3000 câu hỏi ôn tập Địa lí có đáp án (Phần 2)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án Phần 2 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Địa lí. 

1 672 28/03/2023


3000 câu hỏi Địa lí (Phần 2)

Câu 51: Khu vực được bồi tụ phù sa vào mưa lũ ở đồng bằng sông hồng

A. các ô trũng ngập nước

B. vùng ngoài đê

C. rìa phía tây và tây bắc

D. vùng trong đê

Trả lời

B. vùng ngoài đê

Câu 52: Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa?

A. Vùng núi cao Tây Bắc

B. Vùng núi Trường Sơn

C. Vùng núi thấp Tây Bắc

D. Vùng núi Đông Bắc

Trả lời

D. Vùng núi Đông Bắc

Câu 53: Tính chất thời vụ của nhiều hoạt động kinh tế ở nước ta là ảnh hưởng của

A. Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước

B. Sự phân hoá khí hậu theo mùa

C. Tính chất nhiệt ẩm trong năm

D. Nguồn lao động nông nhàn

Trả lời

B. Sự phân hoá khí hậu theo mùa

Câu 54: Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất của cả vùng đồng bằng là

A. Rừng ngặp mặn

B. Rừng đầu nguồn

C. Rừng ven biển

D. Rừng sản xuất

Trả lời

B. Rừng đầu nguồn

Câu 55: Vì sao miền trung lũ quét muộn hơn ở miền bắc

A. Mùa mưa muộn

B. Mưa nhiều

C. Địa hình hẹp ngang

D. Mùa mưa sớm.

Trả lời

A. Mùa mưa muộn

Câu 56: Thời gian hoạt động của gió mùa đông bắc vào tháng

A. 4-11

B. 5-10

C. 10-5

D. 11-4

Trả lời

D. 11-4

Câu 57: Tính chất của gió mùa tây nam vào đầu mùa hạ thể hiện

A. Gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa tháng IX ở Trung Bộ

B. Gây mưa mùa hạ cho Nam Bộ, mưa tháng IX ở Trung Bộ

C. Gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ

D. Gây mưa cho cả nước, mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên

Trả lời:

C. Gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ

Câu 58: Thiên nhiên nước ta 4 mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở tây nam á và bắc phi là do

Trả lời

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á Châu Phi là nhờ nước ta nằm tiếp giáp biển Đông rộng lớn.

Câu 59: Hệ thống đảo ven bờ nước ta tập trung ở khu vực nào nhiều nhất

A. Ven bờ Nam Trung Bộ.

B. Ven bờ vịnh Thái Lan.

C. Ven bờ vịnh Bắc Bộ.

D. Ven bờ Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

C. Ven bờ vịnh Bắc Bộ.

Câu 60: Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên trái đất?

A. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.      

B. Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam.

C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.   

D. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

Trả lời:

D. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

Câu 61: Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương

B. Thái Bình Dương và Địa Trung Hải

C. Ấn Độ Dương và Đia Trung Hải

D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

Trả lời:

Đáp án B

Nước ta nằm vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kê với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.Với vị trí này, giúp cho chúng ta có được nguồn khoáng sản và sinh vật phong phú.

Câu 62: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

A. Biên giới quốc gia 

B. Vị trí của thủ đô

C. Kinh tuyến giữa

D. Điểm cực Đông

Trả lời:

Các quốc gia tự quy ước nước mình sử dụng múi giờ nào, và có mấy múi ở đất nước của mình. Do vậy, ranh giới múi thực tế được quy định bởi đường biên giới. Ví dụ như Tây Tạng của Trung Quốc nằm ở vị trí của múi giờ +3 GMT nhưng do Trung Quốc chỉ sử dụng 1 giờ duy nhất là Bắc Kinh +8 nên Tây Tạng vẫn dùng giờ +8 GMT. Triều Tiên trong quá khứ cũng đã từng thay đổi múi giờ cho phù hợp với tình hình đất nước.

= > Chọn A

Câu 63: Tại sao nói quỹ đạo có tính tương đối

A. Vì chuyển động của các vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

B. Vì quỹ đạo thông thường là đường cong chứ không phải đường thẳng.

C. Vì cùng quan sát một chuyển động, nhưng quan sát viên ở những chỗ khác nhau, nhìn theo hướng khác nhau.

D. Vì vật chuyển động nhanh, chậm khác nhau ở từng thời điểm.

Trả lời:

A. Vì chuyển động của các vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 64: Cấu trúc địa hình việt nam đa dạng thể hiện ở

A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích

B. Hướng núi Tây bắc - Đông nam chiếm ưu thế

C. Địa hình có nhiều kiểu khác nhau

D. Đồi núi thấp chiếm ưu thế

Trả lời:

C. Địa hình có nhiều kiểu khác nhau

Câu 65: Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, nhật bản nỗ lực vươn lên thành

Trả lời:

Địa vị chính trị của Nhật chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế. Do đó, để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên trở thành siêu cường về chính trị.

Câu 66: Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho gió mùa đông bắc xâm nhập sâu vào nước ta?

A.  Phía bắc giáp Trung Quốc    

B. nước ta nhiều đồi núi

C. Bờ biển dài    

D. Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc

Trả lời:

D. Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

Câu 67: Địa hình của vùng núi đông bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do:

A. có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông nam.

B. các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam.

C. phần lớn diện tích là đồi núi thấp.

D. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt - Trung

Trả lời:

B. các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam.

Câu 68: Căn cứ vào địa lý atlat trang 9 cho biết bão thường thâp trung nhiều nhất vào tháng nào trong năm

Trả lời:

Bão tập trung nhiều nhất ở nước ta vào tháng 9, tiếp đến là tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm đến 70% số cơn bão toàn mùa.

Câu 69: Trong khu vực địa hình đồi núi của nước ta, chiếm ưu thế là

A. Đồi núi thấp   

B. Núi trung bình và Núi cao

C. Núi trung bình

D. Núi cao

Trả lời:

A. Đồi núi thấp   

Câu 70: Ở nước ta, khai thác tổng hợp giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với lượng nước phong phú là thế mạnh của:

A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch.

B. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt.

C. Ngành giao thông vận tải và du lịch.

D. Ngành trồng cây lương thực - thực phẩm.

Trả lời

A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch.

Câu 71: Giải thích vì sao châu á là nơi đông dân cư

Trả lời

Châu Á tập trung các quốc gia rộng lớn và đông dân như Trung quốc, Liên Bang Nga.

Châu Á là châu lục có điều kiện tự nhiên thuận lợi vì nằm trong khu vực hoạt động gió mùa, có đầy đủ các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và hàn đới.

Châu Á là nơi có nền văn hóa phát triển.

Tất cả sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội đã dẫn đến việc châu Á đông dân, ngoài ra do chiến tranh dẫn đến đói nghèo, dẫn đến tâm lý sinh bù, sinh dự trữ, và ngoài ra còn do hủ tục lạc hậu. Một vấn đề nữa là do tín ngưỡng tôn giáo.

Câu 72: Gió mùa đông nam ở đồng bằng Bắc Bộ chính là

A. gió mùa Tây Nam

B. gió Tây Nam

C. Tín phong bán cầu Nam

D. gió Tây khô nóng

Trả lời

Đáp án A

Câu 73: Trình bày đặc điểm kinh thế xã hội các nước và lãnh thổ châu á hiện nay

Trả lời

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất,...

Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy:

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt:

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan,... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như: Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia,...

+ Ngoài ra, còn một số nước như: Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út,... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,...

- Hiện nay, ở châu Á số quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,... còn chiếm tỉ lệ cao.

Câu 74: Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của 8 nước là

Trả lời

Vùng biển nước ta tiếp giáp với biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Thái lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin.

Câu 75: Quốc gia nào dưới đây không tiếp giáp với phần đất liền của nước ta

A. Trung Quốc.

B. Lào

C. Thái Lan

D. Cam-pu-chia

Trả lời

C. Thái Lan

Câu 76: Vì sao vụ đông trở thành vụ chính

Trả lời

Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mùa đông lạnh , đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó còn tăng được nguồn lương thực,tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi

Câu 77: Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở đồng bằng sông cửu long

A. phân bố hợp lí dân cư và nguồn lao động.

B. phát triển thủy lợi của vùng.

C. mô hình sản xuất V.A.C.

D. cải tạo diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ven biển.

Trả lời

B. phát triển thủy lợi của vùng.

Câu 78: Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người của nước ta có xu hướng giảm dần chủ yếu là do

A. khả năng mở rộng diện tích không còn nhiều trong khi dân số không ngừng tăng.

B. dân số tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào.

C. đất chuyên dùng và đất thổ cư ngày càng mở rộng.

D. chính sách giảm tỉ trọng trong ngành nông nghiệp cơ cấu kinh tế.

Trả lời

Đáp án đúng là: A

Câu 79: Hiện nay, thành phố nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta:

a. Đà Nẵng

b. Tp. Hồ Chí Minh

c. Hà Nội

d. Hải Phòng

Trả lời

Đáp án đúng là: B

Câu 80: Ở nước ta diện tích đất chuyên dùng và đất ở ngày càng được mở rộng chủ yếu là chuyển từ

A. đất lâm nghiệp.

B. đất chưa sử dụng.

C. đất nông nghiệp.

D. đất hoang hóa.

Trả lời

C. đất nông nghiệp.

Câu 81: Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực

Trả lời

Ở khu vực xích đạo, các khối khí xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam tiếp xúc với nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau; vì thế, chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu.

Câu 82: Nhận xét tỉ lệ dân thành thị nước ta trong trang atlat 15

A. Số dân thành thị và tỉ lệ thị dân đều tăng.                         

B. Số dân thành thị tăng nhưng tỉ lệ thị dân giảm.

C. Số dân thành thị giảm nhưng tỉ lệ thị dân vẫn tăng.         

D. Số dân thành thị và tỉ lệ thị dân đều giảm.

Trả lời

A. Số dân thành thị và tỉ lệ thị dân đều tăng.                         

Câu 83: Vấn đề dân số nổi bật ở các nước phát triển

A. bùng nổ dân số.

B.  tỉ lệ dân thành thị thấp.

C. già hóa dân số.  

D. nạn nhập cư trái phép.

Trả lời

C. già hóa dân số.  

Câu 84: Trên trái đất, lượng mưa tập trung ít nhất ở vùng

Trả lời

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

Câu 85: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ như ở tây á, tây phi là

A. gió mùa

B. gió mậu dịch

C. gió đất, gió biển

D. gió Tây ôn đới

Trả lời

Đáp án A

Tuy cùng ở vĩ độ, nhưng nước ta có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, còn Tây Á, Tây Phi lại có khí hậu khô hạn là do vị trí nước ta nằm trong vành đai gió mùa châu Á. Gió mùa mùa hạ đi qua biển mang lại lượng mưa lớn, kết hợp với hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang và giáp Biển Đông đã làm cho khí hậu nước ta điều hòa, mang tính hải dương

Câu 86: Mô tả hiện tượng nhật thực

Trả lời

Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

+ Đứng ở vùng bóng tối ta không nhìn thấy mặt trời nên quan sát được nhật thực toàn phần.

+ Đứng ở vùng bóng nủa tối ta nhìn thấy một phần mặt trời nên quan sát được nhật thực một phần.

Câu 87: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại hội nghị ianta đông nam á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

Trả lời

Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), khu vực Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây

Câu 88: Vì sao nói quỹ đạo có tính tương đối

A. Vì chuyển động của các vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

B. Vì quỹ đạo thông thường là đường cong chứ không phải đường thẳng.

C. Vì cùng quan sát một chuyển động, nhưng quan sát viên ở những chỗ khác nhau, nhìn theo hướng khác nhau.

D. Vì vật chuyển động nhanh, chậm khác nhau ở từng thời điểm.

Trả lời

A. Vì chuyển động của các vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 89: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Lào?

A. Nghệ An.

B. Điện Biên.

C. Kon Tum.

D. Gia Lai.

Trả lời

Đáp án D. Gia Lai

Câu 90: Trong các câu sau có những câu nào mắc lỗi?

I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực.

II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên.

III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.

IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.

A. I và II.

B. III và IV.

C. I và III.

D. II và IV.

Trả lời

- Các lỗi dùng từ:

+ Lỗi lặp từ.

+ Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.

+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

Chọn C.

Câu 91: Tính khoảng cách theo đường chim bay từ a1 đến b1 và từ a2 đến d1

Trả lời

Ở thước tỉ lệ trong hình 44 SGK, 1cm trên bản đồ là 1km trên thực địa.

Khoảng cách từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 là 7,7 cm vì vậ khoảng cách giữa hai đỉnh núi là 7,7km

Câu 92: Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng chủ yếu là do

Trả lời

Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng hàng chục tỉ tấn mỗi năm chủ yếu là do nhu cầu phát triển, hiện đại hóa đất nước nên con người sử dụng ngày các nhiều các nhiêu liệu như dầu, khí, than,… trong các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Câu 93: Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc là cảnh quan phổ biến ở châu phi là

A. khí hậu khô nóng.    

B. hình dạng khối

C. địa hình cao   

D. các dòng biển nóng chạy ven bờ.

Trả lời

Do lãnh thổ châu Phi dạng khối, có diện tích lớn, các khối khí từ biển khó xâm nhập vào đất liền làm cho lãnh thổ có khí hậu khô hạn, làm cho cảnh quan châu Phi chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và xa van

=> Chọn đáp án A

Chú ý: dễ nhầm với đáp án B hình dạng khối , tuy nhiên đáp án này chưa đủ (hình khối lớn cần lèm theo diện tích lớn thì các khối khí từ biển mới khó xâm nhập vào đất liền)

Câu 94: Đông nam á (trừ thái lan) là thuộc địa của các nước nào?

A. để quốc Mĩ.              

B. thực dân Pháp

C. phát xít Nhật.    

D. các đế quốc Âu-Mĩ

Trả lời

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ.

Chọn: D

Câu 95: Vì sao miền bắc mùa đông lạnh, ít mưa

Trả lời

- Vì vào mùa đông, miền Bắc nước ta trực tiếp đón gió mùa đông bắc thổi từ lục địa của Châu Á xuống với tính chất khô và lạnh, làm hạ thấp nhiệt độ xuống, đem lại một mùa đông lạnh.

- Do có mùa hạ gió thổi không khí ẩm từ biển vào, dễ hình thành mây và mưa. Càng gần biển càng mưa nhiều càng sâu trong đâts liền, mưa càng ít Còn mùa đông, gió từ đất liền thổi ra biển, thời tiết lạnh giá, hanh khô.

Câu 96: Đặc điểm nào sau đây không phải địa hình ven biển nước ta

A. Các vịnh cửa sông.

B. Các tam giác châu, bãi chiều rộng.

C. Thềm lục địa rộng.

D. Bờ biển mài mòn.

Trả lời

Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng : vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, vũng vịnh nước sâu, đảo ven bờ, rạn san hô.

Chọn C.

Câu 97: Ở nước ta, biển đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến

A. Sinh vật.

B. Địa hình.

C. Khí hậu.

D. Cảnh quan ven biển

Trả lời

C. Khí hậu.

1 672 28/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: