Vịnh Tản Viên sơn - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Vịnh Tản Viên sơn Ngữ văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 16 28/10/2024


Tác giả tác phẩm: Vịnh Tản Viên sơn - Ngữ văn 12

I. Tác giả Cao Bá Quát

Vịnh Tản Viên sơn - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

- Cao Bá Quát (1809 – 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).

- Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt.

- Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn.

- Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.

- Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.

- Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại.

- Ông đã mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.

II. Tìm hiểu văn bản Vịnh Tản Viên sơn

1. Thể loại

- Tác phẩm Vịnh Tản Viên sơn thuộc thể loại: Thơ Thất ngôn bát cú.

2. Xuất xứ

- In trong Cao Bá Quát toàn tập, Khương Hữu Dụng dịch, tập một, Trung tâm nghiên cứu quốc học và NXB Văn học, 2004, tr.1072 - 1072.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục Vịnh Tản Viên sơn

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): vẻ đẹp của núi Tản Viên.

- Phần 2 (4 câu thơ còn lại): tâm tư, tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên núi Tản Viên và vị thân là chủ nhân đỉnh núi ấy.

5. Giá trị nội dung

- Thể hiện sự khoáng đạt, cao khiết, mạnh mẽ, rắn rỏi khi miêu tả thiên nhiên núi Tản Viên. Khi đứng trước thắng cảnh ấy, tình cảm của ông bao giờ cũng là tình cảm hai chiều: Yêu thương và trách nhiệm.

- Thể hiện sự khâm phục, kính trọng, ca ngợi thần núi Tản Viên, qua đó bộc lộ ước muốn cứu dân, cứu nước của Cao Bá Quát. Đồng thời, tác giả giúp người đọc thấy được khí thế hào hùng của dân tộc qua hình ảnh núi Tản Viên.

6. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú đặc sắc.

- Sử dụng phép đối, nhân hoá linh hoạt.

- Vừa mang mầu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Vịnh Tản Viên sơn

1. Vẻ đẹp của núi Tản Viên

- Bốn mặt tròn xoe: Từ này tạo hình ảnh về sự toàn vẹn, hoàn mỹ của núi Tản Viên.

- Đỉnh sát từng trời, đất cao, đá khe: Những hình ảnh này thể hiện sự cao vút, mạnh mẽ của núi, cùng với những chi tiết như đá khe, đất cao tạo nên vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của núi.

- Chót vót non xanh một dải liền: Từ “chót vót” tạo hình ảnh về những đỉnh núixanh mướt, liền kề nhau, tạo thành một dải đẹp mắt.

- Bút hoa khôn vẽ cảnh thần tiên: Hình ảnh này gợi lên vẻ đẹp tinh tế, huyền bí của thiên nhiên núi Tản Viên.

- Suối tuôn róc rách khe trong vắt, rừng rậm miên man đá mọc chen: Các hình ảnh này miêu tả sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên núi, từ suối róc rách đến rừng rậm và đá mọc chen lẫn nhau.

=> Tác giả đã thể hiện sự khoáng đạt, cao khiết, mạnh mẽ và rắn rỏi khi miêu tả thiên nhiên núi Tản Viên. Núi Tản Viên không chỉ là một danh sơn hùng vĩ mà còn là biểu tượng của đất Bắc.

Vịnh Tản Viên sơn - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

2. Tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với thiên nhiên núi Tản Viên

- Tác giả thể hiện sự kính trọng và tôn vinh đối với thiên nhiên núi Tản Viên cũng như vị thần là chủ nhân của đỉnh núi:

+ Tôn vinh thiên nhiên núi Tản Viên: Tác giả sử dụng những hình ảnh tươi đẹp để miêu tả núi Tản Viên, ví von nó như một danh sơn hùng vĩ với bốn mặt tròn xoe, đỉnh sát từng trời, đất cao, và đá khe. Những từ ngữ này thể hiện sự kính trọng và tôn vinh vẻ đẹp hoang sơ của núi.

+ Vị thần chủ nhân đỉnh núi: Tác giả sử dụng hình ảnh “bút hoa khôn vẽ cảnh thần tiên” để miêu tả vị thần là chủ nhân của đỉnh núi Tản Viên. Vị thần này được tôn vinh và kính trọng, và núi Tản Viên trở thành biểu tượng của đất Bắc.

=> Tác giả thể hiện tình cảm kính trọng, tôn vinh và sự huyền bí đối với thiên nhiên núi Tản Viên cũng như vị thần là chủ nhân của nó.

IV. Đọc tác phẩm Vịnh Tản Viên sơn

Vịnh Tản Viên sơn

Cao Bá Quát

Danh sơn sơn thượng cổ kim truyền,

Tứ vọng đoàn đoàn nhược tản viện.

Văn mại trùng tiêu tinh khả trích,

Địa dao vạn nhận thuỷ vô quyền.

Yên hà trường toả vô trần cảnh,

Tuyền thạch nhàn thể bất lão tiên

Đường Ý đảm hàn, Cao thúc thủ.

Nguy nhiên Nam cực trấn Nam thiên!

(In trong Cao Bá Quát toàn tập, tập một, Trung tâm nghiên cứu Quốc học và NXB Văn học, 2004, tr. 1071 – 1072)

Dịch nghĩa:

Vịnh núi Tản Viên

Trên đỉnh núi nổi tiếng danh truyền xưa nay,

Nhìn bốn phương thấy tròn tròn như cái lọng.

Mây trôi qua tầng trời, tưởng có thể hái được những ngôi sao,

Đất trải dài vạn thước, nước không làm gì nổi.

Dưới màn khói sương bao phủ không còn thấy cảnh trần gian,

Giữa cảnh suối đá sống thảnh thoi một vị tiên không gia

Đường Ý Tông khiếp đảm, Cao Biền bó tay,

Đỉnh Tản Viên cao sừng sững ở phương Nam trấn giữ trời Nam.

Dịch thơ:

Núi dậy nổi tiếng tự ngàn năm,

Bốn mặt tròn xoe ngất một vòm.

Đỉnh sát từng trời sao dễ với,

Đất cao muốn bậc, nước khôn chòm.

Đá khe vui thú tiên không tuổi,

Mây răng thường ngăn cảnh khác phàm,

Cao chịu bó tay, Đường Ý khiếp,

Phương Nam chất ngất trấn trời Nam.

(In trong Cao Bá Quát toàn tập, Khương Hữu Dụng dịch, tập một, Trung tâm nghiên cứu Quốc học và NXB Văn học, 2004, tr. 1072 – 1072)

1 16 28/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: