Giải KHTN 6 Bài 25 ( Cánh diều): Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Với giải bài tập KHTN lớp 6 Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 6. 

1 1,775 19/10/2024
Tải về


Mục lục Giải KHTN 6 Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Câu hỏi trang 134 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Quan sát hình 25.1 và cho biết cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì khi đi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

2. Nêu cách sử dụng các dụng cụ quan sát trong hình 25.1.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

1, Dụng cụ, thiết bị cần chuẩn bị:

- Kính lúp

- Máy ảnh

- Găng tay

- Sổ và bút

- Phanh

- Vợt

- Hộp nuôi sâu bọ

Bể kính/hộp dựng mẫu sống

2. Cách sử dụng các dụng cụ:

Tên dụng cụ

Cách sử dụng

Kính lúp cầm tay

Dùng để quan sát các sinh vật nhỏ bé

Máy ảnh

Dùng để chụp các mẫu thực vật, động vật

Găng tay

Dùng để bảo vệ tay khi cần lấy mẫu

Sổ và bút

Dùng để ghi chép những điều cần lưu ý

Phanh

Dùng để gắp/kẹp mẫu

Vợt bắt sâu bọ

Dùng để bắt sâu bọ

Hộp nuôi sâu bọ

Dùng để nuôi sâu bọ

Bể kính/hộp đựng

Dùng để chứa mẫu sống

Câu hỏi trang 134 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, em cần chú ý điều gì để giữ an toàn cho bản thân và người khác?

2. Dựa vào phiếu nhiệm vụ sau đây, hãy cho biết em cần làm gì và ghi chép những thông tin gì khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

1. Điều cần chú ý khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên:

- Cần tuân thủ theo hướng dẫn của giáo viên phụ trách

- Không tự ý tách nhóm

- Không sử dụng dụng cụ thực hành vào mục đích khác

2.

- Những điều cần làm:

+ Quan sát các sinh vật

+ Chụp ảnh các sinh vật

+ Thu mẫu một số động vật

+ Hoàn thành phiếu quan sát

- Những điều cần ghi chép:

+ Tên các loài thực vật, động vật đã quan sát

+ Địa điểm quan sát được các sinh vật

+ Môi trường sống của các sinh vật

+ Nhóm phân loại của các sinh vật

+ Vai trò của các loài sinh vật đó

+ Một số điều cần lưu ý (nếu có)

Câu hỏi trang 136 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Tài liệu VietJack

Đáp án:

Mẫu báo cáo thực hành:

Họ và tên: Nguyễn Văn X

Lớp: 6A1

Địa điểm tìm hiểu sinh vật: Công viên Thống Nhất

Nội dung tìm hiểu: Sự đa dạng các loài thực vật có trong công viên Thống Nhất

Kết quả tìm hiểu:

Phiếu quan sát thực vật

TT

Tên cây

Nơi quan sát được

Môi trường sống

Nhóm thực vật

Vai trò của cây

Ghi chú

1

Cây đa

Công viên Thống Nhất

Trên cạn

Hạt kín

- Cho bóng mát

- Là nơi cư trú của nhiều sinh vật

- Lọc bớt CO2 và bụi trong không khí

2

Cây phượng

Trên cạn

Hạt kín

3

Cây xà cừ

Trên cạn

Hạt kín

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

I. Chuẩn bị đi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

1. Dụng cụ, thiết bị

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên | Cánh diều

2. Một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Phương pháp quan sát

- Quan sát một số thực vật, động vật lớn hơn bằng mắt thường

- Quan sát thực vật nhỏ, động vật nhỏ bằng kính lúp hoặc sử dụng ống nhòm để quan sát động vật trên cây

- Sử dụng máy ảnh hoặc điện thoại để chụp ảnh các thực vật, động vật quan sát được

- Ghi chép các thông tin quan sát được vào phiếu quan sát

Phương pháp thu mẫu động vật

- Nguyên tắc thu mẫu

+ Thu mẫu cần ghi chép nơi thu mẫu

+ Thu mẫu, quan sát xong rồi thả lại môi trường

- Phương pháp thu mẫu

+ Động vật thủy sinh: dùng vợt thủy sinh, đưa vào bể kính hoặc hộp chứa mẫu sống

+ Động vật trên đất hoặc trên cây: sử dụng vợt bắt côn trùng để bắt bướm hoặc côn trùng cho vào hộp đựng sâu bọ

+ Các động vật có xương sống ở nước (cá) và các nhóm thân mềm cho vào hộp chứa mẫu sống

II. Thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

- Quan sát thực vật, động vật nơi em đến

- Thu một số mẫu động vật để quan sát, sau đó thả về môi trường

- Ghi chép và thực hiện phiếu nhiệm vụ

III. Thu hoạch

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu

Xem thêm lời giải bài tập KHTN lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập chủ đề 8

Bài 26: Lực và tác dụng của lực

Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Bài 28: Lực ma sát

Bài 29: Lực hấp dẫn

1 1,775 19/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: