3000 câu hỏi ôn tập Địa lí có đáp án (Phần 5)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án Phần 5 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Địa lí.

1 734 30/03/2023


3000 câu hỏi Địa lí (Phần 5)

Câu 1: A-pa-tít là khoáng sản tập trung nhiều ở tỉnh thành nào?

A. Lào Cai

B. Hà Tĩnh

C. Quảng Ninh

D. Lâm Đồng

Trả lời

A. Lào Cai

Câu 2: Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất không phụ thuộc chủ yếu vào

A. sự thay đổi của các vĩ độ địa lí.

B. bờ Đông và bờ Tây các lục địa.

C. độ dốc và hướng phơi sườn núi.

D. các bán cầu Đông, bán cầu Tây.

Trả lời

D. các bán cầu Đông, bán cầu Tây.

Câu 3: Nêu đặc điểm của vườn sản xuất vùng đồng bằng bắc bộ.

Trả lời

- Đất hẹp, cần tận dụng diện tích, bố trí hợp lí cơ cấu cây

- Mực nước ngầm thấp, cần có biện pháp chống hạn

- Mùa hè có nắng gắt, gió tây nóng, mùa đông lạnh ẩm,khô

Câu 4: Trình bày sự phân bố lượng mưa trên trái đất

Trả lời

Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

Do sự tác động của các nhân tố nói trên, nên sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

– Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

– Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).

Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

Câu 5: Gió mùa có tính chất nào sau đây?

A. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ nóng ẩm; gió mùa mùa đông lạnh, khô.

B. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ nóng, khô; gió mùa mùa đông lạnh, ẩm

C. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ lạnh, ẩm; gió mùa mùa đông nóng, khô

D. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ lạnh, khô; gió mùa mùa đông nóng, ẩm.

Trả lời

A. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ nóng ẩm; gió mùa mùa đông lạnh, khô.

Câu 6: Khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Có sự phân chia thành hai mùa mưa, khô rõ rệt

B. Nhiệt độ cao, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ

C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút

D. Mang tính chất cận xích đạo gió mùa

Trả lời

Khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm là ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút nên có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, đỡ lạnh hơn; những vùng có mùa đông lạnh chủ yếu do nằm ở khu vực có địa hình cao (nhiệt độ giảm theo độ cao).

C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút

Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây là đúng nhất trong việc phát triển các liên kết vùng?

Trả lời

Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, những quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù

Câu 8: Phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 30 độ bắc từ đông sang tây 

A. tăng dần 

B. giảm dần 

C. không giảm 

D không tăng 

Trả lời

A. tăng dần

Câu 9: Điều kiện phát triển của nội thương

Trả lời

- Vai trò: Phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đi lại, văn hóa,… trong nước.

- Tình hình phát triển: Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất, hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.

- Phân bố:

+ Các nhân tố ảnh hưởng: quy mô dân số, sức mua và sự phát triển các ngành kinh tế.

+ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

Câu 10: Hãy nêu vai trò của hơi nước đối với tự nhiên và đời sống

Trả lời

- Vai trò của hơi nước: sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...

- Vai trò của khí cacbonic: + Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo nên chất hữu cơ và oxy

- Những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.

Câu 11: Nước ta có gió đất, gió biển không

Trả lời

Nước ta có gió đất và gió biển do Việt Nam giáp biển

Câu 12: Lúa gạo châu á chiếm bao nhiêu phần trăm thế giới năm 2003

A, 75

B, 93

C, 89

C,90

Trả lời

Lúa gạo châu á chiếm 93% thế giới năm 2003

Vì ở châu Á, lúa gạo có thể xem là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm và chủ yếu trồng trên các đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 13: Trình bày đặc điểm sản xuất công nghiệp ở các nước châu á?

Trả lời

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

Câu 14: Trình bày đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước châu á.

Trả lời

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 số nước tăng nhanh (Nhật Bản, Cô-oét, Hàn Quốc, Singapo).

- Sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều.

- Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.

=> Xu hướng phát triển ở các nước châu Á hiện nay là ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Câu 15: Đồng bằng nổi tiếng ở khu vực Tây Nam Á là?

A. Lưỡng Hà

B. Mê Công

C. Hoa Bắc

D. Ấn Hằng.

Trả lời

Đáp án đúng là đáp án A. Đồng bằng nổi tiếng ở khu vực Tây Nam Á là đồng bằng Lưỡng Hà.

Câu 16: Tại sao người ta dự đoán rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của châu á

A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới

B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế

C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập

D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới

Trả lời

Đáp án đúng B.

Bước vào thế kỉ XXI, nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po,… Từ sự phát triển đó, nhiều người dự đoán “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.

Câu 17: Nêu thời gian và nội dung Việt nam và malaysia đã ký kết và trao đổi công hàm phê duyệt bản thỏa thuận về “hợp tác khai thác chung” trong khu vực thềm lục địa chồng lấn.

Trả lời

Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng biển chồng lấn nằm ở gần cửa vịnh Thái Lan, được tạo thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979. Vùng chồng lấn này không rộng, diện tích 2.800km2, nhưng có tiềm năng về dầu khí.

Từ ngày 3 đến 5-6-1992, hai bên đã tiến hành đàm phán tại Kuala Lumpur. Tại vòng đàm phán này, hai bên đã ký Văn bản thỏa thuận hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn (MOU). Nội dung chủ yếu của thỏa thuận này gồm:

- Chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng cục Dầu khí Việt Nam công bố năm 1977 (trùng với ranh giới thềm lục địa do VNCH công bố năm 1971) và ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979.

- Gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn theo nguyên tắc chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lợi ích - Nếu có mỏ dầu khí nằm vắt ngang khu vực xác định và một phần nằm trên thềm lục địa của Malaysia hoặc Việt Nam thì hai bên thỏa thuận thăm dò khai thác.

Về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trong vùng chồng lấn, về nguyên tắc Việt Nam có quyền thực hiện quản lý về hải quan, cảng xuất dầu và công trình trên biển, về thuế, biên phòng...

Câu 18: Gió mùa ảnh hưởng thế nào đến hướng chảy của các dòng hải lưu?

Trả lời

Hướng chảy của các dòng hải lưu chịu ảnh hưởng của gió mùa. Cụ thể : vào mùa hạ các dòng hải lưu chảy theo hướng tây nam vì lúc này gió mùa mùa hạ thổi mạnh theo hướng tây nam ; vào mùa đông, do gió mùa mùa đông thổi theo hướng đông bắc nên các dòng hải lưu lúc này cũng chảy theo hướng đông bắc.

Câu 19: Nêu một số giải pháp khắc phục khó khăn ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Trả lời

- Thứ nhất, đặt phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng trong Chiến lược phát triển chung của cả nước. Phát triển vùng phải phù hợp với các Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực lớn của cả nước và thống nhất với hệ- thống quy hoạch quốc gia.

- Thứ hai, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động và đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) với các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn...

- Thứ ba, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là đất đai và nguồn nhân lực; hình thành một số khu vực đóng vai trò các cực tăng trưởng.

- Thứ tư, phát triển văn hóa làm nền tảng và là sức mạnh nội sinh quan trọng, hướng tới chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức sáng tạo, tinh thần cống hiến, khát vọng phát triển phồn vinh.
- Thứ năm, tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tăng cường phân cấp, phân quyền trong các lĩnh vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, môi trường và tổ chức bộ máy gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Câu 20: Đồng bằng nào sau đây nằm ở phía nam châu á

A. Hoa Bắc

B. Lưỡng Hà

C. Ấn Hằng

D. Tây Xi-bia

Trả lời

Đáp án C

Câu 21: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tình trạng bất ổn ở tây nam á và trung á hiện nay là

Trả lời

Nguyên nhân:

+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên dầu mỏ.

+ Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.

- Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Ả - rập và Do thái.

- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng, mất ổn định an ninh khu vực.

=> Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tình trạng bất ổn ở Tây Nam Á và Trung Á hiện nay là: giải quyết triệt để vấn đề dầu mỏ và sự can thiệp của nước ngoài

Câu 22: Nhận xét nào sau đây đúng về vị trí địa lí của mĩ la tinh?

A. Phía Đông giáp Thái Bình Dương.

B. Phía Tây tiếp giáp Đại Tây Dương.

C. Nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

D. Nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Trả lời

D. Nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 23: Dân số tăng nhanh có thuận lợi gì

Trả lời

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

Câu 24: Cho biết ở kinh tuyến số 1000Đ ,1000T, 1150T, 1760Đ thuộc múi giờ số mấy?

Trả lời:

- Kinh tuyến 1000Đ thuộc múi giờ: 1000 : 15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).

- Kinh tuyến 1000T thuộc múi giờ: (3600 - 1000) : 15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.

Hoặc 24 - 7 = 17 => 17 - 24 = -7 (nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1000T là -7).

- Kinh tuyến 1150T thuộc múi giờ: (3600 - 1150) : 15 = 16 thuộc múi giờ số 16

Hoặc 24 - 8 = 16 => 16 - 24 = - 8

- Kinh tuyến 1760Đ thuộc múi giờ: 176 : 15 = 12.

Câu 25: Tính chất nhiệt đới và khép kín ảnh hưởng thế nào đến các yếu tố hải văn

Trả lời

Việt Nam là Quốc gia có khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, đồng thời có đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam giáp với Biển Đông. Biển Đông là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của Biển Đông với tính chất biển nửa kín của nó. Biển Đông được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp. Ý nghĩa của tính chất biển nửa kín ở chỗ nó làm ảnh hưởng đến đặc điểm của các dòng biển, của thuỷ triều và cả của giới sinh vật (các đàn cá,…).

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.

Câu 26: Già hóa dân số thuận lợi

Trả lời

Thuận lợi: Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.

Câu 27: Kể tên một số loại khoáng sản ở châu Âu

Trả lời

Các loại khoáng sản ở châu Âu là: Dầu, sắt, bôxit, crom, đồng, than và dầu khí.

Câu 28: Công nghiệp khai thác dầu mỏ nước ta tập trung ở:

A. Trung du miền núi Bắc Bộ 

B. Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa 

C. Duyên hải ven biển miền Trung 

D. Đông Nam Bộ

Trả lời

D. Đông Nam Bộ

Câu 29: Trong các khái niệm sau, chọn khái niệm chính xác nhất về nhóm nước Công nghiệp mới (NICs)

A. Là các nước đang phát triển chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hóa nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định về công nghiệp

B. Là các nước phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp

C. Là các nước đang phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp

D. Là các nước phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và phát triển rất mạnh về công nghiệp

Trả lời

C. Là các nước đang phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp.

Câu 30: Vùng núi Coóc – đi – e là tên gọi khác của vùng nào sau đây trên phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mỹ?

A. Vùng phía Tây

B. Vùng phía Bắc

C. Vùng phía Đông

D. Vùng phía Nam

Trả lời

A. Vùng phía Tây

Câu 31: Giải thích vì sao châu á đông dân?

Trả lời

Châu Á là nơi có nền văn hóa phát triển. Tất cả sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội đã dẫn đến việc châu Á đông dân, ngoài ra do chiến tranh dẫn đến đói nghèo, dẫn đến tâm lý sinh bù, sinh dự trữ, và ngoài ra còn do hủ tục lạc hậu. Một vấn đề nữa là do tín ngưỡng tôn giáo.

Câu 32: Kể tên các vùng có cà phê là chuyên môn hóa

Trả lời

Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ

Câu 33: Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?

Trả lời

* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á

- Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và 3 đại dương (Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương).

- Kích thước lãnh thổ: 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo phụ thuộc).

* Ý nghĩa đối với khí hậu

- Lãnh thổ kéo dài từ cực Bắc đến Xích đạo khiến lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

- Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở lục địa.

Câu 34: Viết báo cáo địa lý về ngành công nghiệp vùng đồng bằng sông hồng

Trả lời

Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng Nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

1. Công nghiệp

Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).

Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng.

Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.

Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng như : vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh, v.v.

2. Nông nghiệp

* Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển:

   + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

   + Đất phù sa màu mỡ.

- Tình hình phát triển:

   + Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.

   + Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

    + Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đồng, khoai tây, su hào,...vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

* Chăn nuôi:

- Điều kiện phát triển;

+ Cơ sở thức ăn phong phú.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

-Tình hình phát triển:

+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước.

+ Chăn nuôi bò, gia cầm và nuôi trồng thủ sản đang được phát triển.

3. Dịch vụ

Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng. Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước. Đồng bằng sông Hồng có nhiểu địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà,...

Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh ờ Đồng bằng sông Hồng.

Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta.

Câu 35: Năm 2002 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu á là bao nhiêu

Trả lời

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của châu Á năm 2002 đứng thứ 3 so với các châu lục khác (sau châu Phi - 2,4% và châu Mĩ 1,4%).

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của châu Á khá cao và bằng tỉ lệ tăng tự nhiên của thế giới với 1,3% (năm 2002).

Câu 36: Thiên nhiên châu á có những thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời

a, Thuận lợi:

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

+ Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

b, Khó khăn:

- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

Câu 37: Em hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta và giải thích nguyên nhân sự phân bố đó

Trả lời

* Đặc điểm sự phân bố dân cư:

- Dân cư phân bố không đều:

 + Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2)

 + Thưa thớt miền núi và cao nguyên( 60người /km2 ).

 + Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ).

 * Giải thích:

- Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế : Địa hình , đất đai , khí hậu , nguồn nước ...

- Dân số thành thị còn ít, chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông thôn .

 * Các biện pháp:

 - Giẩm tỉ lệ gia tăng tự nhiên .

 - Nâng cao mức sống của người dân .

 - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng .

 - Cải tạo xây dựng nông thôn mứi, thúc đẩy quá trình đo thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.

Câu 38: Kể tên các thành phố lớn của châu Á

Trả lời:

+ Các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin ga po, Việt Nam, Iran, Irac, Ấn Độ…

+ Thành phố: Thượng Hải, Tokyo, Seoul, Hà Nội, Bắc Kinh, Tp Hồ Chí Minh…

Câu 39: Em hãy nêu hai công trình hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới được thực hiện ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Trả lời

- Công ty SSA Holding International – Việt Nam Inc, Cayman (Hoa Kỳ) liên doanh đầu tư xây dựng và vận hành khai thác cầu tàu số 2,3,4 cảng Cái Lân;

- Tập đoàn SunGroup đầu tư bến số 1 (bến khách Hòn Gai với mục tiêu kết hợp du thuyền – cảng quốc tế)

- Cầu Bãi Cháy

Câu 40: Ngành công nghiệp luyện kim ở châu Âu

Trả lời

Nền công nghiệp châu Âu phát triển rất sớm.

- Nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng (luyện kim, sản xuất ô tô, đóng tàu, dệt may,...).

Các ngành công nghiệp

Phân bố

Luyện kim

Anh, Thụy Điển, Na-Uy, Pháp, Đức, Ba Lan

Sản xuất ôtô

Liên bang Nga, Pháp, Anh, Đức

Đóng tàu biển

Hà Lan, Đức, Na-Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha

Hoá chất

Pháp, Liên bang Nga, Đức

Dệt

Pháp, Bê-la-rut, Liên bang Nga

- Các ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim, cơ khí, đóng tàu, dệt, may mặc và khai thác than.

=> Công nghiệp truyền thống đang gặp khó khăn cần phải thay đổi công nghệ.

- Các ngành công nghiệp mới mũi nhọn điện tử, cơ khí chính xác tự động hóa, công nghiệp hàng không.

- Ham-bua là vùng công nghiệp nổi tiếng của châu Âu nằm ở Cộng hòa Liên bang Đức.

Câu 41: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2007

Trả lời:

Trong giai đoạn 1995 - 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng còn chậm.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 71,2% (năm 1995) xuống còn 53,9% (năm 2007), giảm 17,3%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,4% (năm 1995) lên 20,0% (năm 2007), tăng 8,6%.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% (năm 1995) lên 26,1% (năm 2007), tăng 8,1% và hiện chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong cơ cấu lao động.

* Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.

Câu 42: Trình bày và giải thích lượng mưa phân bố trên Trái Đất

Trả lời:

Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

Do sự tác động của các nhân tố nói trên, nên sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).

Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

Câu 43: Liên hợp quốc giúp Việt Nam.

Trả lời

- Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9-1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển.

- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông - lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)…

Câu 44: Nêu đặc điểm khoáng sản Đông Á

Trả lời

Đông Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trong nhất la dầu mo. khi đốt, than, sát, crôm và một số kim loại màu như đóng, thiếc,...

Đông Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Trên lãnh thổ có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ với nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. Đông Á có nguồn khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và nhiều kim loại màu.

Câu 45: Dựa vào hình 23.2 em hãy nhận xét sự phân bố thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây? Giải thích tại sao

Trả lời:

Có sự phân bố khác nhau về thực vật ở hai sườn dãy Anđét vì:

– Sườn Đông Anđét có khí hậu ấm và ẩm: đây là khu vực có gió Tín Phong Nam bán cầu thổi quanh năm, do phía đông lục địa Nam Mĩ có địa hình thấp, gió Tín Phong mang hơi ẩm từ biển vào, gặp bức chắn địa hình Anđét, gây mưa nhiều ở sườn Đông Anđét.

– Sườn tây Anđét có khí hậu khô hạn: do dòng biển lạnh Pêru chảy sát ven bờ, các khối không khí ẩm từ biển thổi vào đều ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi vào đến đất liền thì giảm ẩm và không gây mưa, khiến cho sườn Tây Anđét khí hậu khô hạn, ít mưa.

Câu 46: Ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và hoạt động sản xuất ở Hà Nội

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cây cối phát triển, phát triển nông nghiệp, các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Ở miền Bắc có mùa đông lạnh phát triển trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt ôn đới.

- Khó khăn: nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của dân cư.

Câu 47: Sông ngòi châu Á có những thuận lợi gì để phát triển kinh tế

Trả lời

- Thuận lợi:

+ Bồi đắp phù sa cho đồng bằng, cung cấp nước tưới tiêu  phát trin ngành nông nghip

+ Phát triển ngành nuôi thủy sản, du lịch, giao thông vận tải

+ Tạo ra các nhà máy thủy điện

Phát trin kinh tế và đời sng xã hi ca đất nước

Câu 48: Chứng minh dân cư châu Á phân bố không đồng đều và giải thích

Trả lời

Dân cư của châu Á phân bố không đồng đều: điều kiện tự nhiên, lịch sử phát triển, đặc điểm phát triển kinh tế

- Địa hình của châu á phân hóa khác nhau ở từng nơi, trung á là hoang mạc và các dãy núi cao nên không thể phát triển nông nghiệp công nghiệp nên người ta sống ít. Nam á, đông nam á có nhiều đất phù sa thuận lợi(đồng bằng sông Ấn ,sông Hằng,Trường Giang,Hoàng Hà,sông Hồng...) để phát triển nông nghiệp,và có vị trí ở ven biển nên người ta sống nhiều

- Khí hậu phân hóa khác nhau ở từng nơi . Bắc á có khí hậu cận cực(giải thích :gần liên băng nga nên rất lạnh) nên dân cư sinh sống rất ít,Trung á có khí hậu núi cao(có nhiều dãy núi như himalya...),khí hậu nhiệt đới khô(mưa ít) ( giải thích vì trung á không có bờ biển, địa hình ăn sâu vào đất liền),nên dân cư cũng sống ít,Tây nam á có khí hậu cận nhiệt khô,nhiều vùng cũng biến thành hoang mạc (vì có dòng biển lạnh đi qua và nhiều yếu tố tự nhiên khác) nên dân cư chỉ sống ở vùng đồng bằng lưỡng hà và các thành phố lớn .Đông Á ,Nam Á , Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa( mưa nhiều) thuận lợi để phát triển nông nghiệp nên dân cư tập trung đông đúc

- Sông ngòi dày đặc ở Đông Á, Nam á , đông nam á nên người dân có lượng nước dồi dào để sinh sống, Sông ngòi rải rác ở tây á, trung á nên thiếu nước dẫn đến việc người dân sống ít

- Kim loại phân bố hầu hết các khu vực nhưng do điều kiện tự nhiên nên tây á,đông á,nam á khai thác kim loại dễ nên ngừoi ta sống nhiều

- Do điều kiên về khí hậu nên Đông á,Nam á ,Đông nam á sinh vật có nhiều, phong phú và đa dạng nên thuận lợi cho việc sinh sống => nhiều dân

- Đông Á, Đông Nam á ,nam á là những cái nôi của con người xuất hiện trên thế giới

- Đông Á, Đông Nam á ,nam á ít xảy ra chiến tranh, xung đột sắc tộc nên ngừoi tập trung đông đúc,không như Tây á nạn khủng bố nhiều làm tư tưởng của con người sợ hãi cũng chẳng dám sống ở đó.

- Tôn giáo ở Nam á cho đẻ nhiều con còn tôn giáo ở Tây Á cho đẻ ít con.

Câu 49: Tỉnh thành nào nổi tiếng với các điểm du lịch sau: cù lao phố, bửu long, làng bưởi tân triều…:

A. Đồng Nai

B. Bình Dương

C. Bà Rịa – Vùng Tàu

D. Long An

Trả lời

A. Đồng Nai

Câu 50: Đặc điểm sông ngòi ở vùng Trung tâm Hoa Kỳ?

Trả lời

- Bao gồm phần rộng lớn ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

– Phần trung tâm: + Khu vực rộng lớn, cân đối, diện tích hơn 8 triệu km2, chiều Đông sang Tây khoảng 4500m, chiều Bắc xuống Nam khoảng 2500km.

Đặc điểm sông ngòi ở phía Đông:

Sông ngòi ở phía Đông Hoa Kỳ:

- Có nhiều sông lớn như Côlômbia, Côlôrađô,… thuận lợi trong việc phát triển thuỷ điện, cho sinh hoạt cũng như nông nghiệp, vận tải…

1 734 30/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: