Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra Ngữ văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 412 29/10/2024


Tác giả tác phẩm: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra - Ngữ văn 12

I. Tác giả N. Gô-gôn

Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

- N. Gô-gôn (1809 – 1852), là nhà văn, nhà soạn kịch, nhà phê bình văn học người Nga gốc U-Crai-na. Được coi là “ông hoàng của tiếng cười Nga”.

- Ông đã thành công trong việc biến văn học thành vũ khí cải tạo cuộc sống, giáo dưỡng thẩm mỹ, nâng cao ý thức công dân, thanh lọc đạo đức con người.

- Tiếng cười của ông dí dỏm, có duyên và đa dạng, từ châm biếm sắc bén đến hài hước nhẹ nhàng và trữ tình tinh tế, vừa miêu rả sinh động cuộc sống thường nhật, vừa thấm đẫm triết lí nhân sinh cao cả.

- Bên cạnh hài kịch Đám cưới, Những con bạc, Quan thanh tra, Buổi sáng của một doanh nhân, Vụ kiện tụng, ... Gô-gôn còn đóng góp vào kho tàng nghệ thuật thế giới những tác phẩm văn xuôi trác tuyệt: Bức chân dung, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết, Nhật kí người điên, ...

II. Tìm hiểu văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra

1. Thể loại

- Tác phẩm Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra thuộc thể loại: Hài kịch.

2. Xuất xứ

- In trong N. Gô-gôn, Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch, NXB Lao động, 2009, tr.79 – 89.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra

- Phần 1: Giới thiệu về nhân vật Khle-xta-kốp.

- Phần 2: Quan chức địa phương đón hắn lưu trú tại nhà thị trưởng và thi nhau nịnh hót, hối lộ y và nói xấu nhau.

- Phần 3: Sau khi ăn uống no say, khoe khoang khoác lác, ve vãn vợ và con gái thị trưởng, nhận một số tiền lớn, Khle-xta-kốp rời thành phố.

5. Tóm tắt Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra

Văn bản Màn diễu hành – trình diễn quan thanh tra trích từ các lớp đầu của Hồi IV, trích trong vở kịch Quan thanh tra. Hành động kịch xoáy quanh cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa Khle-xta-kốp với một số quan chức sở tại cùng các địa chủ và các nhà buôn.

6. Giá trị nội dung

- Toàn cảnh những tên quan chức thay phiên nhau trình diện “Quan thanh tra dởm”, cùng thói nịnh bợ, đút lót. Qua đó phê phán sự thối nát của xã hội đương thời.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thủ pháp trào phúng tài tình.

- Xây dựng sự kiện kịch, cùng tình huống kịch đặc sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra

1. Sự kiện

- Sự kiện 1: Khle-xta-kốp là công chức nhỏ thua bạc nhẵn túi đi ngang qua thành phố nhưng bị nhận nhầm là quan thanh tra.

- Sự kiện 2: Quan chức địa phương đón hắn lưu trú tại nhà thị trưởng và thi nhau nịnh hót, hối lộ y và nói xấu nhau.

- Sự kiện 3: Sau khi ăn uống no say, khoe khoang khoác lác, ve vãn vợ và con gái thị trưởng, nhận một số tiền lớn,Khle-xta-kốp rời thành phố.

Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

2. Hình thức độc thoại trong văn bản

Nhân vật

Độc thoại (lời nói riêng)

Bản chất của nhân vật

Chánh án

Trời ơi! Trời ơi, xin ban phúc lành cho con! Sao tôi rụng rời cả chân tay thế này!

Khiếp nhược trước pháp luật vì không làm đúng bổn phận chức trách của một chánh án.

Trưởng bưu cục

Thế mà Ngài không làm bộ chút nào, Ngài hỏi han mọi chuyện từng li từng tí.

Lo sợ sẽ bị bóc mẽ vì không quan tâm đến công việc.

Kiểm học

Chết thật, không biết nói năng sao.

Chết! ăn nói như thế bỏ mẹ!

Thâm độc, cổ suý những tư tưởng lệch lạc, dụ dỗ, lôi kéo thanh niên những nguyên tắc không chính thống, độc hại.

Khle-xta-kốp

Kì quái, hình như bọn họ cho mình là một chính khách. Chắc hôm qua say, mình đã loè bịp gì chúng.

Khôn lỏi, chiêu trò, lừa gạt

3. Xung đột trong kịch

- Xung đột kịch: Quan chức địa phương tìm đến nịnh bợ, mua chuộc, hối lộ Khle-xta-kốp - một kẻ bị nhận nhầm là chính khách- mong y bỏ qua sai phạm của họ trong công việc.

- Ý nghĩa: Vở kịch vạch trần bộ máy quan chức cồng kềnh, quan liêu và mục nát của chế độ Nga hoàng với tệ nạn tham nhũng, hối lộ đã trở thành hệ thống từ trên xuống dưới cùng thói hống hách, chuyên quyền, nhưng đầy đớn hèn, ti tiện của giới chức nước Nga trong bối cảnh thế kỷ 19.

4. Thủ pháp trào phúng

- Được thể hiện tài tình nhằm tăng thêm sự hài hước, lố bịch cho vở kịch.

IV. Đọc tác phẩm Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra

Màn diễu hành – Trình diện quan thanh tra

(trích kịch Quan thanh tra)

N. Gô – gôn (Gogol)

HỒI IV

Tất cả các sự kiện ở hồi này diễn ra tại một căn phòng nhà thị trưởng.

Lớp 1

Các vị quan chức địa phương; rón rén, gần như kiễng gót đi vào, đều mặc lễ phục hoặc quan phục. Suốt lớp họ đều nói khẽ.

Chánh án (sắp mọi người đứng theo hình bán nguyệt)

– Thưa các ngài, hãy quây tròn lại đây, nhanh lên, và phải có trật tự mới được! Ngài là tay ghê gớm lắm, Ngài thường ra vào chốn cung điện Hoàng đế, và mắng cả các quan trong Quốc vụ viện kia đấy! Nào, đứng nghiêm! Theo kiểu nhà binh, nhất thiết phải theo kiểu nhà binh.

Quản lí Viện tế bần – Xin theo ý ông, nhưng này, chúng ta cần phải tiến hành gì đó mới được chứ!

Chánh án – Cụ thể tiến hành gì?

Quản lí Viện tế bần – Lại còn phải hỏi, ai chả biết!

Chánh án – Vi thiềng Ngài à?

Quản lí Viện tế bần – Ừ thì vi thiêng chứ sao.

Chánh án – Ấy chết, nguy hiểm lắm, Ngài không quát om lên ấy à: một chính khách chứ có phải chuyện chơi đâu. I lay ta cứ nói đấy là tiền cúng của nhóm quý tộc vào một công trình kỉ niệm nào đó?

Trưởng bưu cục – I lay là thế này: ta cứ nói là không biết tiền của ai gửi cho Ngài qua bưu điện.

Quản lí Viện tế bần – Coi chừng dấy! Ông mà nói thế lại không bị gửi theo các trạm bưu điện đến một nơi nào xa lắc xa lơ ấy à! Nghe đây này: trong một quốc gia được tổ chức tốt, những việc như thế này không thể làm theo cách các ông đưa ra được. Phải lần lượt, từng người một, vào yết kiến Ngài, thế rồi bốn mắt nhìn nhau... tuỳ cơ ứng biến, không để chuyện lọt đến tai người khác. Đấy, trong một xã hội được tổ chức tốt, người ta dàn xếp với nhau như thế đấy! Này, ông Chánh án, ông đi trước mở đường đi!

Chánh án – Thôi, ông vào gặp trước thì hơn, vị khách quý đã từng nếm bánh ở cộng sở ông rồi.

Quản lí Viện tế bần – Thôi, để ông Kiểm học, nhân danh nhà giáo dục thanh niên, như vậy hơn.

Kiểm học – Ối, thưa các ngài, tôi không làm được, không thể làm được đâu. Thú thực, tôi được giáo dục theo kiểu là... mỗi khi quan trên nói với tôi, tự nhiên tôi cứ như người mất hồn, lưỡi ríu cả lại, như bị sa lầy ấy. Thôi, thưa các ngài, các ngài tha cho, các ngài miễn hẳn cho!

[...]

Có tiếng bước chân và họ trong phòng Khle-xta-kốp. Cả bọn chạy xô ra cửa, chen chúc tranh lấn, có người bị nghẹt thở, kêu lên khe khẽ. Cuối cùng họ thoát hết được ra ngoài, căn phòng không còn người.

Lớp 2

Khle-xta-kốp một mình

Khle-xta-kốp (mắt nhắm mắt mở đi vào) – Hình như mình đánh một giấc ra trò thì phải. Không biết họ lấy ở đâu ra những chăn, nệm lòng ấm thế, ấm đến toát mồ hột ra. Hôm qua không biết họ cho mình đánh chén cái gì ấy nhỉ: đầu óc mình đến bây giờ còn choáng váng cả lên. Xem chừng ở đây chơi ít bữa cũng khoái. Mình thích được tiếp đón thân mật; thú thực nếu họ niềm nở với mình như vậy là vì tốt bụng, chứ không phải vì quan tâm du khách, thì thú hơn. Con gái lão thị trưởng trông cũng sạch nước cản đấy chứ, vợ lão cũng vậy, còn có thể dùng được đấy....

Không, chẳng biết ăn thua gì không, nhưng sống như thế này, thật cũng khoái.

Lớp 3

Khle-xta-kốp và viên chánh án

Chánh án (vào, dừng lại, nói riêng) – Trời ơi! Trời ơi, Xin ban phúc lành cho con! Sao tôi rụng rời cả chân tay thế này! (nói to, ưỡn ngực, tay để lên chuôi kiếm") – Tôi xin hân hạnh tự giới thiệu: tôi là Li-ap-kin-Ti-ap-kin (Lyapkin-Tyapkin), kiểm định viên cao cấp, chánh án toà án quận sở tại.

Khle-xta-kốp – Xin mời ông ngồi. Thế ra ông là chánh án ở dây à?

Chánh án – Tôi được giới quý tộc bầu năm 1818, khoá ba năm; đến giờ tôi vẫn

đảm trách.

Khle-xta-kốp – Nghề chánh án chắc kiếm ăn khá đấy chứ nhỉ?

Chánh án (hơi chìa bàn tay nắm chặt. Nói riêng) – Trời! Không biết tôi ngồi ở đâu đây. Cứ y như ở trên bàn chông ấy.

Khle-xta-kốp – Tay ông cầm gì thế?

Chánh án (luống cuống, đánh rơi xấp tiền giấy xuống sàn) – Dạ, không ạ!

Khle-xta-kốp – Sao lại không? Tôi thấy rồi, ông đánh rơi tiền kia kìa!

Chánh án (toàn thân run rẩy) – Không, có gì đâu ạ! (nói riêng) – Trời ơi, tôi bị đưa ra toà rồi. Họ mang xe đến bắt tôi rồi.

Khle-xta-kốp (mặt tiền) – Phải, tiền đây mà.

Chánh án (nói riêng) – Thôi hỏng bét; chết tôi rồi! Chết tôi rồi!

Khle-xta-kốp – Ông biết không, hay ông cho tôi vay số tiền này nhé?

Chánh án (vội vàng nói) – Vâng ạ, được ạ... xin rất vui lòng (nói riêng) – Thế nào, mạnh dạn lên chứ, mạnh dạn lên chứ: Đức Mẹ ơi, cứu con...

Khle-xta-kốp – Ông biết cho, dọc dường, tôi cạn cả tiền... tiêu pha món này món khác... Về đến quê, tôi sẽ gửi trả ông ngay nhé.

Chánh án – Ấy chết! Sao ông lại nghĩ thế! Được ông nhận tiền, thực vinh dự cho tôi quá rồi. Cố nhiên, tôi đem hết tài hèn sức mọn, lòng nhiệt thành, sốt sắng đối với quan trên... để cố gắng sao cho xứng đáng... (đứng dậy, thẳng người theo kiểu nghiêm lệnh) – Tôi không dám quấy quả ông nữa. Ông có lệnh gì truyền cho làm không ạ?

Khle-xta-kốp – Lệnh gì?

Chánh án – Tôi muốn nói là ông có lệnh gì truyền cho toà án quận sở tại không ạ? Khle-xta-kốp – Cần gì phải lệnh? Trong lúc này không cần; không không lệnh

gì hết. Cảm ơn ông

Chánh án (chào xong đi ra, nói riêng) – Thôi, thế là thoát nạn rồi!

Khle-xta-kốp (khi chính iu vừa ra xong) – Tay chánh án này tốt bụng đấy chứ nhỉ!

Lớp 4

Khle-xta-kop và viên trưởng bưu cục

Trưởng bin cục vào, mặc quan phục, đứng thẳng người, tay để lên chuôi kiếm.

Trưởng bưu cục – Tôi xin hân hạnh tự giới thiệu: tôi là Spe-kin (Shpekin), Trưởng bưu cục, hàm quan cố vấn pháp viện.

Khle-xta-kốp – A, kinh chào ông. Tôi rất ưa những người dễ chịu. Mời ông ngồi. Ông vẫn sống ở dây từ trước tới nay, phải không?

Trưởng bưu cục – Đúng vậy ạ.

Khle-xta-kốp – Tôi thích cái thành phố nhỏ này lắm. Cổ nhiên, dân cư không được đông đúc, nhưng cần quái gì! Đây có phải thủ đô đâu?

Trưởng bưu cục – Dạ, thua đúng thế đấy ạ. (nói riêng) – Thế mà Ngài không làm bộ chút nào; Ngài hỏi han mọi chuyện từng li từng tí.

Khle-xta-kốp – Theo ý tôi, chỉ cần thế nào, ông biết không? Chỉ cần mọi người kinh trọng mình, yêu mến mình thực sự, có phải vậy không nhỉ?

Trưởng bưu cục – Bẩm, phải lắm ạ.

Khle-xta-kốp – Thú thực tôi rất bằng lòng vì ông nghĩ như tôi. Cố nhiên, mọi người sẽ cho tôi là một thằng cha quái gở, nhưng tính tôi nó như thế đấy. (Hiền mặt chủ sự lưu vụ, nói riêng).

Ta thử hỏi vay lão chủ sự bưu vụ này ít tiền xem sao. (nói la) – Tôi gặp chuyện bất ngờ quá ông ai dọc đường, tôi hết sạch cả tiền. Ông có thể cho tôi mượn ba trăm rúp được chăng?

Trưởng bưu cục – Sao lại không? Được ông vay tiền, thực là hạnh phúc rất lớn. Thưa ông, đây, xin rất vui lòng. Tôi xin tận tâm tận lực sẵn sàng hầu ông.

Khle-xta-kốp –Cảm ơn ông lắm. Thú thực, tôi rất sợ khi đi đường phải nhịn ăn, nhịn tiêu. Cần gì phải nhịn, ông nhỉ?

Trưởng bưu cục – Bẩm, đúng thế đấy ạ. (đứng dậy, thẳng người, tay để vào chuôi kiếm). Tôi không dám ở đây lâu quấy quả ông... Ông có nhận xét gì về công việc ở bưu cục không ạ?

Khle-xta-kốp – Không, không có gì.

Trưởng bưu cục chào, đi ra.

Khle-xta-kốp (rút một điếu xì gà) – Hình như lão trưởng bưu cục này cũng là một thằng cha tốt bụng. Ít ra, nó cũng chịu giúp người đấy chữ, mình thích những hạng thế.

Lớp 5

Khle-xta-kốp và viện kiểm học

Kiểm học hình như bị người ngoài của dẩy vào. Đằng sau y có tiếng nói nghe khá rõ; “Việc gì mà sợ”.

Kiểm học (dứng thẳng nhưng người vẫn run; tay để lên chuôi kiếm) – Tôi xin hân hạnh tự giới thiệu: tôi là Khlô-pop (Khlopov), kiểm học, hàm quan cố vấn.

Khle-xta-kốp – A, kính chào ông. Mời ông ngồi! Hút điếu xì gà nhé? (chìa điếu xì gà). [...] Tôi trông ông cũng không phải tay nghiện xì gà. Còn tôi, xin thú thực: đó là chỗ yếu của tôi. Cũng như với phái đẹp ấy mà, tôi không tài nào có thể lãnh đạm được. Còn ông, ông thích loại phụ nữ nào, tóc đen hay tóc vàng?

Kiểm học – Bẩm, không dám biết ạ.

Khle-xta-kốp – Không được, không được, sao lại chối quanh thế! Tôi nhất định

muốn biết sở thích của ông.

Kiểm học – Tôi xin được mạn phép trình bày... (nói riêng) – Chết thật, không

biết nói năng làm sao...

Khle-xta-cốp − Ề! ề! Ông không muốn nói. Chắc rằng đã có con bé tóc đen nào

cho ông ăn bùa mê rồi. Thú đi, ăn bùa mê rồi chứ gì?

Kiểm học – Ngại quá,... thưa qua... quan lớn... cụ lớn... (nói riêng) – Chết! ăn

nói như thế bỏ mẹ

Khle-xta-kốp – Ngại hử! Đúng rồi, mắt tôi có một cái gì hay làm người ta dâm

rụt rè. Ít ra tôi cũng biết không một cô ả nào có thể cưỡng lại cặp mắt của tôi. Có

phải không?

Kiểm học – Dạ, bẩm đúng lắm ạ.

Khle-xta-kốp – Này, tôi đi đuờng gặp chuyện bất ngờ quá ông ạ: dọc đường, tôi hết sạch cả tiền. Ông có thể cho tôi vay ba trăm rúp được không?

Kiểm học – (lục tìm trong túi, nói riêng) – Không sẵn tiền thì thật rầy rà! À, có đây rồi, có dây rồi. (rút tiền, dưa ra, rau lấy bảy).

Khle-xta-kốp – Cám ơn ông lắm.

Kiểm học (đứng thẳng người, tay để trên chuôi kiếm) – Tôi không dám ở đây quấy quả ông lâu nữa ạ.

Khle-xta-kốp – Chào ông nhé.

Kiểm học (đi nhanh, gầu như chung, nói riêng) Chà, ơn Bề trên! Có lẽ Ngài không đến kiểm tra trường học nữa.

Lớp 6

Khle-xta-kốp và viên quản lí Viện tế bần

Quản lí Viện tế bần (dứng nghiêm, tay để trên chuôi kiếm) – Xin hân hạnh tự giới thiệu: Tôi là Zem-li-a-ni-ka (Zemlianika), quản lí Viện tế bần, hàm quan cố vấn pháp viện.

Khle-xta-kốp – Chào ông, xin mời ông ngồi.

Quản lí Viện tế bần – Tôi đã được vinh dự theo hầu ông, và lại thân đứng ra tiếp đón khi ông đến thăm Viện tế bản do tôi quản lí ạ.

Khle-xta-kốp – À, phải, tôi nhớ rồi. Bữa ăn ông thết thật ngon tuyệt.

Quản lí Viện tế bần – Tội rất lấy làm vui mừng được cố gắng phụng sự quốc gia a.

Khle-xta-kốp – Thủ thật tôi có nhược điểm là thích ăn ngon. Này ông, xin ông cho biết, hình như hôm qua ông hơi thấp hơn thì phải, có phải không?

Quản lí Viện tế bần – Rất có thể ạ. (im lặng một chút). Tôi dám nói là đã hi sinh tất cả để sốt sắng làm tròn nhiệm vụ đấy ạ. (xích ghế lại gần Khle-xta-kốp, mới nhỏ), Viên Trưởng bưu cục ở đây chẳng chịu làm gì cả: mọi việc đều bị đình đốn, thư từ công văn chậm trễ... Ông cứ để ý điều tra sẽ rõ. Viên chánh án vừa vào đây trước tôi cũng vậy, hắn chỉ đi săn thỏ, nuôi chó ở chỗ làm việc, còn về hạnh kiểm hắn thì... tôi phải nói ra điều này trước mặt ông cũng vì quyền lợi của quốc gia, mặc dầu hắn ta có họ với tôi, lại là bạn thân của tội, hạnh kiểm hắn ta xấu ghê lắm: ở đây có một địa chủ là Đốp-chin-xki (Dobchinsky), người mà ông đã trông thấy; thế này chứa, thằng Đốp-chin-xki cử vừa bước ra khỏi nhà để đi đâu là chánh án mò ngay đến với vợ thằng này. Tôi xin sẵn sàng thề... Ông cứ chú ý lũ con mà xem: không một đứa nào giống thằng Đốp-chin-xki cả, ngay đến đứa con gái út, cũng giống viên chánh án như tạc.

Khle-xta-kốp – Ông cứ nói nữa đi! Thực là chuyện tôi không bao giờ ngờ tới.

Quản lí Viện tế bần – Còn viên kiểm học nữa ạ. Tôi không hiểu tại sao quan trên lại tín nhiệm hắn, trao cho hắn chức ấy. Hắn tệ hại hơn một tên cách mạng quá khích đấy ạ: hắn ta làm cho thanh niên tiêm nhiễm những tư tưởng, những nguyên tắc không chính thống, độc hại đến nỗi khó mà tả được. Nếu ông hạ lệnh, tôi xin viết tất cả những điều trên ra giấy, để trình bày ông xem cho rõ hơn.

Khle-xta-kốp – Tốt lắm, cứ viết ra giấy. Tôi vui lòng lắm. Ông biết không, một khi buồn rỗi, tôi thích đọc những chuyện buồn cười, ngộ nghĩnh... đọc những chuyển gian cuối của ông.

Quản lí Viện tế bần – Tội không dám ở đây quấy quả ông, làm mất thời giờ quý báu của ông dành cho nhiệm vụ thiêng liêng... (chào, định đi ra)

Khle-xta-kốp – Ông làm on, tôi gặp một việc bất ngờ: dọc đường, tôi hết nhẫn cả tiền. Ông có sẵn tiền không, cho tôi vay độ bốn trăm rúp?

Quản lí Viện tế bản – Có đây ạ.

Khle-xta-kốp – May quá. Cảm ơn ông hết sức,

Lớp 7

Khle-xta-kốp và hai viên địa chủ địa phương

[Lược dẫn. Sau vài lời trò chuyện, Khle-xta-cốp hỏi vay một nghìn rúp, hai viên địa chủ góp lại chỉ được sáu nuơi lăm rúp, Khle-xta-cốp, lập tức vui vẻ nhận và hứa giúp đỡ những gì họ nhờ vả. Cuối màn, y lấy tay ra hiệu đuổi họ ra )

Lớp 8

Khle-xta-kốp một mình

Khle-xta-kốp−Ở đây thực có nhiều quan lại. Kì quái, hình như bọn họ cho mình là một chính khách. Chắc hôm qua say, mình đã loè bịp gì chúng. Thật là một lũ ngu như bò! Ta phải viết thư ngay về Pê-téc-bua cho thằng cha Giẻ-lau- biết tất cả chuyện này. Nó cũng thường viết lách lăng nhăng dăm ba bài báo; để cho nó đã cẩn thận bọn này một chuyến. Ê này, Ô-xíp", đưa mục ra đây cho tao! (Ô-xíp thò đầu qua tim, nhìn vào, nói: “Có ngay”). Chà, cái thằng cha Giẻ-lau này, nếu ai có chuyện gì tức cười thì liệu hồn, ngay đến bố đẻ nó, nó cũng đưa lên báo, chẳng tha; nó lại là tay hám tiền nữa chứ. Tuy vậy, bọn quan lại này cũng tốt bụng chúng nó chịu cho mình vay tiền, kể ra cũng là một nét khá dầy. Ta thử coi lại xem được bao nhiêu tiền nào.

Đây là ba trăm của lão chánh án này, trưởng bưu cục ba trăm này, thành sáu trăm, bảy trăm, tám trăm; khiếp, tờ giấy bạc này cáu những ghét! Tám trăm, chín trăm... Ô, hơn một nghìn. Chà anh quan ba ơi, tôi mà vớ được anh bây giờ thì phải biết nhau!

Lớp 9

Khle-xta-kốp và các nhà buôn

Lược đẫu: Khi đích xác biết mình bị nhận nhầm là chính khách, Khle-xta-cốp nhanh chóng và dễ dàng nhập vai “quan lớn”: tiếp nhận đơn khiếu nại, lắng nghe lời tố cáo thị trưởng những nhiễu dân chúng, km hẹn nhất định “soi xét", đông dạc tuyên bố trước những người đưa đơn khiếu nại sau đó vui vẻ đồng ý nhận ra rằng mình sẽ “không nhận một thứ hối lộ gì”, nhưng ngay từ họ lễ vật đi đường và vay thêm năm trăm rúp..

(in trong N. Cô-gôn, Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch*, NXB Lao động, 2009, tr. 79 – 98)

1 412 29/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: