Giải KHTN 6 Bài 31 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng
Với giải bài tập KHTN lớp 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 6.
Mục lục Giải KHTN 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng
Video giải KHTN 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng
Câu hỏi trang 158 sgk Khoa học tự nhiên 6:
Tìm từ thích hợp với chỗ (?) ở câu b theo mẫu ở câu a dưới đây.
a. Năng lượng của nhiên liệu trong ô tô chuyển thành động năng của ô tô đang chuyển động.
b. Năng lượng điện chuyển thành năng lượng (?) phát ra từ đèn điện.
Trả lời:
Năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng phát ra từ đèn điện.
Trả lời:
khi xoa hai lòng bàn tay với nhau, sau đó áp lòng bàn tay vào má, ta thấy ấm hơn ở đây đã có sự chuyển dạng năng lượng từ động năng hoặc cơ năng sang nhiệt năng. Dạng năng lượng truyền từ hai tay lên má là năng lượng nhiệt (nhiệt năng).
Trả lời:
Khi sử dụng bếp gas để nấu ăn:
- Năng lượng có ích: năng lượng của khí gas khi đốt cháy sinh ra năng lượng nhiệt để nấu chín thức ăn.
- Năng lượng hao phí:
+ Năng lượng nhiệt để làm nóng nồi, xoong.
+ Năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường bên ngoài.
Câu hỏi trang 159 sgk Khoa học tự nhiên 6:
Trong các hành động sau, hành động nào gây lãng phí năng lượng, hành động nào thể hiện việc tiết kiệm năng lượng?
- Tắt các thiết bị điện trong lớp học khi ra về.
- Đặt điều hòa không khí ở mức dưới 250C vào những ngày mùa hè nóng nực.
- Bật tất cả bóng điện ở hành lang lớp học trong các giờ học.
Trả lời:
- Hành động gây lãng phí năng lượng:
+ Bật tất cả bóng điện ở hành lang lớp học trong các giờ học.
+ Đặt điều hòa không khí ở mức dưới 250C vào những ngày mùa hè nóng nực.
- Hành động thể hiện việc tiết kiệm năng lượng:
+ Tắt các thiết bị điện trong lớp học khi ra về.
Câu hỏi trang 160 sgk Khoa học tự nhiên 6:
Từ hay cụm từ nào sau đây: năng lượng hóa học; động năng; năng lượng nhiệt; năng lượng điện thích hợp với vị trí có dấu (?) trong mỗi hình dưới đây?
Trả lời:
a. Năng lượng của thức ăn chuyển thành động năng của người đạp xe
b. Năng lượng điện chuyển thành năng lượng có ích là động năng của cánh quạt và năng lượng hao phí là năng lượng nhiệt khi sử dụng quạt điện.
c. Năng lượng gió chuyển thành năng lượng có ích là năng lượng điện trong quá trình sản xuất điện.
Trả lời:
Biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng điện khi dùng các thiết bị:
- Đèn điện:
+ Tắt đèn khi không sử dụng.
+ Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.
- Tivi:
+ Tắt hẳn tivi sau khi xem.
+ Xem tivi cùng nhau và xem ít đi.
+ Vệ sinh tivi thường xuyên.
+ Giảm độ sáng của màn hình.
- Điều hòa không khí:
+ Bảo dường điều hòa theo định kì
+ Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ từ 25CC – 270C.
+ Tắt điều hòa khi không sử dụng.
+ Không dùng điều hòa 24/24.
+ Đảm bảo không gian giữ nhiệt tốt.
- Bếp điện/ bếp từ/ lò vi sóng:
+ Tắt bếp khi không sử dụng.
+ Vệ sinh bếp thường xuyên.
+ Sử dụng đúng chức năng khi nấu.
+ Không nên nấu ở nhiệt độ cao quá lâu.
Câu hỏi trang 161 sgk Khoa học tự nhiên 6: Em hãy lấy ví dụ để minh họa sự bảo toàn năng lượng?
Trả lời:
- Khi bật quạt, năng lượng điện chuyển thành cơ năng và năng lượng nhiệt. Trong đó cơ năng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Tổng cơ năng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.
- Khi đun thức ăn bằng bếp từ, năng lượng điện chuyển thành năng lượng nhiệt. Trong đó, có phần năng lượng nhiệt có ích để nấu chín thức ăn, có phần năng lượng nhiệt hao phí để làm nóng nồi/xoong và năng lượng nhiệt tỏa ra bên ngoài. Tổng năng lượng nhiệt có ích và năng lượng nhiệt hao phí bằng năng lượng điện.
Bài giảng bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng
1. Sự chuyển hóa năng lượng
Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.
Ví dụ:
2. Năng lượng hao phí
- Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí.
- Trong nhiều trường hợp, năng lượng hao phí có thể gây ra tác hại cho chúng ta. Do đó, trong các hoạt động, chúng ta cần tìm cách giảm phần năng lượng hao phí.
Ví dụ:
Quạt điện đang chạy: năng lượng điện được chuyển hóa thành cơ năng, quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm. Năng lượng có ích là cơ năng, năng lượng hao phí là quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm.
3. Tiết kiệm năng lượng
- Càng ngày chúng ta càng sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, những nhiên liệu chủ yếu như dầu hỏa, khí đốt, than đá đang hết dần. Trong khi đó, việc khai thác các năng lượng khác chưa thể bù đắp được phần năng lượng thiếu hụt. Chính vì thế, việc sử dụng tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết.
- Biện pháp:
+ Trong khoa học và sản xuất, con người ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.
+ Ở mỗi gia đình, để thực hiện tiết kiệm năng lượng chúng ta cần tắt các thiết bị điện khi không dùng và sử dụng thiết bị điện có nhãn mác chứng nhận tiết kiệm năng lượng của Bộ công thương.
Ví dụ:
4. Bảo toàn năng lượng
Năng lượng không tự sinh ra, không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Ví dụ: Khi bật đèn điện, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Trong đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Người ta đã chứng minh tổng năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.
Xem thêm lời giải bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo
Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 6 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 6 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Cánh diều
- Giải sbt Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án