Chùm ca dao về quê hương đất nước - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 9,648 19/01/2024
Tải về


Tác giả tác phẩm: Chùm ca dao về quê hương đất nước- Ngữ văn 6

Bài giảng Ngữ văn 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước - Kết nối tri thức

I. Tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước

1. Thể loại: Thơ lục bát và lục bát biến thể

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

+ Bài 1, 3 : Trích “Kho tàng ca dao người Việt”, tập 1

+ Bài 2: Trích “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”

3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước

- Bài 1: Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long.

- Bài 2: Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên xứ Lạng vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

- Bài 3: Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên đẹp thơ mộng, nặng tình nơi xứ Huế.

5. Bố cục tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước

- Bài 1: Vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây.

- Bài 2: Con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình.

- Bài 3: Con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước

- Thể thơ lục bát và lục bát biến thể, phù hợp với việc tâm tình, bộc lộ tình cảm, cụ thể ở đây là tình yêu quê hương đất nước.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước

- Chùm ca dao thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào của tác giả dân gian đối với vẻ đẹp của quê hương đất nước.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước

1. Bài ca dao (1)

- Thể lục bát, 4 dòng. Các dòng 6 có 6 tiếng, các dòng 8 có 8 tiếng;

- Cách gieo vần: đà – gà, xương – sương – gương;…

Tiếng cuối của dòng 6 ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 ở dưới, tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo;

- Ngắt nhịp:

+ Gió đưa/ cành trúc/ la đà

Tiếng chuông Trấn Võ/ canh gà Thọ Xương

nhịp chẵn: 2/2/2; 2/4; 4/4;

- Biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ : mặt gương Tây Hồ vẻ đẹp của Tây Hồ, nước trong vào buổi sớm như sương (ẩn dụ - so sánh ngầm) Vẻ đẹp nên thơ vào sáng sớm

2. Bài ca dao (2)

- Thể lục bát, 4 dòng. Các dòng 6 có 6 tiếng, các dòng 8 có 8 tiếng

- Cách gieo vần: xa – ba, trông – sông

Tiếng cuối của dòng 6 ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 ở dưới, tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo;

- Ngắt nhịp:

+ Ai ơi/ đứng lại mà trông

Kìa thành núi Lạng/ kìa sông Tam Cờ

nhịp chẵn: 2/4; 4/4

- Lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông Lời gọi, nhắn gửi tha thiết hãy dừng lại mà xem vẻ đẹp của xứ Lạng.

3. Bài ca dao (3)

- Lục bát biến thể:

+ Tính chất lục bát: hai câu sau vẫn tuân theo quy luật của lục bát thông thường;

+ Tính chất biến thể: hai dòng đầu:

Cả hai dòng đều có 8 tiếng (không phải lục bát, một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng);

Về thanh, tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai (ngã) không phải thanh bằng như quy luật mà là thanh trắc.

- Vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế - Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Chuyện cổ nước mình

Tác giả tác phẩm: Cây tre Việt Nam

Tác giả tác phẩm: Hành trình của bầy ong

Tác giả tác phẩm: Cô Tô

Tác giả tác phẩm: Hang Én

1 9,648 19/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: