Xuân Diệu - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Xuân Diệu Ngữ văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 1,301 29/05/2024


Tác giả tác phẩm: Xuân Diệu - Ngữ văn 12

I. Tác giả Hoài Thanh - Hoài Chân

- Hoài Thanh (1909 - 1982): tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, nhà phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Hoài Chân (1914 - ?): em ruột Hoài Thanh, tên khai sinh là Nguyễn Đức Phiên, nhà phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Xuân Diệu - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

II. Tìm hiểu văn bản Xuân Diệu

1. Thể loại

- Tác phẩm Xuân Diệu thuộc thể loại: văn bản nghị luận.

2. Xuất xứ

- In trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân. NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr103 – 105.

3. Hoàn cảnh sáng tác

Đang cập nhật ...

4. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

5. Ý nghĩa nhan đề

Đang cập nhật ...

6. Bố cục văn bản Xuân Diệu

- Phần 1 (Từ Bây giờ khó...hiền lành của điệu thơ): giới thiệu về cốt cách, phong nhã của thơ Xuân Diệu.

- Phần 2 (Tiếp theo đến...mới thực là Xuân Diệu): đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu.

- Phần 3 (Phần còn lại): Ví dụ về một số câu thơ nổi bật của Xuân Diệu.

7. Tóm tắt văn bản Xuân Diệu

Văn bản đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh thơ Xuân Diệu là một cái rất riêng nhưng vẫn mang đậm nét đặc trưng của nền văn học Việt Nam ta.

8. Giá trị nội dung

- Văn bản nói về nghệ thuật sáng tác thơ của Xuân Diệu trong nền văn học thơ ca Việt Nam. Qua đó, ta thấy được Xuân Diệu là người một nhà thơ lãng mạn, yêu đời, tha thiết với cuộc sống, Xuân Diệu luôn vươn tới cái hoàn mỹ, tuyệt đích.

9. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng lí lẽ, dẫn chứng đầy thuyết phục.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Xuân Diệu

Xuân Diệu - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

1. Đặc điểm thơ của Xuân Diệu

- Lối làm thơ có duyên, toát ra vẻ đài các rất hiền lành của điệu thơ => yêu kiều, cốt cách phong nhã của điệu thơ, thể hiện được nét đặc trưng của thơ Việt Nam.

- Thơ Xuân Diệu ví như một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ.

+ Xuân Diệu say đắm tình yêu, cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.

+ Ở ông, ta thấy được đó lại là nguồn sống dồi dào, “con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống”.

=> Cách so sánh mới mẻ giúp người đọc thấy được định nghĩa sống của nhà thơ cũng tạo nên một nét riêng biệt, mà ở đó ta vẫn thấy được một Xuân Diệu sống hết mình, dâng trọn hết mình trong cuộc sống.

=> Khẳng định cái chất của Xuân Diệu, là đặc điểm mà khi nhìn vào ta biết đó là ông.

2. Dẫn chứng tiêu biểu làm sáng tỏ nhận định của tác giả về Xuân Diệu

- Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình dưới con mắt của Xuân Diệu:

+ Cảnh mùa thu:

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Cành biếc run run chân ý nhi.

+ Dưới đêm trăng thu: Linh lung bóng sáng bỗng rung mình.

+ Đôi khi là những hàng chữ lạ lùng: Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời,…

IV. Đọc văn bản Xuân Diệu

Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng

Ngày một ngày hai cơ hồ ta không để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tử người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta. Đọc những câu:

Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm,

Sao lại trách người thơ tình lơi lả?

hay là:

Chính hôm nay gió dại tới trên đồi,

Cây không hẹn để ngày mai sẽ mát;

Trời đã thắm, lẽ đâu vườn cứ nhạt?

Đắn đo gì cho lỡ mộng song đôi!

ta thấy cái hay ở đây không phải là ý thơ, mà chính là cái lối làm duyên rất có duyên của Xuân Diệu, cái vẻ đài các rất hiền lành của điệu thơ.

Nhưng thơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt được cái tinh thần cố hữu của nòi giống. Vả chăng tinh thần một nòi giống có cần gì phải bất di dịch. Sao lại bắt ngày mai phải giống hệt hôm qua? Nêu ra một mớ tính tình, tư tưởng, tục lệ, rồi bảo: Người Việt Nam phải như thế, là một điều tối vô lí. Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này – Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.

Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt thường lại ẩn náu một nguồn sống dồi dào. Không cần phải là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống. Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi. Sau khi đọc đi đọc lại nhà thơ có tâm hồn phức tạp này, sau khi đã tìm kiếm Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới thực là Xuân Diệu.

Trong cảnh mùa thu rất quen với thi nhân Việt Nam, chỉ Xuân Diệu mới để ý đến:

Những luồng run rẩy rung rinh

cùng cái:

Cành biếc run run chân ý nhi.

Nghe đàn dưới trăng thu, chỉ Xuân Diệu mới thấy:

Linh lung bóng sáng bỗng rung mình.

và mới có cái xôn xao gửi trong mấy hàng chữ lạ lùng này:

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời;

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.

Cũng chỉ Xuân Diệu mới tìm được nơi đồng quê cái cảnh:

Mây biếc về đâu bay gấp gấp,

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Từ con cò của Vương Bột' lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới.

V. Dàn ý phân tích Xuân Diệu

Đang cập nhật...

1 1,301 29/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: