Vở thực hành KHTN 8 Bài 29 (Kết nối tri thức): Sự nở vì nhiệt

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 8 Bài 29.

1 420 04/12/2023


Giải VTH KHTN 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt

Bài 29.1 trang 26 Vở thực hành KHTN 8: Từ kết quả thí nghiệm Hình 29.1 SGK KHTN 8, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất nhôm, đồng, sắt.

2. Nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.

Lời giải:

1.Sự nở vì nhiệt của các chất nhôm, đồng, sắt: Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.

2.Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Bài 29.2 trang 26 Vở thực hành KHTN 8: Hai thanh kim loại đồng, sắt được ghép chặt vào nhau tạo thành một băng kép. Hãy cho biết hình dạng của băng kép sẽ thay đổi như thế nào khi:

a. Quay băng kép cho thanh sắt ở dưới và hơ nóng bằng đèn cồn (Hình a).

b. Quay băng kép cho thanh đồng ở dưới và hơ nóng bằng đèn cồn (Hình b).

Hai thanh kim loại đồng, sắt được ghép chặt

Lời giải:

a. Khi quay băng kép cho thanh sắt ở dưới được hơ nóng bằng đèn cồn thì thanh sắt sẽ có nhiệt độ cao hơn và nở ra nhiều hơn thanh đồng. Do đó, băng kép sẽ bị cong về phía thanh đồng.

b. Khi quay băng kép cho thanh đồng ở dưới được hơ nóng bằng đèn cồn thì thanh đồng sẽ có nhiệt độ cao hơn và nở ra nhiều hơn thanh sắt. Do đó, băng kép sẽ bị cong về phía thanh sắt.

Bài 29.3 trang 27 Vở thực hành KHTN 8: Từ kết quả thí nghiệm Hình 29.3 SGK KHTN 8, rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

Lời giải:

Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Bài 29.4 trang 27 Vở thực hành KHTN 8: Mô tả và rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau trong thí nghiệm ở Hình 29.4 SGK KHTN 8.

Lời giải:

Qua quan sát Hình 29.4 ta thấy độ cao của các chất lỏng trong ống tăng theo thứ tự: nước, dầu, rượu.

rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước.

Bài 29.5 trang 27 Vở thực hành KHTN 8: Tìm thêm ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

Lời giải:

- Khi bị cảm sốt, ta thường đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân, thủy ngân sẽ nở ra vì nhiệt nên trên thanh nhiệt kế sẽ thấy mức thuỷ ngân bị đẩy cao lên.

- Khi đóng một chai nước ngọt, chúng ta thường thấy nước trong bình không bao giờ được đầy chai, vì khi ở nhiệt độ cao thì có thể làm chai bị vỡ ra.

Bài 29.6 trang 28 Vở thực hành KHTN 8: Từ thí nghiệm Hình 29.6 SGK KHTN 8, hãy mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra đối với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi chỉ cần xoa hai tay vào nhau rồi áp vào bình cầu.

Lời giải:

- Mô tả: Khi xoa hai tay vào nhau rồi áp hai bàn tay vào bình cầu, ta thấy hiện tượng: Giọt nước màu trong ống thủy tinh đi lên.

- Giải thích: Vì năng lượng nhiệt từ hai tay truyền sang bình cầu làm bình nóng lên dẫn tới không khí trong bình nở ra (tăng thể tích) và tác dụng lực đẩy lên giọt nước màu làm giọt nước màu đi lên.

Bài 29.7 trang 28 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao từ hai thí nghiệm ở Hình 29.2 và Hình 29.6 SGK KHTN 8, có thể nói chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng?

Lời giải:

Vì không khí tạo ra lực tác dụng lên giọt nước màu lớn hơn lực tác dụng của giọt nước màu lên không khí làm giọt nước màu di chuyển lên cao.

Bài 29.8 trang 28 Vở thực hành KHTN 8: Tìm ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí.

Lời giải:

Khinh khí cầu: khinh khí cầu được đốt lửa là những quả cầu chứa khí nóng. Chúng bay lên vì không khí trong đó nhẹ hơn là không khí ngoài khí quyển nên khinh khí cầu bay được.

Khi bơm xe đạp ta không nên bơm bánh xe quá căng. Bởi khi thời tiết nóng chất khí dãn nở hơn chất rắn là lốp xe nên có thể dẫn đến nổ lốp xe.

Bài 29.9 trang 28 Vở thực hành KHTN 8: Dựa vào Bảng 29.1 SGK KHTN 8, hãy rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau: rắn, lỏng và khí.

Lời giải:

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Bài 29.10 trang 29 Vở thực hành KHTN 8: Mô tả hoạt động của các loại băng kép trong Hình 29.7b, c, d SGK KHTN 8.

Lời giải:

- Hình 29.7b: Khi dòng điện có sự thay đổi đột ngột, nhiệt độ sẽ tác động lên băng kép khiến nó uốn theo chiều thanh kim loại có hệ số giãn nở ít hơn.

- Hình 29.7c: Khi nhiệt độ quá cao, nhiệt độ sẽ tác động lên băng kép khiến nó uốn cong lên chạm vào chuông điện làm phát ra tiếng kêu

- Hình 29.7d: Băng kép có vai trò đóng ngắt điện để không làm cháy bàn là. Khi nhiệt độ ở bàn là quá cao, băng kép có vai trò đóng ngắt điện để không làm cháy bàn là.

Bài 29.11 trang 29 Vở thực hành KHTN 8: Tìm thêm ví dụ về công dụng của sự nở vì nhiệt.

Lời giải:

- Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh sáng mặt trời chiếu vào nóng lên nở ra nhẹ đi.

- Khi quả bóng bàn bị móp người ta nhúng vào nước nóng thì quả bóng bàn phồng lên.

Bài 29.12 trang 29 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao chỗ nối tiếp hai đầu thanh ray xe lửa, hai đầu ống dẫn khí lại được cấu tạo như Hình 29.8 SGK KHTN 8?

Lời giải:

- Hình 29.8a: Chỗ nối tiếp hai đầu thanh ray xe lửa thường để hở một khe nhỏ để khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể nở dài ra, tránh làm biến dạng đường ray.

- Hình 29.8b: Các ống dẫn khí thường được uốn cong ở 1 số đoạn để khi khí nóng đi qua, ống dễ dàng nở dài ra.

Bài 29.13 trang 29 Vở thực hành KHTN 8: Tìm thêm ví dụ về tác hại của sự nở vì nhiệt.

Lời giải:

- Không nên đậy nắp ngay vào phích khi vừa rót nước vào nếu ko sẽ bật nắp ra vì không khí trong phích gặp nhiệt độ nóng của nước sẽ nở ra đẩy nắp lên.

- Mùa hè, ko nên bơm xe quá căng vì khi nhiệt độ cao, không khí trong lốp sẽ nở ra và làm nổ lốp.

Bài 29.14* trang 30 Vở thực hành KHTN 8: Khi đặt bình cầu vẽ ở hình bên vào nước nóng thì ban đầu cột nước trong ống thủy tinh hạ xuống một chút, sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu. Giải thích tại sao.

Khi đặt bình cầu vẽ ở hình bên vào nước nóng

Lời giải:

Vì bình thủy tinh được làm nóng trước rồi mới truyền nhiệt vào nước nên thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Bài 29.15* trang 30 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao khi rót nước ra khỏi phích (bình thủy tinh), nếu đậy lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm cách nào để tránh hiện tượng trên?

Lời giải:

Vì không khí trong phích gặp nhiệt độ nóng của nước sẽ nở ra đẩy nắp lên.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 30: Khái quát về cơ thể người

Bài 31: Hệ vận động ở người

Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Bài 34: Hệ hô hấp ở người

1 420 04/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: