Giải KHTN 6 Bài 30 (Cánh diều): Các dạng năng lượng

Với giải bài tập KHTN lớp 6 Bài 30: Các dạng năng lượng sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 6. 

1 1,073 21/10/2024
Tải về


Mục lục Giải KHTN 6 Bài 30: Các dạng năng lượng

Video giải KHTN 6 Bài 30: Các dạng năng lượng

Câu hỏi trang 153 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Năng lượng có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta và ngay cả trong cơ thể mỗi người. Em có biết rằng, trong sản xuất và đời sống, chúng ta dùng nhiều dạng năng lượng khác nhau không?

Trả lời:

Trong sản xuất và đời sống, chúng ta dùng nhiều dạng năng lượng khác nhau như: năng lượng điện, năng lượng ánh sáng, năng lượng nhiệt, cơ năng…

Câu hỏi trang 153 sgk Khoa học tự nhiên 6: Trong nhà em thường sử dụng những dạng năng lượng nào dưới đây?

Trả lời:

Trong nhà em thường sử dụng những dạng năng lượng: năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh, năng lượng hóa học.

- Năng lượng điện: điện sử dụng trong các thiết bị như quạt, nồi cơm điện, tủ lạnh,…

- Năng lượng nhiệt: lửa từ bếp ga, lò sưởi…

- Năng lượng ánh sáng: ánh sáng từ bóng đèn, từ ngọn lửa…

- Năng lượng âm thanh: tiếng đàn, tiếng hát, loa…

- Năng lượng hóa học: năng lượng lưu trữ trong lượng thực - thực phẩm, trong pin con thỏ….

Câu hỏi trang 155 sgk Khoa học tự nhiên 6: Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động hoặc nhóm năng lượng lưu trữ: động năng của vật; năng lượng của thức ăn; năng lượng của gió đang thổi; năng lượng của xăng dầu; năng lượng khi cánh cung bị uốn cong; năng lượng của dòng nước chảy.

Trả lời:

Năng lượng gắn với chuyển động

Năng lượng lưu trữ

Động năng của vật

Năng lượng của thức ăn

Năng lượng của gió đang thổi

Năng lượng của xăng dầu

Năng lượng của dòng nước chảy

Năng lượng khi cánh cung bị uốn cong

Câu hỏi trang 155 sgk Khoa học tự nhiên 6: Hãy kể tên một số dạng năng lượng có liên quan đến chuyển động của chiếc thuyền buồm (hình 30.1)

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Một số năng lượng có liên quan đến chuyển động của chiếc thuyền buồm:

- Năng lượng của gió đang thổi

- Năng lượng của dòng nước chảy

- Động năng của con thuyền

- Năng lượng âm thanh của tiếng buồm phát ra khi gió thổi.

Câu hỏi trang 156 sgk Khoa học tự nhiên 6: Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình nào lớn hơn: hình 30.2a hay hình 30.2c?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 30.2a lớn hơn hình 30.2 c vì vật M ở hình 30.2a ở độ cao lớn hơn vật M ở hình 30.2 c.

Câu hỏi trang 156 sgk Khoa học tự nhiên 6: Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình nào: hình 30.2b hay hình 30.2d?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình 30.2b vì chiều dài của lò xo ở hình b ngắn hơn chiều dài ở hình d.

Câu hỏi trang 157 sgk Khoa học tự nhiên 6: Hãy lấy ví dụ về năng lượng và tác dụng lực?

Trả lời:

- Xe đi với tốc độ càng lớn thì động năng của xe càng lớn khi va chạm vào các xe khác có thể gây ra lực lớn làm thiệt hại về người và tài sản.

Tài liệu VietJack

- Một vật rơi từ trên cao, khi độ cao càng lớn thì vật rơi tác dụng xuống mặt đất một lực càng mạnh, lực đó làm hỏng vật, hỏng bề mặt sàn .

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 157 sgk Khoa học tự nhiên 6: Em nghĩ như thế nào về mối liên hệ giữa năng lượng mà một người hấp thụ với khả năng tác dụng lực của người đó?

Trả lời

Mối liên hệ giữa năng lượng mà một người hấp thụ với khả năng tác dụng lực của người đó theo tỉ lệ thuận: Khi năng lượng mà một người hấp thụ nhiều thì khả năng tác dụng lực của người đó cũng tăng lên.

Bài giảng bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng

1. Một số dạng năng lượng

- Động năng: Một vật chuyển động sẽ có động năng. Vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn và ngược lại.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

- Năng lượng điện: Các nhà máy điện, pin,… cung cấp năng lượng điện. Năng lượng điện được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

- Năng lượng nhiệt: Các vật nóng như Mặt Trời, ngọn lửa, … đều có năng lượng nhiệt. Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

- Năng lượng ánh sáng: Ánh sáng từ Mặt Trời, từ bóng đèn, từ ngọn lửa, … mang năng lượng ánh sáng. Nhờ năng lượng này mà con người cảm nhận được ánh sáng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

- Năng lượng âm thanh: Tiếng trống, tiếng đàn, tiếng hát, … mang năng lượng. Năng lượng này giúp con người nghe được âm thanh.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

- Thế năng hấp dẫn: Người ở trên cầu trượt, cuốn sách ở trên giá sách, quả táo ở trên cành,… có năng lượng hấp dẫn được gọi là thế năng hấp dẫn. Vật ở càng cao so với mặt đất thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

- Thế năng đàn hồi: Những vật như lò xo, dây cao su, đệm hơi, cánh cung,… khi bị biến dạng sẽ có thế năng đàn hồi. Những vật đó biến dạng càng nhiều thì có thế năng đàn hồi càng lớn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

- Năng lượng hóa học: Năng lượng lưu trữ trong lương thực – thực phẩm, trong pin, trong nhiên liệu, … được gọi là năng lượng hóa học. Năng lượng trong lương thực – thực phẩm giúp con người sinh sống, phát triển; năng lượng trong nhiên liệu giúp máy móc hoạt động.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

- Năng lượng hạt nhân: Tàu ngầm nguyên tử, Mặt Trời và các ngôi sao,… hoạt động nhờ năng lượng hạt nhân. Đó là năng lượng lưu trữ trong tâm của nguyên tử.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

2. Năng lượng và khả năng tác dụng lực

- Một vật có năng lượng thì có khả năng tác dụng lực lên vật khác. Không có năng lượng thì không thể làm bất cứ công việc gì. Để tác dụng dù một lực nhỏ nhất cũng cần phải có năng lượng.

- Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực

Ví dụ 1: Vật M rơi làm lò xo bị nén.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

Ví dụ 2: Gió mạnh có thể gây tác hại đến sản xuất và đời sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng | Cánh diều

Xem thêm lời giải bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Bài tập chủ đề 9 và 10

Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

1 1,073 21/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: