Các dạng bài tập Hóa học lớp 9 Học kì 2

Tổng hợp các dạng bài tập Hóa học lớp 9 Học kì 2 gồm các dạng Hóa học từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách giải bài tập Hóa học 9.

1 1981 lượt xem
Tải về


Các dạng bài tập Hóa học lớp 9 Học kì 2

Các dạng bài tập Hidrocacbon. Nhiên liệu

Viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ và cách giải

Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ và cách giải

Đốt cháy hiđrocacbon và cách giải bài tập

Hiđrocacbon không no tác dụng với dung dịch Brom và cách giải

Cách nhận biết, phân biệt các hiđrocacbon và cách giải

Bài tập tổng hợp về Metan và cách giải

Bài tập tổng hợp về Etilen và cách giải

Bài tập tổng hợp về Axetilen và cách giải

Bài tập tổng hợp về Benzen và cách giải

Các dạng bài tập Dẫn xuất của Hidrocacbon. Polime

Bài tập về độ rượu và cách giải

Phản ứng lên men rượu, lên men giấm và cách giải bài tập

Bài tập tổng hợp về rượu Etylic và cách giải

Bài tập tổng hợp về Axit axetic và cách giải

Bài tập về phản ứng este hóa và cách giải

Phản ứng tráng gương của Glucozơ và cách giải bài tập

Thủy phân chất béo và cách giải bài tập

Thủy phân tinh bột, xenlulozơ và cách giải bài tập

Tính số mắt xích polime và cách giải bài tập

Bài tập nhận biết, phân biệt các hợp chất hữu cơ và cách giải

Bài tập về chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ và cách giải

Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ và cách giải - Hóa lớp 9

A. Lý thuyết và phương pháp giải

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CxHyOzNt. Để xác định được công thức phân tử, dựa vào khối lượng CO2, H2O, N2 hoặc NH3 (xác định do phân tích hợp chất X).

Một số cách xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ:

1. Tính trực tiếp

mC=12.nCO2;   mH=2nH2O;   mN=28nN2

mO=mX(mC+mH+mN)

Áp dụng công thức: 12xmC=ymH=16zmO=14tmN=MXmX

Hay 12x%C=y%H=16z%O=14t%N=MX100

Suy ra: x=mC.MX12mX=%C.MX12.100=nCO2nX

y=mH.MXmX=%H.MX100=2nH2OnX

z=mO.MX16mX=%O.MX16.100=nO(X)nX

t=mN.MX14mX=%N.MX14.100=2nN2nX

2. Tính gián tiếp

x:y:z:t=mC12:mH1:mO16:mN14=%C12:%H1:%O16:%N14

nCO2:2nH2O:nO:2nN2=a:b:c:d

→ Công thức (CaHbOcNd)n

 n = 1 → công thức đơn giản nhất

n=MX12a+b+16c+14d công thức phân tử

3. Dựa vào phản ứng đốt cháy

CxHyOzNt+(x+y4z2)O2t0xCO2+y2H2O+t2N2     a  mol                                                        ax  mol    ay2mol    at2mol

x=nCO2ay=2nH2Oaz=MX12xy14t16t=2nN2a

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam hợp chất hữu cơ A, sinh ra 33,85 gam CO2 và 6,94 gam H2O. Tỉ khối hơi đối với không khí là 2,69. Xác định công thức phân tử của A

Hướng dẫn giải:

MA = 2,69.29 = 78 gam

Do sản phẩm cháy của phản ứng là CO2 và H2O

→ thành phần của A có C, H và có thể có O.

mC=12nCO2=12.33,8544=9,23  gam

mH=2nH2O=2.6,9418=0,77  gam

→ mC + mH = 9,23 + 0,77 = 10 gam

→ A không có oxi

Đặt công thức phân tử của A là CxHy (x, y nguyên dương)

Áp dụng 12xmC=ymH=MAmAx=6y=6

→ Công thức phân tử của A là C6H6

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,295 gam chất hữu cơ X chứa C, H, O thu được 0,44 gam CO2; 0,225 gam H2O. Trong một thí nghiệm khác, khi phân tích một lượng chất X như trên cho 55,8 cm3 N2 (đo ở đktc). Tỉ khối hơi của X so với H2 là 29,5. Lập công thức phân tử của X.

Hướng dẫn giải:

MX = 2.29,5 = 59 gam

Đặt công thức phân tử của X là CxHyOzNt

mC=12nCO2=12.0,4444=0,12  gam

mH=2nH2O=2.0,22518=0,025  gam

mN = 55,81000.22,4.2.14 = 0,06975 mol

→ mO = 0,295 – 0,12 – 0,025 – 0,06875 = 0,08125 gam

Áp dụng công thức: 12xmC=ymH=16zmO=14tmN=MXmX

 12x0,12=y0,025=16z0,08125=14t0,06975=590,295

→ x = 2; y = 5; z = 1; t = 1

Vậy công thức phân tử của X là C2H5ON

Ví dụ 3: Trộn 200 ml hơi hợp chất A (C, H, O) với 1000 ml O2 dư rồi đốt thu được hỗn hợp khí có thể tích bằng 1600 ml. Cho hơi nước ngưng tụ còn lại 800 ml và cho qua dung dịch KOH dư thấy còn lại 200 ml. Xác định công thức phân tử của A, biết các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Hướng dẫn giải:

Theo đầu bài:

VH2O=1600800=800  ml

VCO2=800200=600  ml

VO2(du)=200  mlVO2(pu)=1000200=800  ml

Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz

CxHyOz+(x+y4z2)O2t0xCO2+y2H2O    1  ml                        (x+y4z2)  ml                     x  ml             y2ml  200                                             800                                                     600               800

1200=x+y4z2800=x600=y1600

x=3y=8z=2

Vậy công thức phân tử của A là C3H8O2

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Khi đốt 1 lít khí X cần 5 lít O2 sau phản ứng thu được 3 lít CO2 và 4 lít hơi nước. Biết các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. CTPT của X là:  

A. C2H6O.            

B. C3H8O.            

C. C3H8.                         

D. C2H6.

Câu 2: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). CTPT của X là:

A. C4H10O.          

B. C4H8O2.           

C. C4H10O2.         

D. C3H8O.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ X cần 7,84 lít Othu được 5,6 lít khí CO(đktc), 4,5 gam H2O và 5,3 gam Na2CO3. CTPT của X là:

A. C2H3O2Na.                

B. C3H5O2Na.                            

C. C3H3O2Na.           

D. C4H5O2Na.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 15. CTPT của X là:

A. C2H6O.            

B. CH2O.             

C. C2H4O.            

D. CH2O2.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với He (MHe  =  4) là 7,5. CTPT của X là

A. CH2O2.                                                   

B. C2H6.                                                      

C. C2H4O.                                                   

D. CH2O.

Câu 6: Đốt 0,15 mol một hợp chất hữu cơ thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặt khác đốt 1 thể tích hơi chất đó cần 2,5 thể tích O2. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của hợp chất đó là :

A. C2H6O2.          

B. C2H6O.            

C. C2H4O2.          

D. C2H4O.

Câu 7: Phân tích 1,5 gam chất hữu cơ X thu được 1,76 gam CO; 0,9 gam H2O và 112 ml N2 đo ở 0oC và 2 atm. Nếu hóa hơi cũng 1,5 gam chất X ở 127C và 1,64 atm người ta thu được 0,4 lít khí chất X. CTPT của X là :

A. C2H5ON.  

B. C6H5ON2. 

C. C2H5O2N.

D. C2H6O2N.

Câu 8: Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.

A. C2H6.              

B. C2H4.               

C. C3H8.              

D. C2H2.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon trong 0,5 lít hỗn hợp của nó với CO2 bằng 2,5 lít O2 thu được 3,4 lít khí. Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí. Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của hiđrocacbon là :

A. C4H10.             

B. C3H8.               

C. C4H8.              

D. C3H6.

Câu 10: Cho 400 ml một hỗn hợp gồm nitơ và một hiđrocacbon vào 900 ml oxi (dư) rồi đốt. Thể tích hỗn hợp thu được sau khi đốt là 1,4 lít. Sau khi cho nước ngưng tụ còn 800 ml hỗn hợp, người ta cho lội qua dung dịch KOH thấy còn 400 ml khí. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của chất hữu cơ là:

A. C3H8.              

B. C2H4.               

C. C2H2.              

D. C2H6.

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

A

B

B

D

D

C

A

B

D

 

Phản ứng tráng gương của Glucozơ và cách giải bài tập - Hóa lớp 9

A. Lý thuyết và phương pháp giải

Phương trình phản ứng:

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

Phản ứng này được dùng để tráng gương nên gọi là phản ứng tráng gương. Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.

- Công thức cần nhớ: nAg=2nC6H12O6

- Để giải bài tập:

Bước 1: Dựa vào dữ liệu bài cho, tính số mol các chất đã biết.

Bước 2: Từ số mol chất đã biết suy ra số mol chất cần tìm.

Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đun 100ml dung dịch glucozơ với một lượng dư dung dịch Ag2O/NH3 thu được 5,4 gam bạc. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ là  

A. 0,025 M.

B. 0,05 M.  

C. 0,25 M.           

D. 0,725 M.

Hướng dẫn giải:

nAg = 5,4 : 108 = 0,05 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,025                                            0,05  mol

Suy ra nồng độ mol của dung dịch glucozơ là: CM=nV=0,0250,1=0,25M

Đáp án C

Ví dụ 2: Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ với lượng dư dung dịch Ag2O/NH3 thu được 2,16 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là      

A. 7,2 %.    

B. 11,4 %.  

C. 14,4 %.  

D. 17,2 %.

Hướng dẫn giải:

nAg = 2,16 : 108 = 0,02 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,01                                            0,02  mol

Khối lượng của glucozơ là 0,01.180 = 1,8 g

Nồng độ % của dung dịch glucozơ là C%=1,825.100%=7,2%

Đáp án A

Ví dụ 3: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là bao nhiêu gam? Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.

A. 4,32 gam và 6,8 gam.

B. 43,2 gam và 68 gam.

C. 21,6 gam và 34 gam.

D. 2,16 gam và 3,4 gam.

Hướng dẫn giải:

nglucozơ= 36 : 180 = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,2                                           0,4   mol

mAg = 0,4. 108 = 43,2 gam.

Bảo toàn nguyên tố Ag ta có: nAgNO3=nAg=0,4mol

Suy ra: mAgNO3=0,4.(108+14+16.3)=68g

Đáp án B

C. Bài tập minh họa

Câu 1: Đun nóng dung dịch chứa 7,2 gam glucozơ với dung dịch Ag2O/ NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là

A. 10,8 gam

B. 5,4 gam

C. 8,64 gam

D. 7,56 gam

Hướng dẫn giải:

nglucozơ = 7,2 : 180 = 0,04 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,04                                               0,08   mol

Khối lượng của Ag là 0,08.108 = 8,64 gam

Đáp án C

Câu 2: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với dung dịch Ag2O/ NH3 thì thu được 32,4 gam Ag. Giá trị của m là

A. 21,6 gam

B. 32,4 gam

C. 43,2 gam

D. 27 gam

Hướng dẫn giải:

nAg= 32,4: 108 = 0,3 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,15                                               0,3   mol

Khối lượng của glucozơ là 0,15.180 = 27 gam

Đáp án D

Câu 3: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với dung dịch Ag2O/ NH3 thì thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là bao nhiêu? Biết hiệu suất của phản ứng là 75%

A. 18 gam.

B. 27 gam.

C. 43,2 gam.

D. 24 gam.

Hướng dẫn giải:

nAg= 21,6: 108 = 0,2 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,1                                               0,2   mol

Khối lượng của glucozơ là 0,1.180 = 18 gam

Do hiệu suất của phản ứng là 75% nên khối lượng của glucozơ là:

18 : 0,75 = 24 gam

Đáp án D

Câu 4: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

A. 11,4 %        

B. 14,4 %        

C. 13,4 %        

D. 12,4 %

Hướng dẫn giải:

nAg = 6,48 : 108 = 0,06 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,03                                            0,06  mol

Khối lượng của glucozơ là 0,03.180 = 5,4 g

Nồng độ % của dung dịch glucozơ là C%=5,437,5.100%=14,4%

Đáp án B

Câu 5: Đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với dung dịch Ag2O/ NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là

A. 10,8 gam

B. 32,4 gam

C. 43,2 gam

D. 75,6 gam

Hướng dẫn giải:

nglucozơ= 36 :180 = 0,2 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,2                                               0,4   mol

Khối lượng của Ag là 0,4.108 = 43,2 gam

Đáp án C

Câu 6: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 14,04 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

A. 4,68 %        

B. 5 %        

C. 6,72 %        

D. 8 %

Hướng dẫn giải:

nAg = 14,04 : 108 = 0,13 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,065                                            0,13  mol

Khối lượng của glucozơ là 0,065.180 = 11,7 g

Nồng độ % của dung dịch glucozơ là C%=11,7250.100%=4,68%

Đáp án A

Câu 7: Đun nóng 10 ml dung dịch glucozơ với một lượng dư Ag2O/NH3 thu được lượng Ag đúng bằng lượng Ag sinh ra khi cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch AgNO3. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ là

A. 10M

B. 12M

C. 15M

D. 20M

Hướng dẫn giải:

nCu= 6,4 : 64 = 0,1 mol

Cu+2AgNO3Cu(NO3)2+2Ag

0,1                                        0,2 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,1                                            0,2  mol

CM=0,10,01=10M

Đáp án A

Câu 8: Cho thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn 11,52 gam dung dịch huyết thanh glucozơ thu được 0,1728 gam Ag. Nồng độ phần trăm của dung dịch truyền huyết thanh là

A. 3,5 %.

B. 2,5 %.

C. 1,25%.

D. 7,75%.

Hướng dẫn giải:

Ag = 0,1728 : 108 = 1,6.10-3 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

8.10-4                                      1,6.10-3           mol

Khối lượng glucozơ sinh ra là 8.10-4 . 180 = 0,144 gam

Nồng độ phần trăm của dung dịch truyền huyết thanh là

CM=0,14411,52.100%=1,25%

Đáp án C        

Câu 9: Đun nóng 50 ml gam dung dịch glucozơ chưa biết nồng độ với lượng dư dung dịch Ag2O/NH3 thu được 2,16 gam bạc. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ là   

A. 0,2 M.    

B. 0,6 M     

C. 0,7 M     

D. 0,8 M

Hướng dẫn giải:

nAg = 2,16 : 108 = 0,02 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,01                                            0,02  mol

Nồng độ mol của dung dịch glucozơ là CM=0,010,05=0,2M

Đáp án A

Câu 10: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch Ag2O/ NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là

A. 10,8 gam

B. 12,4 gam

C. 32,4 gam

D. 7,56 gam

Hướng dẫn giải:

nglucozơ= 27 : 180 = 0,15 mol

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

0,15                                              0,3   mol

Khối lượng của Ag là 0,3.108 = 32,4 gam

Đáp án C

1 1981 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: