Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Học kì 2 (Cánh diều 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử 10 Học kì 2.

1 764 27/03/2024


Đề cương ôn tập Lịch sử 10 Học kì 2 (Cánh diều 2024)

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

5. Văn minh Đông Nam Á

Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía đông nam của châu Á.

- Gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Khu vực này được coi là “ngã tư đường” giao thông quốc tế (giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; giữa lục địa Á - Âu với châu Úc)

- Cư dân Đông Nam Á được cho là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc: Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít, sinh ra tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam.

Chính sự phát triển của các cộng đồng cư dân này đã chuẩn bị cho sự ra đời của văn minh Đông Nam Á.

- Một số biểu hiện ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Đông Nam Á:

+ Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc được truyền bá vào Đông Nam Á

+ Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như: ngôn ngữ, văn học, ẩm thực, trang phục, kiến trúc,...

Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ- trung đại

- Đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, trên nền tảng của văn hoá bản địa với kĩ nghệ sắt khá phát triển và những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, ở Đông Nam Á đã hình thành một sổ quốc gia, như: Phù Nam, Chăm-pa;Ta-ru-ma, Ma-lay-lu; Ha-ri-pun-giay-a….trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.

- Từ thế kỉ VII - X, khu vực Đông Nam Á hình thành thêm một số quốc gia mới; một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn, tiêu biểu là Ăng-co, Sri vi-giay-a.

ừ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Đây là giai đoạn hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á như Đại Việt, Ăng-co, Chăm-pa, Pa-gan, Lan Xang, Xu-khô-thai, A-giut-thay-a, Ma-gia-pa-hit,...

- Sự hoàn thiện của các nhà nước quân chủ với nền kinh tế phát triển thịnh đạt và xã hội ổn định đã đưa văn minh Đông Nam A bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.

- Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc.

- Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á.

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

- Đây là giai đoạn khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á gắn liền với quá trình xâm nhập của các nước phương Tây.

- Sự du nhập của văn hóa phương Tây cũng đem đến cho Đông Nam Á nhiều yếu tố mới, như: tôn giáo, ngôn ngữ, các hình thức văn hóa vật chất; tư tưởng nhân văn…

- Văn minh Đông Nam Á tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng,đặc biệt là văn học, nghệ thuật…

6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam

Văn minh Văn Lang- Âu Lạc

- Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

+ Vị trí địa lí thuận lợi, thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác

- Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì

+ Quý tộc là những người giàu, có thế lực.

+ Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư.

+ Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

Văn minh Chăm- pa, văn minh Phù Nam

Văn minh Chăm- pa:

+ Phạm vi: vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các nền văn minh khác.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.

- Nguồn lương thực chính là: gạo nếp, gạo tẻ; kê, đậu,.. ngoài ra còn có nguồn hải sản đa dạng với các loại cá, tôm, ốc,...

- Trang phục: nam, nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức.

Văn minh Phù Nam:

+ Phạm vi: lưu vực châu thổ sông Cửu Long

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc định cư và phát triển kinh tế của cư dân.

- Cư dân bản địa chủ yếu là người Môn cổ

- Ngoài ra còn có một bộ phận cư dân đến từ bên ngoài.

=> Các tộc người này đã cùng nhau thiết lập quốc gia mới, làm chủ nền văn minh Phù Nam.

Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

- Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn

Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

- Sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

- Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt

- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài

Một số thành tựu của văm minh Đại Việt

- Tổ chức bộ máy nhà nước không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lí, chuyên môn, giám sát,... thể hiện vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước ngày càng chặt chẽ. Tiêu biểu là: tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ.

- Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước tiến mới, nhân dân sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng sắt; năng suất lao động tăng cao

+ Thế kỉ XVI - XVII, đã xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước, như: dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương),... với sản phẩm phong phú, đa dạng và tinh xảo

- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc.

- Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt ngày nay.

7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

- Trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 85.3% tổng số dân; 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.

Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau:

- Ngữ hệ Nam Á, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường

+ Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme.

- Ngữ hệ Mông - Dao, gồm nhóm ngôn ngữ Hmông, Dao

- Ngữ hệ Thái - Kađai, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái

+ Nhóm ngôn ngữ Kađai.

- Ngữ hệ Nam Đảo gồm nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo.

- Ngữ hệ Hán - Tạng, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Hán

+ Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến

Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

- Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Thời kì cổ - trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

- Thời kì cận - hiện đại:

+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng.

+ Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.

+ Trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.

B. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp biển.

B. Có nhiều sông lớn, đồng bằng màu mỡ.

C. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 3. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa nào dưới đây?

A. Văn hóa Óc Eo.

B. Văn hóa Đông Sơn.

C. Văn hóa Sa Huỳnh.

D. Văn hóa Hòa Bình.

Câu 4. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là

A. văn minh Đại Việt.

B. văn minh sông Mã.

C. văn minh Việt Nam.

D. văn minh sông Hồng.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Xã hội phân hóa thành 2 tầng lớp: chủ nô và nô lệ.

B. Quý tộc là những người giàu, có thế lực.

C. Nông dân tự do chiếm đại đa số dân cư.

D. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Câu 6. Trong đời sống thường ngày, nam giới người Việt cổ mặc trang phục như thế nào?

A. Mặc áo ngắn, đóng khố, đi guốc mộc.

B. Mặc áo the, đội khăn xếp, đi guốc mộc.

C. Đóng khố, để mình trần, đi chân đất.

D. Đóng khố, đi dép làm từ mo cau.

Câu 7. Loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là

A. nhà tranh vách đất.

B. nhà mái bằng xây từ gạch.

C. nhà trệt xây từ gạch.

D. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Việt cổ?

A. Nguồn lương thực chủ yếu là gạo nếp, gạo tẻ.

B. Lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính.

C. Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn từ gỗ, tre, nứa,…

D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là thuyền, bè.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các tín ngưỡng của người Việt cổ?

A. Thờ Thiên Chúa.

B. Thờ các vị thần tự nhiên.

C. Thờ cúng tổ tiên.

D. Thờ các vị thủ lĩnh.

Câu 10. Người Việt cổ không có phong tục nào dưới đây?

A. Ăn trầu.

B. Xăm mình.

C. Làm bánh chưng, bánh dày.

D. Lì xì cho trẻ em vào dịp Tết.

Câu 11. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ III TCN.

C. Thế kỉ I.

D. Thế kỉ V.

Câu 12. Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tại đâu?

A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

D. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).

Câu 13. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng bộ máy nhà nước thời Văn Lang?

A. Đứng đầu đất nước là Vua Hùng.

B. Lạc tướng đứng đầu các bộ.

C. Cả nước được chia làm 30 bộ.

D. Bồ chính cai quản các chiềng, chạ.

Câu 14. Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ III TCN.

C. Thế kỉ I.

D. Thế kỉ V.

Câu 15. Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ

A. văn minh Chăm-pa.

B. văn minh Phù Nam.

C. văn minh sông Mã.

D. văn minh Việt cổ.

Câu 16. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử… từ nền văn minh nào dưới đây?

A. Văn minh Ấn Độ.

B. văn minh Trung Hoa.

C. Văn minh Phục hưng.

D. Văn minh Hy Lạp - La Mã.

Câu 17. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: tôn giáo (Phật giáo), nghệ thuật, kiến trúc… từ nền văn minh nào dưới đây?

A. Văn minh Ấn Độ.

B. văn minh Lưỡng Hà.

C. Văn minh Phục hưng.

D. Văn minh Hy Lạp - La Mã.

Câu 18. Ở thế kỉ X, văn minh Đại Việt

A. bước đầu được định hình.

B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.

D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.

Câu 19. Từ thế kỉ XI - XV, văn minh Đại Việt

A. bước đầu được định hình.

B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.

D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.

Câu 20. Trong các thế kỉ XVI - XVII, văn minh Đại Việt

A. bước đầu được định hình.

B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.

D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.

Câu 21. Văn minh Đại Việt bộc lộ những dấu hiệu của sự trì trệ và lạc hậu vào thời điểm nào?

A. Thế kỉ X.

B. Thế kỉ XI - XV.

C. Thế kỉ XVI - XVII.

D. Thế kỉ XVIII - XIX.

Câu 22. Dân tộc nào chiếm đa số ở Việt Nam?

A. Dân tộc Kinh.

B. Dân tộc Lô Lô.

C. Dân tộc Mường.

D. Dân tộc Tày.

Câu 23. Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào mấy nhóm ngữ hệ?

A. 5 nhóm ngữ hệ.

B. 6 nhóm ngữ hệ.

C. 7 nhóm ngữ hệ.

D. 8 nhóm ngữ hệ.

Câu 24. Các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Câu 25. Các dân tộc Khơme, Ba Na, Xơ Đăng,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Câu 26. Các dân tộc Dao, Pà Thẻn,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Câu 27. Các dân tộc Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Câu 28. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Câu 29. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Câu 30. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Hán?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Câu 31. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Câu 32 Trước đây, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức

A. xen canh.

B. luân canh.

C. du canh.

D. định canh.

1 764 27/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: