Xem người ta kìa! - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Xem người ta kìa! Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 3948 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm: Xem người ta kìa! - Ngữ văn 6

Bài giảng Ngữ văn 6 Xem người ta kìa - Kết nối tri thức

I. Tác giả
- Tác giả: Lạc Thanh

II. Tác phẩm Xem người ta kìa!

1. Thể loại: Văn bản nghị luận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trích từ Tạp chí sông Lam, số 8/2020.

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa!

Ngày bé, khi mẹ của nhân vật tôi luôn muốn muốn tôi làm sao để không thua kém ai, mẹ luôn nói “Xem người ta kìa!” khiến tôi không thoải mái chút nào. Sau này lớn lên, tôi hiểu rằng lời trách cứ của mẹ là có lí vì mẹ yêu thương và luôn muốn tôi trở nên giỏi giang, hoàn hảo. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta nên biết giữ lại cái riêng, tôn trọng sự khác biệt và hãy khác, hãy hay theo cách của mình.

Xem người ta kìa! - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Xem người ta kìa!

Gồm 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...không ước mong điều đó?): Giới thiệu vấn đề

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...gạt bỏ cái riêng của từng người): Chứng minh ai cũng có đặc điểm riêng

- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định lại vấn đề

6. Giá trị nội dung tác phẩm Xem người ta kìa!

- Mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca gì.

- Thế giới muôn màu muôn vẻ, vì vậy mỗi chúng ta cần Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Xem người ta kìa!

- Nghệ thuật nghị luận đặc sắc: Dùng lời kể nêu vấn đề, dùng nhiều lí lẽ và bằng chứng vấn đề đưa ra có sức thuyết phục cao.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Xem người ta kìa!

1. Mong muốn của mẹ

- Mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca gì.

- Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác: muốn con hoàn hảo, mười phân vẹn mười (thông minh, giỏi giang, được tin yêu, tôn trọng, thành đạt…)

- NT: Dùng lời kể nêu vấn đề tăng tính hấp dẫn, gây tò mò; dùng nhiều lí lẽ và bằng chứng thuyết phục cao.

2. Bài học về sự khác biệt và gần gũi.

a) Thế giới muôn màu muôn vẻ

- Vạn vật trên rừng, dưới biển.

- Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ, có hình đáng, sở thích, thói quen khác nhau…

b) Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.

- Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những khác biệt vốn có.

- Sự độc đáo của cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú

Chung sức đồng lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

c) Bài học rút ra cho bản thân

- Tôn trọng sự khác biệt của bạn.

- Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng của bản thân.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Hai loại khác biệt

Tác giả tác phẩm: Bài tập làm văn

Tác giả tác phẩm: Tiếng cười không muốn nghe

Tác giả tác phẩm: Trái đất - cái nôi của sự sống

Tác giả tác phẩm: Các loài chung sống với nhau như thế nào?

1 3948 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: