Giải KHTN 6 Bài 34 ̣(Cánh diều): Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Với giải bài tập KHTN lớp 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 6. 

1 719 21/10/2024
Tải về


Mục lục Giải KHTN 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Video giải KHTN 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Câu hỏi trang 166 sgk Khoa học tự nhiên 6: Một bạn học sinh nói: “Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời, còn ban đêm chúng ta thấy Mặt Trăng”. Bạn ấy nói đúng không? Vì sao?

Trả lời:

Bạn học sinh đó trả lời chưa đúng, vì ban ngày vẫn có Mặt Trăng.

+ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phản chiếu xuống Trái Đất.

+ Do ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất.

Câu hỏi trang 168 sgk Khoa học tự nhiên 6: Có mấy tuần giữa ngày trăng tròn này và ngày trăng tròn tiếp theo?

Trả lời:

Từ ngày trăng tròn này đến ngày trăng tròn tiếp theo là 4 tuần.

Câu hỏi trang 169 sgk Khoa học tự nhiên 6: Hãy vẽ sơ đồ các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi chúng ta nhìn thấy một nửa Mặt Trăng?

Trả lời:

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 169 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Trong chơi thể hiện sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng.

Một người đứng yên tượng trưng cho Mặt Trời. Người kia cầm một quả bóng tròn nửa đen, nửa trắng tượng trưng cho Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng như hình 34.5 và đi xung quanh người đứng yên.

Trong quá trình thể hiện Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, phải giữ phần trắng của quả bóng luôn hướng về đâu?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Trong quá trình thể hiện Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, phải giữ phần trắng của quả bóng luôn hướng về phía Mặt Trời

Tài liệu VietJack

Bài giảng bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

1. Mặt Trăng có hình dạng nhìn thấy như thế nào?

- Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời. Có những ngày, ta thấy Mặt Trăng tròn, nhưng cũng có ngày ta lại dường như không thấy Mặt Trăng.

- Từ ngày không trăng đến ngày trăng tròn là khoảng hai tuần. Sau hai tuần tiếp theo, lại đến ngày không trăng. Như vậy, từ ngày không trăng qua ngày trăng tròn, đến ngày không trăng tiếp theo hết khoảng một tháng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng | Cánh diều

2. Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết khoảng một tháng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng | Cánh diều

- Như ở hình trên, phần Mặt Trăng đối diện với Mặt Trời luôn được chiếu sáng. Tuy nhiên, hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi theo ngày vì ở các ngày khác nhau, từ Trái Đất chúng ta nhìn nó với các góc khác nhau.

+ Khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía Trái Đất cho nên chúng ta không thấy Mặt Trăng. Đó là ngày không trăng (vị trí 1 như hình 34.4).

+ Khi Mặt trăng ở phía ngược lại với Mặt Trời, nửa được Mặt Trời chiếu sáng của nó quay về phía Trái Đất. Chúng ta thấy Mặt Trăng tròn (vị trí 3 như hình 34.4).

Xem thêm lời giải bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Bài tập chủ đề 9 và 10

Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Bài 35: Hệ mặt trời và ngân hà

Bài tập chủ đề 11

1 719 21/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: