Vở thực hành KHTN 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Tính theo phương trình hóa học

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 8 Bài 6.

1 542 lượt xem


Giải VTH KHTN 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Bài 6.1 trang 19 Vở thực hành KHTN 8: Tính thể tích khí hydrogen thu được khi hoà tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl 1 M (ở 25°C, 1 bar), biết phản ứng xảy ra như sau:

Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2

Lời giải:

nZn=0,6565=0,01(mol)

Theo PTHH: 1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol H2.

Vậy 0,01 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 0,01 mol H2.

Thể tích khí hydrogen thu được ở 25oC, 1 bar là: V = 0,01 . 24,79 = 0,2479 lít.

Bài 6.2 trang 19 Vở thực hành KHTN 8: Khi cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì xảy ra phản ứng hoá học như sau:

Mg + H2SO4→ MgSO4+ H2

Sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO4. Tính thể tích khí H2thu được ở 25oC, 1 bar.

Lời giải:

Theo PTHH: 1 mol Mg tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol MgSO4 và 1 mol H2.

Vậy sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO4 suy ra số mol H2 thu được là 0,02 mol.

Thể tích khí H2 thu được ở 25oC , 1 bar (tức điều kiện chuẩn) là:

V = 0,02 . 24,79 = 0,4958 lít.

Bài 6.3 trang 19 Vở thực hành KHTN 8: Khi nung nóng KClO3 xảy ra phản ứng hoá học sau (phản ứng nhiệt phân):

2KClO3 to 2KCl + 3O2

Biết rằng hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%.

- Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được số mol O2 lớn hơn/ nhỏ hơn/ bằng 1,5 mol.

…………………………………………………………………………………………….

- Để thu được 0,3 mol O2 thì cần số mol KClO3 lớn hơn/ nhỏ hơn/ bằng 0,2 mol.

Lời giải:

- Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được số mol O2 nhỏ hơn 1,5 mol.

- Để thu được 0,3 mol O2 thì cần số mol KClO3 lớn hơn 0,2 mol.

Bài 6.4 trang 20 Vở thực hành KHTN 8: Nung 10 gam calcium carbonate (thành phần chính của đá vôi), thu được khí carbon dioxide và m gam vôi sống. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%, xác định m.

Lời giải:

nCaCO3=10100=0,1(mol).

Phương trình hoá học: CaCO3 to CaO + CO2

Theo PTHH: 0,1 mol CaCO3 tham gia phản ứng thu được 0,1 mol CaO.

Khối lượng CaO thu được theo lí thuyết là: mLT= 0,1.56 = 5,6 gam.

Do hiệu suất phản ứng là 80% nên: m=mTT=5,6.80100=4,48(gam).

Bài 6.5* trang 20 Vở thực hành KHTN 8: Phản ứng giữa calcium carbonate và chlohidric acid xảy ra như sau:

CaCO3+ 2HCl → CaCl2+ CO2+ H2O

a) Cho 10 gam calcium carbonate phản ứng hoàn toàn với chlohidric acid, tính thể tích khí carbon dioxide sinh ra (đo ở 25oC, 1 bar).

b) Cho calcium carbonate phản ứng với lượng dư chlohidric acid, thu được 27,75 gam calcium chloride (CaCl2). Tính lượng calcium carbonate đã dùng.

Lời giải:

a) nCaCO3=10100=0,1mol.

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol CaCO3 phản ứng sinh ra 1 mol CO2.

Vậy 0,1 mol CaCO3 phản ứng sinh ra 0,1 mol CO2.

Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: VCO2=0,1.24,79=2,479(L).

b) nCaCl2=27,75111=0,25mol.

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol CaCO3 phản ứng sinh ra 1 mol CaCl2.

Vậy để thu được 0,25 mol CaCl2 cần 0,25 mol CaCO3 phản ứng.

Lượng calcium carbonate đã dùng: 0,25.100 = 25 gam.

Bài 6.6* trang 20 Vở thực hành KHTN 8: Cho iron(III) oxide tác dụng với lượng dư khí hydrogen ở nhiệt độ cao. Phản ứng xảy ra như sau:

Fe2O3+ 3H2 to 2Fe + 3H2O

Cho 8 gam Fe2O3 phản ứng thu được 4,2 gam Fe. Tính hiệu suất phản ứng.

Lời giải:

nFe2O3=8160=0,05mol

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol Fe2O3 phản ứng thu được 2 mol Fe.

Vậy cứ 0,05 mol Fe2O3 phản ứng thu được 0,1 mol Fe.

Khối lượng Fe thu được theo lí thuyết là: 0,1.56 = 5,6 gam.

Thực tế thu được 4,2 gam Fe. Vậy hiệu suất phản ứng là:

H=4,25,6.100%=75%.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bài 8: Acid

Bài 9: Base. Thang pH

Bài 10: Oxide

Bài 11: Muối

1 542 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: