3000 câu hỏi ôn tập Địa lí có đáp án (Phần 3)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án Phần 3 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Địa lí. 

1 681 29/03/2023


3000 câu hỏi Địa lí (Phần 3)

Câu 1: Trình bày hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của trình trạng biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ô zôn.

Trả lời

Biến đổi khí hậu toàn cầu:

   -  Hiện trạng:

      + Trái Đất nóng lên

      + Mưa axit

   - Nguyên nhân:

      + Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển             

      + Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành công nghiệp sử dụng than đốt

   - Hậu quả:

      + Băng tan

      + Mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đất thấp

      + Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất

   - Giải pháp:

      + Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong sản xuất và sinh hoạt

Suy giảm tầng ôzôn:

   - Hiện trạng: tầng ôzôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn

   - Nguyên nhân: hoạt động công nghiệp và sinh hoạt => một lượng khí thải lớn trong khí quyển

   - Hậu quả: ảnh hưởng đến sức khỏe, mùa màng, sinh vật thủy sinh

   - Giải pháp: cắt giảm lượng khí CFCS trong sản xuất và sinh hoạt

Câu 2: Các biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết hiện tượng hiệu ứng nhà kính là

Lời giải

Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi.

Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Được biết, nạn phá rừng vốn là nguyên nhân gây ra 20% khí thải CO2 mỗi năm.

Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng

Việc dùng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.

Cả nước hiện nay có khoảng hơn 10 triệu hộ dùng điện, chỉ cần mỗi hộ thay một bóng đèn sợi đốt hoặc neon bằng đèn compact thì trung bình mỗi hộ tiết kiệm được 9W, toàn quốc sẽ tiết kiệm được 90MW điện vào giờ cao điểm.

Tắt nguồn điện khi không sử dụng

Tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng. Và hãy nhớ tắt ti vi và máy tính của bạn khi bạn không sử dụng chúng. Tắt nước khi bạn không sử dụng nó. Trong khi đánh răng hay rửa xe, tắt nước cho đến khi bạn thực sự cần nó để rửa. Bạn sẽ làm giảm hóa đơn tiền nước của bạn và giúp bảo tồn một nguồn tài nguyên quan trọng.

Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

Sử dụng các nguồn năng lượng sạch

Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…

Câu 3: Tại sao nói vấn đề việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta

Lời giải

* Việc làm đang là vấn đề gay gắt do:

- Đặc điểm mùa vụ của nghành nông nghiệp , sự phát triển nghề nông thôn còn hạn chế

-> Tình trạng thiếu việc làm lớn (2003: 22,3%).

- Các khu vực thành thị tỉ lệ thât nghiệp tương đối cao .

- Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây tăng cao trong khi số việc làm tăng không kịp .

Câu 4: Trái đất có chuyển động tự quay quanh trục theo hướng nào? thời gian và góc nghiêng là bao nhiêu

Lời giải

Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033′ trên mặt phẳng quỹ đạo. Hướng tự quay là từ tây sang đông. Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm (24 giờ).

Câu 5: Ưu điểm và hạn chế của đặc điểm nguồn lao động lớp 9?

Lời giải

Đặc điểm:

+ Số lượng: Dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

+ Chất lượng: không đồng đều

- Ưu điểm và hạn chế:

a) Thế mạnh

- Nguồn lao động dồi dào: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (có tới 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.

- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:

+  Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).

+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.

- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.

b) Hạn chế :

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.

Câu 6: Hãy trình bày và giải thích cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nuớc ta.

Lời giải

- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.

- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.

Câu 7: Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất thuộc đồng bằng duyên hải miền trung?

Lời giải

Đồng bằng có diện tích lớn nhất trong hệ thống đồng bằng ven biển miền Trung là đồng bằng Thanh Hóa được bồi đắp bởi sông Mã và sông Chu.

Câu 8: So sánh sự khác nhau giữa sông ngòi khu vưc bắc á với các khu vực đông á, nam á và Đông nam á?

Lời giải

- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc. Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

- Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á. Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.

- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 9: Dứa có gai ở miền Tây gọi là gì? Dứa không gai ở miền Tây gọi là gì?

Trả lời

Dứa có gai Miền Tây được người dân gọi là trái Khóm.

Còn dứa không gai theo dân Miền Tây gọi là trái Thơm

Câu 10: Dân cư Hoa Kì có nguồn gốc chủ yếu từ đâu?

A. Châu Âu.                     B. Châu Á.

C. Châu Phi.                     D. Mĩ La tinh.

Lời giải

Dân cư Hoa Kì có nguồn gốc chủ yếu từ Châu Âu, Hoa Kì có số dân đông thứ ba trên thế giới, dân số tăng nhanh một phần quan trọng là do nhập cư, dân nhập cư đa số là người châu Âu, tiếp đến là Mĩ La tinh, châu Á, Ca-na-đa và châu Phi.

Câu 11: Ca-li-nin-grat là tỉnh nằm ngoài lãnh thổ Nga nhưng hết sức quan trọng vì

A. là điểm trung chuyển hàng hóa của Nga và EU.

B. là tỉnh giàu có về tài nguyên khoáng sản như dầu khí.

C. là tỉnh có đất đai phì nhiêu phát triển nông nghiệp.

D. là một trung tâm công nghiệp lớn của Liên Bang Nga.

Lời giải

A. là điểm trung chuyển hàng hóa của Nga và EU.

Câu 12: Trong ngoại thương, eu hạn chế nhập các mặt hàng nào sau đây?

A. Dầu khí

B. Dệt, da

C. Than,sắt

D. Điện tử

Lời giải

D. Điện tử

Câu 13: Cao nguyên badan của nước ta tập trung ởvùng núi nào sau đây?

A. đông bắc.

B. tây bắc.

C. trường sơn bắc.

D. trường sơn nam.

Lời giải

D. trường sơn nam.

Câu 14: Liên minh châu âu (eu), một luật sư người i-ta-li-a có thể làm việc ở béc - lin như một luật sư đức là biểu hiện của

A. tự do di chuyển.                                                                           

B. tự do lưu thông tiền vốn.

C. tự do lưu thông dịch vụ.                                                            

D. tự do lưu thông hàng hóa.

Lời giải

C. tự do lưu thông dịch vụ.                                                            

Câu 15: So sánh sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

Lời giải

* Sự khác nhau của các kiểu khí hậu

- Các kiểu khí hậu gió mùa:

+ Phân bố: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

+ Đặc điểm: trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô, mưa không đáng kể; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Các kiểu khí hậu lục địa:

+ Phân bố: chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

+ Đặc điểm: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 - 500 mm, độ ẩm không khí luôn luôn thấp.

* Việt Nam thuộc kiểu khí hậu: nhiệt đới gió mùa.

Câu 16: Nêu và giải thích đặc điểm khí hậu châu á

Lời giải

a) Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng

- Khí hậu phân hóa thành nhiều đới khác nhau. Từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo lần lượt có các đới khí hậu: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo.

- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

+ Đới khí hậu ôn đới: kiểu ôn đới lục địa, kiểu ôn đới gió mùa, kiểu ôn đới hải dương.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt gió mùa,

kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô. kiểu nhiệt đới gió mùa.

b) Giải thích

- Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao, khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

* Sự khác nhau của các kiểu khí hậu

- Các kiểu khí hậu gió mùa:

+ Phân bố: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

+ Đặc điểm: trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô, mưa không đáng kể; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Các kiểu khí hậu lục địa:

+ Phân bố: chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

+ Đặc điểm: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 - 500 mm, độ ẩm không khí luôn luôn thấp.

Câu 17: Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó.

Lời giải

1. Công nghiệp.

- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp

- Công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng

+ Khai khoáng: than, sắt, thiếc, đồng, apatit…

+ Sản xuất điện:

. Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang.

. Nhiệt điện: Uông Bí

- Luyện kim, cơ khí (Thái Nguyên), hóa chất (Việt Trì, Bắc Giang)

- Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, thủ công mĩ nghệ…

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

2. Nông nghiệp.

a. Trồng trọt.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

- Cơ cấu: đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)

- Cây công nghiệp:

+ Chè: có diện tích  chè lớn nhất  cả nước (chiếm 62% diện tích trồng chè của cả nước). Phân bố: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.)...

+ Hồi, thuốc lá: Trồng nhiều ở biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn

- Cây dược liệu, cây ăn quả: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.

- Cây lương thực : Lúa ngô là cây lương thực chính

- Cây ăn quả có nhiều loại đặc sản như: đào (Sa Pa), hồng (Lạng Sơn), mận (Yên Bái), bưởi (Phú Thọ),  trồng rau và sản xuất hạt giống rau ở Sa Pa..

b. Chăn nuôi.

- Trâu được nuôi nhiều ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm > 50% đàn trâu cúa cả nước.

- Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò cả nước. bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.

- Đàn lợn của vùng chiếm 21,4 % đàn lợn của cả nước (2005).

c. Thủy sản.

- Nghề nuôi tôm, cá trên ao hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ (Quảng Ninh)

Câu 18: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có:

A. đầy đủ ba đai cao khí hậu ở địa hình miền núi

B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.

C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.

D. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung

Lời giải

Đáp án A

Giải thích: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có đầy đủ ba đai cao khí hậu ở địa hình miền núi.

Câu 19: Khí hậu miền tây bắc và bắc trung bộ

Lời giải

Khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm là ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút nên có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, đỡ lạnh hơn; những vùng có mùa đông lạnh chủ yếu do nằm ở khu vực có địa hình cao (nhiệt độ giảm theo độ cao).

Câu 20: Điểm khác nhau giữa sóng và dòng biển là gì?

Lời giải

Chuyển động sóng, hay ngắn gọn là sóng, là sự lan truyền của dao động. Trong vật lý, sóng có thể mang theo năng lượng, lan truyền trong nhiều môi trường khác nhau, có thể bị đổi hướng (bởi khúc xạ, phản xạ, tán xạ, nhiễu xạ...) và thay đổi năng lượng (bởi hấp thụ, bức xạ,...) hay thậm chí thay đổi cấu trúc (như thay đổi tần số, bởi môi trường phi tuyến tính,...).

Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn.

Dòng biển: là sự đi chuyển của nước biển theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các loài gió thổi thường xuyên trên Trái Đất

Câu 21: Lĩnh vực thể hiện rõ nhất trong sự chuyển dịch cơ cấu nước ta là gì

Lời giải

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch rất mạnh. Vì vậy, đã tạo ra sự thay đổi lớn trong tỷ trọng của các ngành thể hiện rõ ở việc giảm tỷ trọng các ngành ở khu vực Nông-lâm-thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành ở khu vực Công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.

Câu 22: Cho biết tỉnh nào sau đây của vùng trung du miền núi bắc bộ giáp biển đông

Lời giải

Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là Quảng Ninh.

Câu 23: Nhận xét và giải thích ngành công nghịêp năng lượng nước ta

Lời giải

- So với toàn ngành công nghiệp, tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng tương đối lớn  (11,1% năm 2007). Tuy nhiên, tỉ trọng ngành này có xu hướng giảm từ 18,6% (năm 2000) xuống còn 11,1% (năm 2007), giảm 7,5%.

- Trong giai đoạn 2000 - 2007:

+ Sản lượng dầu thô nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ (giảm 0,4 triệu tấn), nhưng không ổn định (dẫn chứng).

+ Sản lượng than sạch tăng 30,9 triệu tấn, gấp 3,7 lần.

- Sản lượng điện tăng 37,4 tỉ kWh tấn, gấp 2,4 lần.

Câu 24: Biển nước ta ở phía đông ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển

Lời giải

Biển nước ta ở phía đông, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọ trên biển, nhưng Huy Cận lại viết “ Mặt trời xuống biển”. Cách viết đó tưởng vô lý, nhưng lại có lý ở chỗ điểm nhìn của tác giả đang ở trên thuyền ngoài khơi xa. Ông nhín về phía tây sẽ thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Hình ảnh đó là thực nhưng cũng có thể là hình ảnh trong cảm quan nghệ thuật của nhà thơ.

Câu 25: Khoáng sản chủ yếu ở bắc á

A. Sắt, thiếc, than, dầu mỏ.

B. Sắt, thiếc, than, dầu mỏ, đồng.

C. Sắt, thiếc, than, đồng.

D. Sắt, thiếc, than, dầu mỏ, nhôm.

Lời giải

A. Sắt, thiếc, than, dầu mỏ.

Câu 26: Dãy hoàng liên sơn nằm giữa hai con sông nào

Lời giải

Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi thuộc vùng Tây Bắc, miền Bắc của Việt Nam. Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông lớn chảy qua lãnh thổ Việt Nam là sông Hồng và sông Đà. Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi dốc với các thung lũng hẹp và sâu.

Câu 27: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp nước ta

Trả lời

- Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở của nhà nước, các cơ sở ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó các cơ sơ nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Cơ cấu ngành rất đa dạng trong đó có các ngành trọng điểm (ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên các thế mạnh về tài nguyên, lao động đáp ứng thị trường trong nước và tạo được nguồn hàng xuất khẩu chủ lực) có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

Câu 28: Phân bố tài nguyên khoáng sản nước ta

Lời giải

Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản. Trong đó, một số loại có trữ lượng quan trọng như bô xít (672,1 triệu tấn), apatit (0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3.520 triệu tấn), đất hiếm (1,1 triệu tấn) và đá granit (15 tỷ m3)

Câu 29: Nhóm nước có thu nhập cao ở châu á là

Lời giải

Qatar là quốc gia có thu nhập bình quân trên người cao nhất châu Á, với 104.756 USD/người, tiếp sau là Ma Cao với 78.275 USD/người, Hong Kong với 52.052 USD người.

Câu 30: Sản lượng lúa gạo ở châu á chiếm bao nhiêu phần trăm của thế giới?

Lời giải

Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của thế giới.

Câu 31: Những nước ở châu á có ngành dịch vụ phát triển cao là

Lời giải

Những nước có ngành dịch vụ phát triển cao ở Châu Á là Nhật Bản, Xin-ga-po và Hàn Quốc. Ba quốc gia này là những nền kinh tế hàng đầu châu Á với ngành dịch vụ được chú trọng phát triển mạnh, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm chất lượng dịch vụ chất lượng.

Câu 32: Sông nào thuộc đông á?

A. sông A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang

B. Sông Ô-bi, Lê-na, A-mua

C. Sômg Mê Công, Hoàng Hà, Trường Giang

D. Sông Nin, sông Ấn, sông Hằng

Lời giải

Các hệ thống sông lớn ở Đông Á gồm sông A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.

Đáp án: A

Câu 33: Đời sống ở đồng bằng sông hồng có nhiều khó khăn do nguyên nhân

Lời giải

Đời sống nhân dân ở Đồng bằng sông Hồng còn nhiều khó khăn do

khí hậu có mùa đông lạnh. có nhiều thiên tai, bão lũ. mật độ dân số quá cao. vùng biển bị ô nhiễm.

Câu 34: Đồng bằng nào say đâu ở thuộc khu vực tây nam á?

A. Lưỡng hà

B. Mê Công

C. Hoa Bắc

D. Ấn Hằng

Lời giải

Đáp án A: Đồng bằng nổi tiếng ở khu vực tây nam á là đồng bằng Lưỡng Hà.

Câu 35: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của châu á?

A. Nam Á.

B. Bắc Á.

C. Tây Nam Á.

D. Đông Nam Á.

Lời giải

C. Tây Nam Á.

Câu 36: Đồng bằng nào say đâu ở thuộc khu vực tây nam á?

A. Lưỡng hà

B. Mê Công

C. Hoa Bắc

D. Ấn Hằng

Lời giải

Đáp án đúng là đáp án A: Đồng bằng nổi tiếng ở khu vực tây nam á là đồng bằng Lưỡng Hà.

Câu 37: Sông nào lớn nhất nước ta

Lời giải

Các dòng sông có chiều dài chảy trong nước lớn nhất là: Sông Hồng dài 551 km (kể cả đoạn từ thượng nguồn về đến Việt Trì với tên gọi sông Thao); sông Đà dài 543 km; sông Thái Bình dài 411 km (kể cả dòng chính từ thượng nguồn đến Phả Lại - Chí Linh, Hải Dương với tên gọi sông Cầu); sông Sêrêpôk dài 371 km).

Câu 38: Về nền kinh tế thời đinh - tiền lê

Lời giải

Nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước như:

- Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…

- Trong thủ công nghiệp: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển. Do đó, sản phẩm không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.

- Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt - Tống, mở mang đường xá, thống nhất tiền tệ,...

Câu 39: Chế độ dòng chảy là gì

A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời    

B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm

C. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm    

D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm

Lời giải:

C. Thung lũng sông rộng, độ dốc nhỏ, sông nhiều phù sa, chế độ nước hai mùa rất rõ rệt

Câu 40: Khu vực tây nam á có liên quan tới kênh đào xuye

Lời giải

Tây Nam Á là cầu nối giữa châu Á, châu Âu, châu Phi nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuy-ê. Chính vì vậy, Tây Nam Á được biết đến với vị trí thông thương quan trọng của thế giới, có ý nghĩa chiến lược bậc nhất trong phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 41: So sánh vùng khí hậu bắc trung bộ và nam trung bộ

Lời giải

Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ:

*Giống nhau:

- Cùng giáp biển, địa hình thấp dần từ tây sang đông.

- Có nhiều tài nguyên biển.

- Xảy ra thiên tai rất nặng nề: gió tây nam khô nóng, bão, hạn, lũ, lụt, lũ quét, hạn hán, xâm nhập măn, cát lấn ven biển,…

*Khác nhau:

Bắc Trung bộ:

- Dãy Trường Sơn Bắc đón gió, có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của vùng.

- Sườn đón gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn, đón bão, gây hiệu ứng phơn Tây nam, làm cho nhiệt độ cao, khô nóng kéo dài về mùa hạ.

- Có sự khác nhau lớn giữa 2 vùng nam và bắc dãy Hoành Sơn.

- Có nhiều đầm, phá thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.

Duyên hải Nam Trung Bộ

- Dãy Trường Sơn Nam chắn gió.

- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đâm sâu ra biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.

- Có nhiều vũng vịnh nước sâu để xây dựng các hải cảng, có nhiều bãi tôm bãi cá, có 2 ngư trường quan trọng.

Câu 42: Trong các nhân tố thúc đẩy kinh tế nhật bản, mĩ, tây âu phát triển nhanh, có nhân tố nào giống nhau?

Lời giải:

Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu đều áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất.

Câu 43: So sánh vùng khí hậu tây bắc bộ và đông bắc bộ

Lời giải:

Miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước

- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông

Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:

- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc

- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.

bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi

bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.

Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.

- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).

- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.

Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.

Câu 44: Mưa ngâu diễn ra vào tháng 8 ở đồng bằng bắc bộ là do

Lời giải

Mưa ngâu là hiện tượng thời tiết phổ biến xảy ra hàng năm ở miền Bắc. Thời kỳ xảy ra mưa ngâu là các tháng 7, tháng 8 do ảnh hưởng của hoạt động rãnh thấp xích đạo. Vào khoảng thời gian này rãnh xích đạo hoạt động của Bắc Ấn Độ Dương, bán đảo Đông Dương và khu vực biển Đông

Câu 45: So sánh toàn cầu hóa và khu vực hóa

A. Là sự mở rộng, gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế

B. Giúp khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả trên quy mô lớn.

C. Loại bỏ những trở ngại về rào cản trong kinh tế giữa các quốc gia

D. Làm tăng về cường độ và khối lượng của các quan hệ kinh tế quốc tế

Lời giải

Sự khác biệt giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa là: Loại bỏ các trở ngại về rào cản trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia.

Câu 46: Khó khăn lớn nhất do cộng đồng dân nhập cư mang lại cho hoa kì là

Lời giải:

Nguồn lao động dồi dào. Sự phức tạp về văn hoá, ngôn ngữ. Có cả nguồn lao động trí tuệ lẫn lao động giản đơn. Tiết kiệm được chi phí đào tạo và nuôi dưỡng.

Câu 47: Công ty xuyên quốc gia nào sau đây vẫn hoạt động ở Việt Nam

A. metro 

B. amazon

C. wal-mart

D. at&t

Lời giải:

B. amazon

1 681 29/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: