Giải KHTN 6 Bài 33 (Cánh diều): Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Với giải bài tập KHTN lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 6. 

1 765 21/10/2024
Tải về


Mục lục Giải KHTN 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Video giải KHTN 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Câu hỏi trang 165 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Nếu quan sát bầu trời trong một ngày đêm, ta sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía đông vào buổi sáng, lên cao dần cho đến trưa rồi xuống thấp dần và lặn ở phía tây. Khi ánh sáng mặt trời giảm dần thì trời tối hơn, ta có thể nhìn thấy các ngôi sao trên bầu trời.

Mặt Trời có thực sự di chuyển trên bầu trời như mỗi ngày ta vẫn thấy không?

Trả lời:

Mặt Trời không di chuyển trên bầu trời như mỗi ngày ta vẫn thấy mà do Trái Đất tự quay quanh trục của nó (từ Tây sang Đông).

Câu hỏi trang 165 sgk Khoa học tự nhiên 6: Em hãy vẽ đường cong di chuyển của Mặt Trời trong một ngày vào vở với phía đông và phía tây như hình vẽ.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 165 sgk Khoa học tự nhiên 6: Hãy sắp xếp các từ hay cụm từ cho trong khung dưới đây thành câu để mô tả chuyển động hằng ngày của Trái Đất?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Trái Đất quay một vòng xung quanh trục theo chiều từ phía tây sang phía đông hết một ngày đêm.

Câu hỏi trang 166 sgk Khoa học tự nhiên 6: Vào một ngày có nắng, em hãy so sánh độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ?

Trả lời:

- Sau khi quan sát ta thấy, độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ dài hơn lúc 9 giờ và dài hơn lúc 10 giờ.

- Vì càng tới gần trưa, Mặt Trời lên thiên đỉnh, ánh nắng sẽ chiếu vuông góc hơn với que thẳng, ta thu được bóng của que càng ngắn hơn.

Bài giảng bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

1. Trái Đất quay quanh trục

- Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Cánh diều

2. Sự mọc và lặn của Mặt Trời

Do Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Cánh diều

Hiện tượng ngày và đêm

Xem thêm lời giải bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Bài tập chủ đề 9 và 10

Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Bài 35: Hệ mặt trời và ngân hà

Bài tập chủ đề 11

1 765 21/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: