Bánh chưng bánh giầy - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Bánh chưng bánh giầy Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 932 19/01/2024
Tải về


Tác giả tác phẩm: Bánh chưng bánh giầy - Ngữ văn 6

Bài giảng Ngữ văn 6 Bánh chưng, bánh giầy - Kết nối tri thức

I. Tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

1. Thể loại: Truyện truyền thuyết.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Theo Chương Trính, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I – Văn học dan gian, NXB văn học, Hà Nội, 1977, tr.548-550.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

5. Tóm tắt tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

Vua Hùng về già muốn truyền ngôi nhưng có 20 con bèn gọi phán bảo nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho. Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi việc đồng áng. Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần làm bánh. Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi. Nước ta từ đó có tục làm bánh chưng bánh giầy.

Bánh chưng bánh giầy - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

6. Bố cục tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

Gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ...có Tiên vương chứng giám): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

+ Phần 2 (Tiếp theo đến ...nặn hình tròn): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật.

+ Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy

7. Giá trị nội dung tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

+ Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

1. Nhà vua ra cuộc thi để tìm người truyền ngôi

- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, nhà vua có thể tập trung chăm lo cho nhân dân được no ấm; nhà vua đã già muốn truyền ngôi

- Ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng. Nhà vua có mười hai người con trai không biết chọn ai xứng đáng

- Cách thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố thử tài ( nhân ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi)

Nhà vua thật anh minh, lỗi lạc , muốn truyền ngôi cho người phải có chí, có đức.

2. Các Lang và Lang Liêu tìm và làm lễ vật

- Các Lang đua nhau tìm những củ ngon vật lạ, lên rừng xuống biển để tìm những lễ vật độc nhất

- Lang Liêu là chàng hoàng tử buồn nhất. Chàng là người thiệt thòi nhất. Từ khi lớn, chỉ chăm lo đến việc đồng áng, gắn bó với lúa gạo, khoai.

- Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần “Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo”; “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. Thần ở đây chính là nhân dân. Bởi nhân dân rất quý trọng hạt gạo làm ra để nuôi sống mình.

- Lang Liêu làm theo lời thần chỉ:

+ Chàng chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhan, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm.

+ Cũng thứ bánh ấy, chàng đổi kiểu đồ lên, giã nhuyễn nặn thành hình tròn.

3. Ý nghĩa của tục lệ bánh chưng, bánh giầy

- Lang Liêu mang hai thứ bánh lên lễ Tiên vương.

- Nhà vua ngạc nhiên khi nhìn hai thứ bánh ấy, hỏi Lang Liêu và chàng kể chuyện giấc mộng.

- Bánh Lang Liêu được chọn làm tế Trời, Đất, và Tiên vương.

- Sau đó, ai ăn xong cũng tấm tắc khen. Nhà vua bèn đặt tên cho hai thứ bánh đó là bánh chưng và bánh giầy.

- Tục lệ của nước ta được hình thành từ đó: Vào ngày lễ Tết cổ truyền, không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy để lễ ông bà, tổ tiên.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Cây khế

Tác giả tác phẩm: Vua chích choè

Tác giả tác phẩm: Sọ dừa

Tác giả tác phẩm: Xem người ta kìa!

Tác giả tác phẩm: Hai loại khác biệt

1 932 19/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: