Cảnh rừng Việt Bắc - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Cảnh rừng Việt Bắc Ngữ văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 8 21/11/2024


Tác giả tác phẩm: Cảnh rừng Việt Bắc - Ngữ văn 12

I. Tác giả Nguyễn Ái Quốc

- Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (1890-1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê quán làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:

+ Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).

+ Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyềnTưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế.

Cảnh rừng Việt Bắc - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

II. Tìm hiểu văn bản Cảnh rừng Việt Bắc

1. Thể loại

- Tác phẩm Cảnh rừng Việt Bắc thuộc thể loại: thất ngôn bát cú.

2. Xuất xứ

- Theo Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.376.

3. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, lập căn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.

Bác một lòng vì nước, vì dân. Lí tưởng cách mạng của Người là giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

4. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

5. Bố cục Cảnh rừng Việt Bắc

- Phần 1 (Hai cầu đề): Cảnh thiên nhiên Việt Bắc.

- Phần 2 (Hai câu thực): Việc ăn uống tại Việt Bắc.

- Phần 3 (Hai câu luận) Sự lạc quan của Bác.

- Phần 4 (Hai câu kết): Niềm tin của Bác vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến.

6. Giá trị nội dung

- Bài thơ tràn đầy sự lạc quan, giản dị, nghị lực của Bác. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn ở chiến khu Việt Bắc nhưng Bác vẫn hướng lòng mình đến thiên nhiên hùng vĩ, vẻ đẹp của tự nhiên khiến lòng Người luôn tràn đầy năng lượng mới.

7. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú

- Ngôn từ gần gũi, giản dị, hình ảnh thơ trong sáng, dễ hiểu.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Cảnh rừng Việt Bắc

1. Hai câu đề

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

- Bác miêu tả cảnh rừng Việt Bắc trông thật gần gũi và tươi sáng. Thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên.

Cảnh rừng Việt Bắc - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

2. Hai câu thực

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay,

- Diễn tả cuộc sống nơi đây rất bình dị, gần gũi, thể hiện sự giản dị trong ăn uống của Bác.

3. Hai câu luận

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

=> Đây là sự tiếp nối hai câu luận, thông qua đó ta càng thấy cảnh với người, thực tại gần lại nhau, quyện lại nhau.

4. Hai câu kết

Kháng chiến thành công ta trở lại,

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

=> Niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến để có dịp trở lại với non nước, núi rừng Việt Bắc, nơi đã che chở, bảo bọc Cách mạng.

IV. Đọc văn bản Cảnh rừng Việt Bắc

Cảnh rừng Việt Bắc

Hồ Chí Minh

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay.

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Kháng chiến thành công ta trở lại,

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

1947

(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 376)

V. Dàn ý phân tích Cảnh rừng Việt Bắc

Mở bài

Giới thiệu tên bài thơ, đoạn trích thơ, tác giả và nếu cảm nghĩ chung của em về bài thơ.

Cảnh rừng Việt Bắc” được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội lên núi rừng Việt Bắc, lập căn cứ cho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.

Thân bài

Tập trung phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Nội dung:

Luận điểm 1: Đặc sắc về nội dung của bài thơ:

· - Hai câu đề: Cảm xúc trước cảnh rừng Việt Bắc.

+ Câu thơ “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay” với từ ngữ cảm thán “thật là hay” đã trực tiếp thể hiện cảm xúc ngợi ca, yêu mến của thi nhân với cảnh sắc nơi núi rừng Việt Bắc.

+ Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc được gợi ra qua những hình ảnh: vượn hót, chim kêu- là những thanh âm quen thuộc của muông thú, gợi ra một bức tranh thiên nhiên sống động, gần gũi và bình dị vô cùng. Ở đó, con người như được chan hoà trong thế giới tự nhiên.

-> Hai câu thơ vừa thể hiện vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc, vừa thể hiện tâm hồn tha thiết yêu và gắn bó với thiên nhiên của Bác.

· - Hai câu thực: Cuộc sống thú vị nơi núi rừng Việt Bắc.

+ Những món ăn dân dã như “ngô nếp nướng”, “thịt rừng quay” gợi nếp sinh hoạt giản dị, hoà hợp với thiên nhiên của người chiến sĩ cộng sản. Đó cũng là những sản vật để mời khách quý phương xa.

+ Trong câu thơ thứ tư, Bác dùng chữ “chén” thay cho chữ “ăn” nghe thân mật mà thoáng nét cười hóm hỉnh.

-> Tiếp nối và kế thừa hai câu đề, hai câu thơ thực đã cho thấy cuộc sống đầy thú vị nơi núi rừng Việt Bắc của vị lãnh tụ: những món ăn dân dã nhưng chẳng kém phần đặc sắc, đó là những món quà quý mà thiên nhiên Việt Bắc hào phóng ban tặng cho con người. Từ đó gợi liên tưởng tới nếp sống giản dị, gắn bó chan hoà với thiên nhiên, gần gũi với đời sống nhân dân của Bác.

· - Hai câu luận: Cảm xúc vui say trước thiên nhiên, cuộc sống ở Việt Bắc.

+ Thiên nhiên ban tặng con người: Non xanh, nước biếc; Rượu ngọt, chè xanh. Cuộc sống của người cách mạng có đầy đủ, phong phú cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất. Cảnh sắc núi rừng thì tươi đẹp; rượu ngon, chè mát luôn sẵn có hàng ngày.

+ Con người đón nhận, tận hưởng: Tha hồ dạo, Mặc sức say. Đây là cảm xúc thoả mãn, vui say trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống nơi này.

-> Những câu thơ như tạc vẽ trước mắt ta hình ảnh một con người đang rất thư thái tận hưởng, say đắm ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ấy. Cuộc đời người cách mạng những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nơi núi rừng Việt Bắc còn bộn bề khó khăn, thiếu thốn. Nhưng với một tâm hồn lạc quan, yêu và gắn bó tha thiết với thiên nhiên, Bác luôn ung dung, tự tại như vậy.

· - Hai câu kết: Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng.

+ “Kháng chiến thành công ta trở lại” câu thơ chất chứa bao ý tình. Cuộc kháng chiến chống Pháp mới diễn ra chưa đầy một năm, dù xác định đó là cuộc kháng chiến trường kì, nhưng Người luôn tin tưởng vào tương lai tất thắng của dân tộc. Trong buổi đầu đầy gian khó của cách mạng, mà Bác đã nghĩ về ngày “kháng chiến thành công”.

+ Cụm từ “ta trở lại” vừa như một lời hứa thuỷ chung vừa như một niềm ao ước. Dù ngày kháng chiến thành công ấy gần hay xa nhưng nhất định “ta” sẽ “trở lại”- trở về với núi rừng Việt Bắc, cái nôi của cách mạng, của cuộc kháng chiến.

+ Những hình ảnh xuất hiện qua biện pháp nghệ thuật liệt kê “trăng xưa”, “hạc cũ”, “xuân này”. Bài thơ dùng bút pháp tả thực và hình ảnh ước lệ “trăng xưa”, “hạc cũ” khiến cho khung cảnh Việt Bắc hiện ra vừa hiện thực, sinh động, vừa đầy chất thơ, sức gợi.

-> Kết thúc bài thơ, âm hưởng thơ lại càng tươi vui và bay bổng. Nghĩ đến ngày kháng chiến thành công, Bác dự cảm trở lại cảnh rừng Việt Bắc, sẽ gặp lại vầng trăng tri kỉ năm xưa, sẽ gặp lại cảnh xuân nơi núi rừng bao năm gắn bó. Phải có một tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, một tâm hồn lạc quan phơi phới, Bác mới viết lên những vần thơ đẹp đẽ như thế.

Luận điểm 2: Đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: mỗi câu thơ gồm bảy tiếng, cả bài thơ gồm 8 câu. Có bố cục chặt chẽ, thống nhất của thể loại là bốn phần: đề- thực- luận- kết.

- Bài thơ được viết theo luật Bằng: chữ thứ hai của câu thơ thứ nhất là “rừng”- thanh bằng.

- Thanh điệu các câu thơ và toàn bài thơ hài hoà, chặt chẽ theo đúng nguyên tắc hoà thanh “nhị- tứ- lục phân minh” của thơ Đường luật (ví dụ). Đảm bảo quy định về niêm, về liên (ví dụ).

- Vần: bài thơ gieo vần chân, là vần liền xen vần cách ở các câu 1-2-4-6-8. Cụ thể “hay- ngày- quay- say- này” với vần “ay”.

- Nghệ thuật đối được thể hiện ở cặp câu luận: đối từ “non xanh, nước biếc” đối với “rượu ngọt, chè xanh”; đối ý “tha hồ dạo” với “mặc sức say” làm nổi bật cuộc sống ung dung tự tại giữa cảnh rừng Việt Bắc của vị lãnh tụ.

- Nhịp: bài thơ ngắt 4/3- nhịp phổ biến của bài thơ thất ngôn.

- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi mà tươi tắn, nên thơ; có sử dụng kết hợp hình ảnh ước lệ “trăng xưa”, “hạc cũ” ở cuối bài thơ.

- Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ liệt kê “Vượn hót, chim kêu, ngô nếp nướng, thịt rừng qua, non xanh, nước biếc, rượu ngọt, chè tươi, …” để làm nổi bật sự tươi đẹp, phong phú của khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống nơi núi rừng.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc của thơ Đường: tình và cảnh luôn tồn tại song song biểu hiện cụ thể tâm trạng con người trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian.

Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ.

- Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người.

1 8 21/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: