Đề cương ôn tập KTPL 10 Học kì 2 (Cánh diều 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Kinh tế pháp luật 10 Học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi KTPL 10 Học kì 2.

1 108 lượt xem


Đề cương ôn tập Kinh tế pháp luật 10 Học kì 2 (Cánh diều 2024)

A. Ôn tập lí thuyết

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức trọng tâm

Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hệ thống chính trị nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Hệ thống chính trị Việt nam có đặc điểm:

+ Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;

+ Được xây dựng trên nên tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ;

+ Đảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

- Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc:

+ Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

+ Đảm bảo tính pháp quyền

+ Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách;

+ Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam bao gồm các cơ quan:

+ Quốc hội

+ Chủ tịch nước Chính phủ

+ Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

+ Chính quyền địa phương

+ Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm là:

+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

+ Mang tính thống nhất.

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:

+ Pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Vị trí và chức năng

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

- Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

- Chủ tịch nước có các chức năng, nhiệm vụ:

+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Quyết định tặng thưởng huân huy chương, các giải thưởng nhà nước

+ Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân,...

Vị trí và chức năng của Chính phủ

- Chính phủ thống nhất quản lí, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước;

- Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở

- Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật;

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

- Toà án nhân dân gồm Toà án nhân dân tối cao và các Toà án khác do luật định.

- Toà án nhân dân có nhiệm vụ: bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

- Viện Kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện Kiểm sát khác do luật định.

- Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ:

+Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,

+ Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chính quyền địa phương

- Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

- Hội đồng nhân dân có chức năng và nhiệm vụ là:

+ Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra.

- Các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân gồm:

+ Chủ tịch

+ Phó Chủ tịch

+ Các uỷ viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân (gọi chung là Thường trực Hội đồng nhân dân).

- Hội đồng nhân dân được phân chia thành ba cấp:

+ Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

- Chức năng của Ủy ban nhân dân:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

- Chính quyền địa phương là chính quyền của nhân dân, có trách nhiệm quản lí mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương, bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

- Là công dân, mỗi chúng ta cần tích cực bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương bằng những việc làm thiết thực:

+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, môi trường,...

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.

+ Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương, đấu tranh phê phán các hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.

Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.

- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Hiến pháp không quy định chi tiết từng lĩnh vực, từng vấn đề riêng biệt của đời sống xã hội.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

- Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

+ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

+ Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

- Quy định của Hiến pháp về bản chất nhà nước:

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Về đường lối đối ngoại, Hiến pháp năm 2013 quy định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại:

+ Độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi

+ Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Quyền cơ bản của công dân:

+ Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội,

+ Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở, địa phương và cả nước.

+ Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

+ Quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

+ Quyền bình đẳng nam nữ.

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự

+ Quyền sống.

+ Quyển bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

+ Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

+ Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Quyền có nơi ở hợp pháp, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Quyền tự do đi lại và cư trú.

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

+ Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.

+ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kể được pháp luật bảo hộ.

+ Quyền kết hôn và li hôn.

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội

- Về kinh tế:

+ Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cẩm.

+ Nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Về văn hóa – xã hội

+ Quyền và nghĩa vụ học tập.

+ Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật.

+ Quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

+ Quyển được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

+ Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

+ Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

+ Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế binh đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.

Về văn hoá, Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

+ Mục đích, cính sách phát triển nền văn hoá ở Việt Nam là xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

+ Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân, phát triển các phương tiện thông tin đại chúng cho nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng con người Việt Nam có văn hoá, giàu lòng yêu nước, có ý thức thực hiện trách nhiệm công dân.

- Về giáo dục, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định:

+ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

+ Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục

+ Chăm lo phát triển giáo dục giáo dục mầm non

+ Đảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí

+ Từng bước phổ cập giáo dục trung học, phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý

+ Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

+Ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài, tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.

Về khoa học, công nghệ, Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

+ Phát triển khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ, bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

+ Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.

- Về môi trường, Hiến pháp năm 2013 quy định:

+ Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội:

- Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật;

- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp luật và nghị quyết của Quốc hội;

- Xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

Chức năng và nhiệm vụ của Chủ tịch nước

+ Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh;

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng của nhà nước như Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Quyết định đặc xá, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

- Chính phủ có chức năng và nhiệm vụ:

+ Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định;

+ Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo thẩm quyền

+ Thống nhất quản lý nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội

+ Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia;

+ Thực hiện quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước;

- Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

- Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Pháp luật trong đời sống xã hội

- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tỉnh bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội,

- Các quy tắc xử sự chung chính là nội dung của pháp luật, là chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.

- Nhà nước ban hành pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm minh.

Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung

- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, bắt buộc đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

Pháp luật có tính quyền lực

- Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

- Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

Tính xác định chặt chẽ về hình thức

- Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

- Nội dung của văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành

- Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái Hiến pháp.

- Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

+Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội

+Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Hệ thống pháp luật Việt Nam

- Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

Quy phạm pháp luật:

+ Là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

- Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật) là hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật.

Thực hiện pháp luật

- Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức mà phù hợp với quy định của pháp luật đểu được coi là hành vi hợp pháp, là biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

- Hành vi hợp pháp là hành vi không trải các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Đó là hành vi:

+ Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

-Các hình thức thực hiện pháp luật

- Tuân thủ pháp luật

- Thi hành pháp luật

- Sử dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật

B. Ôn tập trắc nghiệm

Câu 1: Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những gì?

  • A. Các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
  • B. Các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
  • C. Các chế định pháp luật, các ngành luật.
  • D. Các chế định pháp luật.

Câu 2: Văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm gì?

  • A. Có chứa quy phạm pháp luật.
  • B. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
  • C. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật

  • A. Quy định phải làm.
  • B. Cho phép làm.
  • C. Quy định cấm làm.
  • D. Không cho phép làm.

Câu 4:Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5:Hiến pháp Việt Nam có các đặc điểm cơ bản nào?

  • A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản.
  • B. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
  • C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6.Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?

  • A. 1/3 số đại biểu.
  • B. 2/3 số đại biểu.
  • C. Ít nhất 1/3 số đại biểu.
  • D. Ít nhất 2/3 số đại biểu.

Câu 7:Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào?

  • A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí Nhà nước
  • B. Cơ quan xét xử.
  • C. Cơ quan kiểm sát.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Vì sao Hiến pháp có nội dung quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô của đất nước?

  • A. Vì đây là những nội dung quan trọng.
  • B. Vì đây là những nội dung gắn liền với thể chế chính trị của quốc giA.
  • C. Vì đây là nội dung bắt buộc phải có trong Hiến pháp.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân biểu hiện ở những nội dung nào sau?

  • A. Chịu sự giám sát của nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
  • B. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.
  • C. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID - 19 thể hiện Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì?

  • A. Xã hội.
  • B. Văn hóa.
  • C. Chính trị.
  • D. Kinh tế.

Câu 11: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền tự do lao động.
  • B. Quyền tự do ngôn luận
  • C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
  • D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 12: Nền văn hoá Việt Nam hiện nay nước ta đang xây dựng là nền văn hoá như thế nào?

  • A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
  • B. Có nội dung xã hội chủ nghĩa.
  • C. Mang bản chất của giai cấp nông dân.
  • D. Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 13: Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì?

  • A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
  • C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
  • D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 14: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

  • A. Nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
  • B. Đại diện nhân dân bầu ra.
  • C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.
  • D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Câu 15: Sự độc lập của Toà án được hiểu là:

  • A. Toà án được hình thành một cách độc lập.
  • B. Trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc
  • C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.
  • D. Khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Câu 16: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:

  • A. Chính trị - xã hội
  • B. Chính trị
  • C. Xã hội
  • D. Xã hội chính trị

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
  • D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.

Câu 18: Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Quốc hội
  • B. Viện kiểm sát nhân dân.
  • C. Chính phủ.
  • D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 19: Nguyên tắc bắt buộc đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  • A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân.
  • B. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền và hoạt động bằng quyền lực nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
  • C. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật.
  • D. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân từ nhiều đảng phái chính trị trong nước thành lập nên và hoạt động để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

Câu 21: Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm những bộ phận nào sau đây?

  • A. Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
  • B. Hội đồng dân tộc.
  • C. Các Uỷ ban của Quốc hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hình thức hoạt động của Quốc hội?

  • A. tổ chức các kì họp công khai.
  • B. tổ chức các kì họp bí mật trong nội bộ.
  • C. làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
  • D. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì.

Câu 23: Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?

  • A. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh
  • B. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước.
  • C. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 24: Chủ tịch nước có thể uỷ nhiệm cho ai thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình?

  • A. Quốc Hội.
  • B. Phó Chủ tịch nước.
  • C. Hội đồng nhân dân.
  • D. Chính phủ.

Câu 25: Cơ quan nào của nước ta thực hiện quyền tư pháp?

  • A. Quốc hội.
  • B. Tòa án nhân dân.
  • C. Chính phủ.
  • D. Ủy ban nhân dân.

Câu 26: Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm những cơ quan nào sau đây?

  • A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • B. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
  • C. Viện kiểm sát quân sự.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Tất cả các Viện kiểm sát do ai lãnh đạo?

  • A. Chủ tịch nước.
  • B. Viện trưởng.
  • C. Quốc hội.
  • D. Chính phủ.

Câu 28: Cơ cấu Tòa án quân sự bao gồm những cơ quan nào?

  • A. Tòa án quân sự trung ương.
  • B. Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
  • C. Tòa án quân sự khu vực.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29:Cơ cấu tổ chức Ủy ban nhân dân bao gồm những bộ phận nào?

  • A. Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
  • B. Các Uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn.
  • C. Uỷ viên phụ trách công an, Uỷ viên phụ trách quân sự.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc điểm hoạt động của Uỷ ban nhân dân?

  • A. Họp thường kì mỗi tháng một lần.
  • B. Học chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
  • C. Quyết định các vấn đề tại phiên họp bảng hình thức biểu quyết.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 31: Hội đồng nhân dân là:

  • A. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
  • B. Cơ quan lãnh đạo ở địa phương
  • C. Cơ quan hành chính ở địa phương.
  • D. Cơ quan giám sát ở địa phương.

Câu 32: Chức năng của Uỷ ban nhân dân là:

  • A. Giám sát, xem xét, theo dõi đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong địa phương.
  • B. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.
  • C. Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
  • D. Tổ chức việc ban hành pháp luật ở địa phương.

Câu 33: Văn bản quy phạm pháp luật gồm mấy loại chính?

  • A. 2 loại.
  • B. 3 loại.
  • C. 4 loại.
  • D. 5 loại.

Câu 34: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

  • A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  • B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
  • D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.

Câu 35:Hiến pháp Việt Nam có các đặc điểm cơ bản nào?

  • A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản.
  • B. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
  • C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 36.Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?

  • A. 1/3 số đại biểu.
  • B. 2/3 số đại biểu.
  • C. Ít nhất 1/3 số đại biểu.
  • D. Ít nhất 2/3 số đại biểu.

Câu 37: Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • B. Thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta với đời sống nhân dân.
  • C. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 38: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?

  • A. Nghĩa vụ học tập.
  • B. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
  • C. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốC.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 39: Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?

  • A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
  • B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.
  • D. Cả A, và B đều đúng.

Câu 40: Chủ tịch nước của nước ta thời điểm ban hành Hiến pháp năm 2013 là ai?

  • A. Trần Đức Lương
  • B. Nguyễn Minh Triết
  • C. Trương Tấn Sang
  • D. Nguyễn Phú Trọng

1 108 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: