3000 câu hỏi ôn tập Địa lí có đáp án (Phần 4)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án Phần 4 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Địa lí.

1 619 29/03/2023


3000 câu hỏi Địa lí (Phần 4)

Câu 51: Việc sử dụng đất nước ta gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của địa hình

A. Xâm thực, bồi tụ mạnh

B. Phân hoá đa dạng

C. Già trẻ lại và phân bậc

D. Chủ yếu là đồi núi

Trả lời

A. Xâm thực, bồi tụ mạnh

Câu 52: Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng

Trả lời

*Nguyên nhân của việc phá rừng:

Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,...Do hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.

*Hậu quả của việc phá rừng:

khi chặt phá rừng sẽ làm cho khả năng lọc sạch không khí bị giảm và gây ra các hiện tượng khói mù dày đặc vd như ở Trung Quốc, các thành phố lớn đã bị khói mù bao phủ dày đặc. Đốt rừng sẽ gây thiệt hại tương tự như phá rừng, đốt rừng làm cho bầu không khí ô nhiễm, khói do cháy rừng sẽ nhanh chóng lan nhanh gây ra hiện tượng mù khô trên khu vực lớn, bị xói mòn,...

Câu 53: Khu vực tây nam á được chia thành mấy kiểu địa hình

Trả lời

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:

+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.

Câu 54: So với duyên hải nam trung bộ bắc trung bộ có ưu thế hơn hẳn để phát triển nghề

Trả lời

So với Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ có ưu thế hơn hẳn để phát triển nghề sản xuất muối

Câu 55: Các nước chủ yếu dựa vào nông nghiệp

A. Lào

B. Hàn Quốc

C. Trung Quốc

D. Nhật Bản

Trả lời

A. Lào

Câu 56: Phía tây bắc trung bộ và phía đông bắc trung bộ địa hình tài nguyên

Trả lời:

1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

* Vị trí:

- Phía Bắc: Giáp trung Quốc.

- Phía Nam: Giáp miền Nam trung Bộ và Nam Bộ.

- Phía Đông: Giáp Biển Đông.

- Phía Tây: Giáp Lào.

* Giới hạn: Thuộc hữu ngạn Sông Hồng (Từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế).

2. Địa hình cao nhất Việt Nam

- Địa hình: Núi cao nhất, núi non trùng điệp, thung lũng sâu.

- Hướng núi chính tây bắc -đông nam.

- Sông suối nhiều ghềnh thác.

 - Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm. Ấm hơn miền miền Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ.

- Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao. Tác động của gió mùa Đông Bắc đã giảm.

- Mùa hạ đến sớm, gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Trung Bộ.

- Bắc trung Bộ: Mưa chuyển dần về Thu Đông.

4. Tài nguyên phong phú đá dạng được điều tra, khai thác

- Sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện, có lũ vào tháng 10, 11.

- Khoáng sản: Có hàng trăm mỏ và điểm quặng.

- Tài nguyên rừng: nhiều gỗ và lâm sản quý.

- Tài nguyên biển: giàu hải sản, nhiều cảnh đẹp nổi tiếng.

Câu 57: Công dụng của khoáng sản

Trả lời:

- Về phương diện kinh tế: Khoáng sản là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp then chốt, như đá vôi dùng cho sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng; quặng sắt được  dùng cho ngành luyện kim, cơ khí… Than đá, dầu mỏ, khí gas… là những khoáng sản cung cấp năng lượng chủ yếu cho nhiều ngành kinh tế quan trọng cũng như phục vụ sinh hoạt hằng ngày của con người, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là những tài nguyên có giá trị cao trong việc bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp.

Câu 58: Diện tích khu vực đông nam á năm 2002

Trả lời:

Diện tích: 4.545.792 km2

Câu 59: Công nghiệp ở duyên hải nam trung bộ có vai trò gì

Trả lời:

Công nghiệp.

- Vùng đã hình thành được 1 chuổi các trung tâm công nghiệp ( Đà Nẵng là hạt nhân CN của vùng).

- Các ngành CN: Cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản, hàng tiêu dùng.

- Hình thành một số khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất → CN có nhiều khởi sắc.

- Tuy nhiên phát triển CN của vùng còn nhiều hạn chế, nhất là vấn đề năng lượng → vùng đã tiến hành:

   + Sử dụng mạng lưới điện quốc gia.

   + Xây dựng một số nhà máy thủy điện nhỏ trong vùng.

   + Trong tương lai sẽ xây dựng nhà máy điện nguyên tử.

- Trong thập kỷ tới, công nghiệp của vùng sẽ có bước phát triển rõ nét .

b. Cở sở hạ tầng.

- Việc đẩy mạnh phát triển CSHT, nhất là GTVT sẽ tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới của vùng.

- Việc nâng cấp QL1, đường sắt Bắc - Nam → làm tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh, thành của vùng và Đà Nẵng, TP HCM.

- Hệ thống sân bay quốc tế, nội địa của vùng đã và đang được khôi phục, nâng cấp.

- Phát triển các dự án xây dựng đường hành lang Đông - Tây, nối Tây Nguyên và các cảng nước sâu → thúc đẩy quá trình mở cửa kinh tế và giao lưu, hội nhập với Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.

Câu 60: Quá trình bóc mòn

Trả lời:

Quá trình bóc mòn hay bào mòn được hình thành do tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó.

Câu 61: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.

Trả lời:

Việc nắm bắt được các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập và đời sống: giúp các em có thể giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, lí giải những hiện tượng tự nhiên.

Câu 62: Gió tín phong ở việt nam có tính chất gì

Trả lời:

Gió tín phong là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam hướng về phía xích đạo. Loại gió này được sinh ra nhờ sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến và vùng áp thấp xích đạo. Tính chất loại gió này thường là khô và ít gây mưa.

Câu 63: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau:

- Hà Nội: Nhiệt độ từ 19°C đến 28°C.

- Nghệ An: Nhiệt độ từ 20°C đến 29°C.

Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?

Trả lời:

- Công thức chuyển đổi từ độ C sang độ K là:

K = °C + 273

- Vậy, nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ trong nhiệt giai Kelvin là:

+ Hà Nội: Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K.

+ Nghệ An: Nhiệt độ từ 293 K đến 302 K.

Câu 64: Sông dài nhất châu á là

A. A mua

b. sông hằng

C. Trường Giang

D. Mê Kông

Trả lời:

Trường giang là con sông dài nhất châu á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông nin ở châu phi, sông amazon ở nam mỹ. trường giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây trung quốc (thanh hải) và chảy về phía đông đổ ra biển hoa đông, trung quốc.

Câu 65: Nước ta có bao nhiêu tỉnh có chữ bình

Trả lời:

Có 7 tỉnh

Câu 66: Ước tính dân số Việt Nam được xác định bời hàm số S = 77,7 + 1,07t trong đó S được tính bằng triệu người, t tính bằng số năm kể từ năm 2000.

a) Hãy tính dân số Việt Nam vào các năm 2020 và 2030.

b) Em hãy cho biết dân số Việt Nam đạt 115,15 triệu người vào năm nào?

Trả lời:

a, Năm 2020, số dân VN là 77,7+1,07⋅20=99,1(tr.người)

Năm 2030, số dân VN là 77,7+1,07⋅30=109,8(tr.người)

b, VN đạt 115,15 tr người vào năm 2035

Câu 67: Tác động của gió mùa đông đến khí hậu nước ta

Trả lời

- Gió mùa Đông Bắc từ cao áp Xibia thổi đến nước ta trong khoảng thời gian từ tháng XI đến tháng IV, gây nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (từ dãy Bạch Mã ra) nước ta, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Gió này lạnh khô, khi đến nước ta gây ra thời tiết lạnh khô vào nửa đầu mùa đông; nửa sau mùa đông thổi lệch qua biển trở nên lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Như vậy, gió mùa Đông Bắc gây ra một mùa đông lạnh, ít mưa ở miền Bắc.

- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam TBg từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vưc Tây Bắc, gây ra hiện tượng phơn khô nóng, tạo nên mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Như vậy, gió mùa đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam và Tây Nguyên có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (do tác động của Tín phong Bán cầu Bắc); Duyên hải miền Trung có mùa mưa lệch sang thu đông.

Câu 68: Vào mùa đông khối không khí ảnh hưởng đến phần lãnh thổ phía bắc nước ta có kí hiệu là

A. Am

B. Ac

C. Pm

D. Pe

Trả lời

Giải thích Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc (khối khí ôn đới lục địa) thổi vào nước ta mang theo không khí lạnh đến nước ta và gây nên một mùa động lạnh ở miền Bắc. Khối khí này có kí hiệu là Pe.

Câu 69: Vì sao khu vực tây nam á được coi là điểm nóng của thế giới

Trả lời

a) Tây Nam Á được coi là “điểm nóng ” của thế giới vì:

- Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm ở ngã ba của ba châu lục Á - Âu - Phi.

- Giàu tài nguyên: dầu mỏ và khí tự nhiên nhất thế giới, nhiều nhất ở vùng vịnh Péc-xich.

- Thường xuyên xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.

- Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.

b) Nguyên nhân:

- Do mâu thuẫn về quyền lợi (đất đai, nguồn nước, dầu mỏ,...).

- Do các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc lịch sử.

- Do sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

c) Hậu quả:

- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

- Đời sống nhân dân bị đe dọa và không được cải thiện.

- Kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển.

- Ảnh hưởng đến giá dầu trên thế giới.

- Môi trường bị hủy hoại nặng nề.

d) Giải pháp

- Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên, môi trường sống.

- Xóa bỏ các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề lịch sử.

- Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

- Nâng cao sự bình đẳng, dân chủ và mức sống của người dân, giải quyết nạn đói nghèo.

Câu 70: Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là

A. Lâu đài Đỏ

B. Lăng Ta-giơ Ma-han.

C. Chùa hang A-gian-ta

D. Đền Bô-rô-bua-đua

Trả lời

Đáp án đúng là: C

Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là chùa hang A-gian-ta.

Câu 71: Nêu đặc điểm tự nhiên của nửa phía đông phần đất liền đông á

Trả lời

Ở Đông Á, nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo trong một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh. Riêng ở Nhật bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa. Về mùa hạ có gió đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.

Câu 72: Đông nam á giáp với

Trả lời

Đông Nam Á có phía bắc giáp Đông Á, phía tây giáp Nam Á và vịnh Bengal, phía đông giáp Châu Đại Dương và Thái Bình Dương, phía nam giáp Australia và Ấn Độ Dương.

Câu 73: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở nước ta.

Trả lời

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả: Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

Câu 74: So sánh các đặc điểm tự nhiên phần đất liền và hải đảo của khu vực đông á

Trả lời:

Sự khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

- Ở phần đất liền:

+ Phía Tây có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn

+ Phía Đông là vùng núi đồi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.

- Ở phần hải đảo: Địa hình là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa

Câu 75: Nêu những đặc điểm phân bố dân cư ở khu vực châu á

Trả lời

a) Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

- Số dân đông nhất thế giới: 3766 triệu người (năm 2002).

- Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể, ngang với mức trung bình năm của thế giới (1,3% năm 2002).

- Mật độ dân số cao: 84,8 người/km2 năm 2002.

- Phân bố dân cư không đều: tập trung đông ở các đồng bằng, ven biển Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á (mật độ trên 100 người/km2), thưa thớt ở các vùng núi cao, khí hậu lạnh hoặc khô hạn như: Trung Á, Bắc Á, Tây Nam Á (mật độ chưa đến 1 người/km2).

- Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và một số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-it. Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo.

b) Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị châu Á

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, địa hình, nguồn nước, khoáng sản,...

- Điều kiện kinh tế - xã hội: trình độ phát triển kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,...

Câu 76: Vì sao nói nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực Nam Á?

Trả lời

Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực Nam Á, vì:

          - Mùa hạ từ tháng 4 - 9, gió mùa tây nam nóng và ẩm từ Ấn Độ Dương thổi đến mang theo lượng mưa lớn cho khu vực => cung cấp nguồn nước tưới quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

          - Mùa đông từ tháng 10 - 3 năm sau, gió mùa đông bắc thổi tới với thời tiết lạnh, khô, ít mưa => đây là thời kì mùa khô của khu vực, lượng nước ít, ảnh hưởng đến hoạt động tưới tiêu trong nông nghiệp; những đợt gió mùa lạnh cũng gây khó khăn đời sống con người và hoạt động sản xuất.

Câu 77: Thiên nhiên việt nam phân hóa đa dạng do

A. Đặc điểm địa hình kết hợp với hướng các mùa gió

B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa

C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm

D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông

Trả lời

A. Đặc điểm địa hình kết hợp với hướng các mùa gió

Câu 78: Tại sao giờ mặt trời mọc, lặn khác nhau giữa các địa phương và thay đổi trong suốt năm?

Trả lời

hiện tượng trên xảy ra là do trục trái đất bị nghiêng 23,5 độ. vì thế trong quá trình quay quanh mặt trời và tự quay quanh trục, trái đất sẽ hướng về mặt trời theo những góc khác nhau. từ đó, nếu quan sát ở trái đất, sẽ có hai ngày có thời gian ngày và đêm bằng nhau đó là ngày xuân phân và thu phân.

Câu 79: Trên bản đồ có tỉ lệ 1:5000 một hồ nước có chiều dài 2cm4mm và chiều rộng 9mm. Tính diện tích hồ nước đó.

Trả lời

Đổi: 2cm4mm = 24mm

Diện tích hồ nước trên bản đồ là:

24.9 = 216(mm2)

Diện tích hồ nước trên thực địa là:

216.5000=1080000(mm2)

Đổi: 1080000mm2=1,08 m2

Đ/S: 1,08m2

Câu 80: Tại sao hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra ở các địa điểm từ 23027' bắc đến 23027' nam, ngoài giới hạn trên không có hiện tượng này?

Trả lời

Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh : ngoại chí tuyến. Vì trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc = 66"33 . Để tạo góc 90" thì góc phụ phải là 23°27, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23' 27

Câu 81: Trình bày mối quan hệ giữa việt nam và asean ngắn gọn

Trả lời

Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có những lúc diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động tình hình quốc tế và khu vực:

Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ.

Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau.

Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng.

Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện.

Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.

Câu 82: Trình bày hiểu biết của em về cuộc phát kiến địa lý

Trả lời

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.

- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.

+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.

Câu 83: Sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố nào

A. Các nhân tố tự nhiên

B. Tài nguyên thiên nhiên

C.  Các nhân tố kinh tế - xã hội

D. Vị trí địa lí

Trả lời

Sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế - xã hội (ghi nhớ bài học sgk Địa lí 9 trang 41)

=> Chọn đáp án C

Câu 84: Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định

B. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất

C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm

D. Cây xanh nhờ ảnh sáng để thực hiện quá trình quang hợp

Trả lời

B. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất

Câu 85: Chất lượng môi trường của vùng trung du và miền núi bác bộ giảm sút vì

A. Dân cư thưa thớt

B. Chặt phá rừng bừa bãi.

C. Thời tiết diễn biến thất thường.

D. Địa hình của vùng bị chia cắt mạnh

Trả lời

B. Chặt phá rừng bừa bãi.

Câu 86: Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương

A. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất

B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất

C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ

D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ

Trả lời

C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ

Câu 87: Dòng biển ảnh hưởng như thế nào đối với việt nam

Trả lời

+ Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
+ Dòng biển lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ 
- Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

Câu 88: Hãy cho biết vai trò của biển đối với nước ta.

Trả lời

Biển, đảo của nước ta không những là khu vực phát triển kinh tế đầy tiềm năng, là nơi án ngữ các trục giao thông huyết mạch trên biển, cùng với nguồn lợi về tài nguyên, kinh tế biển, mà còn là môi trường tác chiến quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc

Câu 89: Vì sao sườn khuất gió mưa ít

Trả lời

Do ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ của độ cao địa hình

Câu 90: Đặc điểm phân bố dân cư châu á

Trả lời

- Dân cư xã hội Châu Á có những đặc điểm như sau: + Châu Á có số dân đứng đầu thế giới. + Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới. + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

Câu 91: Nhận xét nào dưới đây đúng về sông ngòi nước ta?

Trả lời

Mạng lưới sông ngòi thưa thớt. Lượng nước trên sông thay đổi theo mùa. Các sông lớn thường có rất ít phù sa. Các sông lớn tập trung chủ yếu ở miền Trung.

Câu 92: Tại sao hiện nay các quốc gia trên thế giới cần phải bảo vệ nguồn nước ngọt

Trả lời

- Trái Đất được bao phủ khoảng 70% là nước, nhưng chỉ có 2,5% thể tích nước trên Trái Đất là nước ngọt. Trong 2,5% ít ỏi này, 68,7% bị đóng băng, chỉ có 30,1% nước ngầm và 1,2% nước mặt (nước sông, hồ) và nước khác.

- Nước ngọt có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người (trong sinh hoạt) và sản xuất (tưới tiêu, phục vụ công nghiệp,…).

- Nguồn nước ngọt trên thế giới hiện nay đang ngày càng suy giảm bởi nhiều nguyên nhân: nhiệt độ Trái Đất nóng lên, con người khai thác và sử dụng quá mức, ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…

=> Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay.

Câu 93: Trị số khí áp tỉ lệ

A. nghịch với tỉ trọng không khí.

B. thuận với nhiệt độ không khí

C. thuận với độ ẩm tuyệt đối

D. nghịch với độ cao cột khí

Trả lời

Đáp án D. Tỉ lệ nghịch với độ cao cột khí

⇒ vì

- Càng lên cao, không khí càng loãng, khí áp càng giảm.

- Khi nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, khí áp sẽ giảm; khi nhiệt độ giảm làm không khí co lại, khí áp tăng.

Câu 94: Tại sao độ ẩm tương đối ở xích đạo và cực đều cao nhưng xích đạo mưa nhiều, còn cực mưa ít?

Trả lời

- Độ ẩm tương đối ở xích đạo và vùng cực đều cao do:

+ Ở Xích đạo: Mặc dù nhiệt độ cao nhưng lượng hơi nước trong khí quyển lớn (do có áp thấp, diện tích đại dương lớn, nhiều rừng, có dòng biển nóng, hoạt động của đối lưu nhiệt phát triển mạnh) nên độ ẩm tương đối cao (> 80%). không khí luôn đạt gần điểm bão hòa hơi nước nên độ ẩm tương đối cao.

- Mặc dù độ ẩm đều cao, nhưng lượng mưa khác nhau do:

+ Xích đạo: Mưa nhiều. Do đây là vùng áp thấp ổn định, lượng bốc hơi lớn, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới…

+ Vùng cực: Do nhiệt độ thấp, hơi nước không bốc hơi lên được, không khí khó bão hòa nên không sinh ra mưa. Các nguyên nhân khác: áp cao, bề mặt đệm phủ băng tuyết…

Câu 95: Nước trên lục địa gồm nước ở

A. trên mặt, nước ngầm.

B. trên mặt, hơi nước.

C. nước ngầm, hơi nước.

D. băng tuyết, sông, hồ.

Trả lời

A. trên mặt, nước ngầm

1 619 29/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: