm của cây dương xỉ.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

Đặc điểm của cây dương xỉ:

- Sống ở nơi có khí hậu nóng ẩm

- Có lá, thân, rễ thật

- Chưa có hoa và hạt

- Sinh sản bằng bào tử nằm trong ổ túi bào tử ở mặt dưới lá

Câu hỏi trang 108 sgk Khoa học tự nhiên 6: Nêu đặc điểm giúp em phân biệt cây rêu và cây dương xỉ.

Đáp án:

Đặc điểm phân biệt cây rêu và cây dương xỉ là:

- Rêu chưa có hệ mạch dẫn, có rễ giả

- Dương xỉ có hệ mạch dẫn, có rễ thật

Câu hỏi trang 108 sgk Khoa học tự nhiên 6: Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết cây thông.

Đáp án:

Đặc điểm nhận biết cây thông:

- Phần lớn có lá hình kim

- Có mạch dẫn, có hạt, không có hoa

- Các hạt nằm trên những lá noãn xếp liền nhau thành nón

- Có hai loại nón là nón đực và nón cái

Câu hỏi trang 110 sgk Khoa học tự nhiên 6: Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết được cây hạt kín và cho biết môi trường sống của chúng.

Đáp án:

- Đặc điểm nhận biết cây hạt kín:

+ Có hạt nằm trong quả

+ Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đầy đủ (có rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt)

- Môi trường sống:

+ Thực vật hạt kín mọc khắp nói, cả ở trên cạn và dưới nước, ở trên vùng núi cao hoặc nơi có tuyết bao phủ.

u hỏi trang 110 sgk Khoa học tự nhiên 6: Kể tên thực vật có ở môi trường xung quanh em và cho biết chúng thuộc nhóm nào trong số những nhóm thực vật đã học.

Đáp án:

- Một số thực vật quanh em: cây bàng, cây hoa hồng, cây thông, rêu, cây chanh, cây đào, cây rau bợ…

- Phân loại:

Nhóm thực vật

Tên cây

Thực vật chưa có hệ mạch

Rêu

Thực vật có hệ mạch không có hạt

Rau bợ

Thực vật hạt trần

Cây thông

Thực vật hạt kín

Cây bàng, hoa hồng, cây canh, cây đào

Câu hỏi trang 110 sgk Khoa học tự nhiên 6: Nêu sự giống và khác nhau giữa thực vật hạt trần với thực vật hạt kín theo gợi ý trong bảng 19.1.

Đáp án:

Đặc điểm

Thực vật hạt trần

Thực vật hạt kín

Cơ quan sinh dưỡng

Rễ

Rễ thật

Rễ thật

Thân

Thân có hệ mạch dẫn

Thân có hệ mạch dẫn

Chủ yếu lá lá kim

Hình dạng lá đa dạng

Cơ quan sinh sản

Nón

Có nón

Không có nón

Hoa

Không có hoa

Có hoa

Quả

Không có quả

Có quả

Hạt

Hạt trần

Hạt kín

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật

I. Các nhóm thực vật

- Thực vật được phân chia thành các nhóm là: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

II. Thực vật không có mạch dẫn (Rêu)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Rêu là những thực vật nhỏ bé, mọc thành từng đám.

- Rêu không có mạch dẫn, sống ở những nơi ẩm ướt.

III. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt (Dương xỉ)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Dương xỉ phân bố ở nơi đất ẩm, dưới tán rừng hoặc ven đường đi…

- Đa số dương xỉ sống trên cạn nhưng cũng có loài sống dưới nước.

- Môi trường sống chủ yếu của dương xỉ là nơi có khí hậu nóng ẩm.

IV. Thực vật có mạch dẫn, có hạt, không có hoa (hạt trần)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Hạt trần là nhóm thực vật có mạch dẫn, có hạt không được bao kín trong quả và không có hoa.

- Các hạt nằm trên những lá noãn xếp liền nhau thành nón.

- Có hai loại nón: nón đực có kích thước nhỏ và nón cái lớn hơn.

- Cơ quan sinh dưỡng có cả rễ, thân và lá phát triển.

- Phần lớn các cây hạt trần có lá hình kim.

V. Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (hạt kín)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Hạt kín là nhóm thực vật có mạch dẫn, có hạt nằm trong quả và có hoa.

- Cơ quan sinh dưỡng có đủ cả rễ, thân, lá phát triển với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.

- Thực vật hạt kín rất đa dạng về số loài và số cá thể của loài, kích thước cây và môi trường sống.

Xem thêm lời giải bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật

Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Bài 24: Đa dạng sinh học

1 1,077 19/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: