Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4 Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 6,032 19/01/2024
Tải về


Tác giả tác phẩm: Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Ngữ văn 6

Bài giảng Ngữ văn 6 Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Kết nối tri thức

I. Tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4

1. Thể loại: Văn bản thông tin

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trích báo điện tử “Hà Nội mới” (7/4/2004)

3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh

4. Người kể: Ngôi thứ ba

5. Tóm tắt tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4

Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ diễn ra trong một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh Gióng (vườn cà, đền Mẫu, đền Thượng,…). Hội bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng 4 âm lịch và kết thúc vào ngày 12 tháng 4 âm lịch. Có lễ tước cờ, rước cơm chay, rước nước, múa hát thờ, trận mô phỏng,… Tất cả đều được gìn giữ như một tài sản vô giá lưu truyền mãi về sau.

Ai ơi mồng 9 tháng 4- Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

6. Bố cục tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4

Gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “đồng bằng Bắc Bộ”: Giới thiệu chung về lễ hội Gióng – một trong những lễ hội lớn nhất khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

- Phần 2: Tiếp theo đến “với trời đất”:Tiến trình diễn ra hội Gióng.

- Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa, giá trị của hội Gióng.

7. Giá trị nội dung tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4

- Giới thiệu về lễ hội đền Gióng. Qua đó thể hiện được nét đẹp văn hoá tâm linh và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4

- Sử dụng các phương thức thuyết minh, ngắn gọn, súc tích.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ai ơi mồng 9 tháng 4

1. Giới thiệu hội Gióng

- Tên: lễ hội Gióng hay hội làng Phù Đổng.

- Thời gian: 9/4 âm lịch

- Địa điểm: xã Phù Đổng – Gia Lâm - Hà Nội

- Lễ hội diễn ra trên khu vực rộng lớn.

2. Tiến trình của hội Gióng

- Thời gian chuẩn bị: 1/4-5/4

- Lễ hội bắt đâu

+ Mùng 6: lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng

+ Mùng 9: chính hội, có múa hát thờ, hội trận và khao quân

+ Mùng 10: lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh

+ Ngày 11,12: lễ rửa khí giới và lễ rước cờ báo tin thắng trận.

Lễ hội diễn ra trang trọng, đủ nghi thức với nhiều hoạt động.

- Lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và thể hiện sự tôn kính, trân trọng truyền thống lịch sử dân tộc.

3. Ý nghĩa của hội Gióng

- Di sản văn hoá vô giá của dân tộc.

cần được bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của muôn đời.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Bánh chưng bánh giầy

Tác giả tác phẩm: Thạch Sanh

Tác giả tác phẩm: Cây khế

Tác giả tác phẩm: Vua chích choè

Tác giả tác phẩm: Sọ dừa

1 6,032 19/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: