Đề cương ôn tập Sinh học 10 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Sinh học 10 Giữa học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Sinh học 10 Giữa kì 2.

1 222 27/09/2024


Đề cương ôn tập Sinh học 10 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

A. Ôn tập lí thuyết

Câu I. Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng

1. Kể tên một số dạng năng lượng tồn tại trong tế bào sinh vật. Nêu cấu tạo và chức năng của ATP. Vì sao nói ATP là “đồng tiền” năng lượng của tế bào?

2. Cho biết enzyme là gì, nêu cấu trúc, cơ chế tác động và vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Cho biết hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào và chúng có tác động như thế nào đến hoạt tính của enzyme?

3. Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của enzyme bằng những yếu tố nào? Giải thích.

4. Giải thích vì sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzyme thì hoạt tính của enzyme bị giảm, thậm chí là mất hẳn hoạt tính.

Câu II. Phân giải và tổng hợp các chất

1. Nêu khái niệm phân giải các chất trong tế bào? Phân giải hiếu khí trong tế bào gồm những giai đoạn chính nào? Đặc trưng của mỗi giai đoạn này là gì?

2. Trình bày các giai đoạn của quá trình lên men. Nêu sự khác nhau giữa lên men rượu và lên men lactate.

3. So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men. Giải thích sự khác biệt này.

4. Nêu khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. So sánh quá trình quang hợp, hoá tổng hợp và quang khử . Hoá tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn có gì khác so với quang hợp ở thực vật?

5. Cho biết vai trò của quang hợp trong tổng hợp các chất và dự trữ năng lượng. Quá trình tổng hợp và phân giải có mối quan hệ với nhau như thế nào?

6. Trình bày diễn biến chính của các giai đoạn: Đường phân, chu trình Krebs, chuỗi truyền electron(về nơi diễn ra, nhu cầu oxi,nguyên liệu, sản phẩm).

7. Phân biệt quang hợp và hô hấp.

8. Ở người, hiện tượng đau mỏi cơ khi vận động nhiều là do lượng lactic acid được sản sinh và tích luỹ quá nhiều đã gây độc cho cơ. Dựa vào hiểu biết về quá trình lên men, hãy giải thích cơ chế gây ra hiện tượng này và cách phòng tránh.

Câu III. Chu kì tế bào và nguyên phân

1. Chu kì tế bào là gì? Mô tả các sự kiện chính của chu kì tế bào.

2. Điểm kiểm soát chu kì tế bào là gì? Giải thích vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào. Trình bày được mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào. Tại sao tế bào lại cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào?

3. Trình bày diễn biến của các kì nguyên phân. Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân.

4. Ung thư là gì? Nêu nguyên nhân, cơ chế phát sinh, biện pháp phòng tránh ung thư. Phân biệt u lành tính với u ác tính. Kể tên những loại ung thư phổ biến nhất ở người Việt Nam.

5. Nếu tế bào đang phân chia được xử lí bởi hoá chất colchicine có chức năng ức chế sự hình thành vi ống trong hệ thống thoi phân bào thì hậu quả sẽ như thế nào?

6. Không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc lá của những người hút thuốc xung quanh liệu chúng ta có nguy cơ bị bệnh ung thư không? Nếu có thì khả năng bị bệnh ung thư gì là cao nhất?

Câu IV. Giảm phân

1. Trình bày diễn biến quá trình giảm phân. Nêu ý nghĩa của giảm phân.

2. Nêu điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên nhân và giảm phân.

3. Hãy xếp các ảnh chụp các giai đoạn của giảm phân dưới kính hiển vi (phần vận dụng sgk trang 107) theo đúng trình tự các kì của quá trình giảm phân.()

4. Nhà Nam có một cây cam cho quả rất ngon và sai quả. Nếu muốn nhân rộng giống cam của mình, bạn sẽ chọn phương pháp chiết cành hay chọn nhân giống bằng hạt lấy từ quả của cây cam này? Hãy giải thích sự lựa chọn của bạn./.

B. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trong các dạng năng lượng sau đây, có bao nhiêu dạng năng lượng tồn tại trong tế bào?

(1) Hóa năng

(2) Nhiệt năng

(3) Điện năng

(4) Cơ năng

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2: Trong tế bào, dạng năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học được gọi là

A. hóa năng.

B. cơ năng.

C. điện năng.

D. nhiệt năng.

Câu 3: Dạng năng lượng được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào là

A. hóa năng.

B. nhiệt năng.

C. điện năng.

D. cơ năng.

Câu 4: Sự chuyển hóa năng lượng là

A. sự tạo thành năng lượng ATP cung cấp cho tế bào.

B. sự tạo thành nhiệt duy trì nhiệt độ cơ thể.

C. sự hao phí năng lượng trong quá trình sống của tế bào.

D. sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

Câu 5: Sự chuyển hóa năng lượng xảy ra trong quá trình quang hợp là

A. hóa năng thành quang năng.

B. quang năng thành hóa năng.

C. hóa năng thành điện năng.

D. điện năng thành hóa năng.

Câu 6: Quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hóa học được gọi là

A. quá trình tổng hợp.

B. quá trình phân giải.

C. quá trình tự dưỡng.

D. quá trình dị dưỡng.

Đáp án đúng là: B

Phân giải là quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hóa học.

Câu 7: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình phân giải các chất?

A. Quá trình biến đổi từ tinh bột thành glucose.

B. Quá trình biến đổi từ protein thành các chuỗi peptide ngắn.

C. Quá trình biến đổi từ CO2 và nước thành các chất hữu cơ.

D. Quá trình biến đổi từ lipid thành glycerol và acid béo.

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Quá trình biến đổi từ CO2 và nước thành các chất hữu cơ là quá trình tổng hợp.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về quá trình phân giải các chất?

A. Có sự biến đổi từ chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

B. Có sự tích lũy năng lượng trong các sản phẩm được tạo thành.

C. Có sự bẻ gãy các liên kết hóa học của các chất tham gia.

D. Có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

Đáp án đúng là: B

Quá trình phân giải các chất là quá trình giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

Câu 9: Cho các đặc điểm sau đây:

(1) Có sự tham gia của oxygen.

(2) Có sự giải phóng năng lượng ATP từng phần.

(3) Có bản chất là một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử.

(4) Sản phẩm cuối cùng là các chất hữu cơ: rượu, giấm,…

Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm đúng khi nói về quá trình phân giải hiếu khí là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C.

Có 3 đặc điểm đúng là: (1), (2), (3).

(3) Sai. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải hiếu khí là CO2 và nước.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất?

A. Người đang ngủ.

B. Người đang đi bộ.

C. Người đang chạy.

D. Người đang ngồi nghỉ ngơi.

Đáp án đúng là: C

Cơ thể càng tiêu thụ nhiều năng lượng thì tốc độ phân giải hiếu khí càng mạnh → Trong các trường hợp trên, người đang chạy bộ có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất.

Câu 11: Sản phẩm tạo thành của giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs gồm

A. 6 phân tử CO2, 2 phân tử ATP, 8 phân tử NADH, 2 phân tử FADH2.

B. 2 phân tử CO2, 2 phân tử ATP, 3 phân tử NADH, 2 phân tử FADH2.

C. 4 phân tử CO2, 2 phân tử ATP, 6 phân tử NADH, 2 phân tử FADH2.

D. 4 phân tử CO2, 1 phân tử ATP, 6 phân tử NADH, 1 phân tử FADH2.

Đáp án đúng là: A

Sản phẩm tạo thành của giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs gồm 6 phân tử CO2, 2 phân tử ATP, 8 phân tử NADH, 2 phân tử FADH2.

Câu 12: Cho các trường hợp sau đây:

(1) Một phân tử truyền tin bị sai hỏng.

(2) Thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu.

(3) Thụ thể tiếp nhận phân tử tín hiệu mạnh mẽ.

Trong các trường hợp trên, số trường hợp chắc chắn không xảy ra sự đáp ứng tế bào là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Đáp án đúng là: B

Chỉ có trường hợp (2) khi thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu thì không thể xảy ra đáp ứng tế bào. Còn trường hợp bị sai hỏng một phân tử truyền tin thì tế bào có thể sử dụng các phân tử truyền tin khác.

Câu 13: Trong quá trình truyền tin, sự đáp ứng tế bào có thể diễn ra

A. chỉ ở trong nhân.

B. ở trong nhân hoặc trên màng tế bào.

C. ở trong nhân hoặc trong tế bào chất.

D. ở trong tế bào chất hoặc trên màng tế bào.

Đáp án đúng là: C

Trong quá trình truyền tin, sự đáp ứng tế bào có thể diễn ra ở trong nhân hoặc trong tế bào chất.

Câu 14: Thụ thể của hormone testosterone sẽ

A. nằm trên màng tế bào.

B. nằm bên trong tế bào chất.

C. nằm bên trong tế bào chất hoặc trong nhân.

D. nẳm trên màng tế bào hoặc bên trong tế bào chất.

Đáp án đúng là: C

Hormone testosterone có bản chất là steroid → Thụ thể của hormone testosterone sẽ nằm bên trong tế bào chất hoặc trong nhân.

Câu 15: Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định vì

A. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng liên kết với một hoặc một số tín hiệu nhất định.

B. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng làm biến đổi một hoặc một số tín hiệu nhất định.

C. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng phân hủy một hoặc một số tín hiệu nhất định.

D. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng tổng hợp một hoặc một số tín hiệu nhất định.

Đáp án đúng là: A

Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định vì thụ thể của tế bào chỉ có khả năng liên kết với một hoặc một số tín hiệu nhất định. Khi sự liên kết này được hình thành thì mới khởi động được quá trình truyền tin để gây đáp ứng tế bào tương ứng.

Câu 16: Thông tin giữa các tế bào là

A. sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.

B. sự truyền tín hiệu trong nội bộ tế bào thông qua các chuỗi phản ứng sinh hóa để tạo ra các đáp ứng nhất định.

C. sự truyền tín hiệu từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường.

D. Sự truyền tín hiệu từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường.

Đáp án đúng là: A

Thông tin giữa các tế bào là sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua các phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.

Câu 17: Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào

A. kích thước của tế bào đích.

B. khoảng cách giữa các tế bào.

C. hình dạng của tế bào đích.

D. kích thước của các phân tử tín hiệu.

Đáp án đúng là: B

Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào khoảng cách giữa các tế bào.

Câu 18: Cho các phương thức truyền thông tin sau:

(1) Truyền tin qua khoảng cách xa.

(2) Truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào.

(3) Truyền tin cục bộ.

(4) Truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp.

Các tế bào ở gần nhau có thể sử dụng các phương thức truyền thông tin là

A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (3), (4).

Đáp án đúng là: C

Các tế bào ở gần nhau có thể truyền thông tin nhờ các mối nối giữa các tế bào, theo kiểu tiếp xúc trực tiếp nhờ các phân tử bề mặt hoặc truyền tin cục bộ.

Câu 19: Tuyến yên sản xuất hormone sinh trưởng, hormone này đến kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào xương, giúp phát triển xương. Kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp này là

A. truyền tin qua khoảng cách xa.

B. truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào.

C. truyền tin cục bộ.

D. truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, thông tin được truyền giữa các tế bào ở khoảng cách xa nhờ các phân tử tín hiệu (hormone sinh trưởng) được vận chuyển nhờ hệ tuần hoàn → Kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp này là truyền tin qua khoảng cách xa.

Câu 20: Cho các giai đoạn sau đây:

(1) Giai đoạn truyền tin.

(2) Giai đoạn đáp ứng.

(3) Giai đoạn tiếp nhận.

Quá trình truyền tin giữa các tế bào diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. (1) → (2) → (3).

B. (1) → (3) → (2).

C. (3) → (1) → (2).

D. (3) → (2) → (1).

Đáp án đúng là: C

Trình tự đúng của quá trình truyền tin giữa các tế bào là: giai đoạn tiếp nhận → giai đoạn truyền tin → giai đoạn đáp ứng.

1 222 27/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: