Thánh Gióng - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Thánh Gióng Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 8695 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm: Thánh Gióng - Ngữ văn 6

Bài giảng Ngữ văn 6 Thánh Gióng - Kết nối tri thức

I. Tác phẩm Thánh Gióng

1. Thể loại: Truyện truyền thuyết

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Theo Lê Trí Viễn, Văn tuyển (Lớp 5, tập I), 1957

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

5. Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói cười, đi đứng. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Thánh Gióng- Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

6. Bố cục tác phẩm Thánh Gióng: Gồm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “…đặt đâu nằm đấy”: Sự ra đời của Thánh Gióng.

- Phần 2: Tiếp đến“…cứu nước”: Sự lớn lên của Thánh Gióng

- Phần 3: Tiếp đến“...bay lên trời”: Thánh Gióng đánh giặc và về trời

- Phần 4: Còn lại: Các dấu tích còn lại

7. Giá trị nội dung tác phẩm Thánh Gióng

- Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.

- Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thánh Gióng

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo, khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường)

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thánh Gióng

1. Gióng sinh ra và lớn lên kì lạ

– Sự ra đời kì lạ: mẹ Gióng đặt chân vào vết chân to, thụ thai mười hai tháng.

Sự ra đời của Gióng vừa bình thường lại vừa phi thường:

+ Bình thường: Gióng là con của người nông dân chân chất, hiền lành.

+ Phi thường vì: cách thức và thời gian thụ thai.

Thánh Gióng vừa là con của người – người nông dân chân chất, bình dị, vừa là con của Thần. Đó là sự kết hợp giữa cái bình dị và phi thường.

– Gióng lớn lên kì lạ: lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu, nằm đấy.

Sự lớn lên kì lạ nhấn mạnh sự khác thường của Gióng; tạo nhiều thắc mắc cho người đọc, khiến câu chuyện sau này càng bất ngờ

Quan niệm của dân gian: người anh hùng phải là người phi thường từ trong nguồn gốc, xuất thân. Nhưng người anh hùng không ai khác, chính là những con người được sinh ra và lớn lên trong lòng nhân dân.

2. Gióng đánh giặc cứu nước

a. Chuẩn bị đánh giặc

– Ba năm không nói, không cười, nhưng nghe thấy tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng lập tức cất tiếng nói người anh hùng đã đến lúc thực hiện sự mệnh của mình tiếng nói của lòng yêu nước, của sức mạnh tự cường.

– Bà con vui lòng góp gạo nuôi Gióng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; lòng yêu nước của nhân dân ta

– Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt đến, Gióng vươn vai thành tráng sĩ.

Gióng đã có đầy đủ sức mạnh từ sự đoàn kết, đồng lòng của triều đình – nhân dân.

b. Gióng đánh giặc

– Hình ảnh Gióng đánh giặc thật dũng mãnh. Sức mạnh của Gióng, cũng là sức mạnh của toàn dân tộc đã khiến cho giặc chết như rạ.

– Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre đánh giặc sự nhanh trí, dũng cảm của người anh hùng; cả cây cỏ của quê hương cũng góp sức đánh giặc; tre cũng là tượng trưng cho người Việt Nam cả dân tộc góp sức cùng Gióng đánh giặc.

– Gióng đánh thắng giặc, cởi bỏ áo giáp sắt, một mình một ngựa bay về trời bất tử hóa hình ảnh người anh hùng; Gióng không màng danh lợi; cởi áo giáp – mong muốn chiến tranh vĩnh viễn không còn.

3. Gióng sống mãi trong lòng dân tộc

Vua phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ
– Những dấu tích của trận chiến hào hùng vẫn còn: tre bị phun lửa vàng óng, ao hồ, làng Cháy chi tiết có liên quan đến lịch sử, chân thực; là những lí giải rất thú vị của cha ông ta về những sự vật, hiện tượng.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Tác giả tác phẩm: Ai ơi mồng 9 tháng 4

Tác giả tác phẩm: Bánh chưng bánh giầy

Tác giả tác phẩm: Thạch Sanh

Tác giả tác phẩm: Cây khế

1 8695 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: