Vở thực hành KHTN 8 Bài 41 (Kết nối tri thức): Môi trường và các nhân tố sinh thái

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 8 Bài 41.

1 605 10/11/2023


Giải VTH KHTN 8 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài 41.1 trang 64 Vở thực hành KHTN 8: Quan sát Hình 41.1 SGK KHTN 8, em hãy kể tên các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh

Lời giải:

Các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh: Nhiệt độ, ánh sáng, gió, độ ẩm, nồng độ O2, nồng độ CO2, châu chấu, con bò, cỏ, con người,…

Bài 41.2 trang 64 Vở thực hành KHTN 8: Em hãy xác định các loại môi trường sống được thể hiện trong Hình 41.2 SGK KHTN 8

Lời giải:

Các loại môi trường sống được thể hiện trong Hình 41.2 SGK KHTN 8 lần lượt là: môi trường trong đất, môi trường sinh vật, môi trường cạn, môi trường dưới nước.

Bài 41.3 trang 64 Vở thực hành KHTN 8: Phân loại các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh ở Hình 41.1 SGK KHTN 8 vào nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh

- Nhóm nhân tố vô sinh:

- Nhóm nhân tố hữu sinh:

Lời giải:

- Nhóm nhân tố vô sinh: Nhiệt độ, ánh sáng, gió, độ ẩm, nồng độ CO2, nồng độ O2.

- Nhóm nhân tố hữu sinh: Con người, châu chấu, con bò, cỏ.

Bài 41.4 trang 64 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật?

Lời giải:

Trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật vì: Con người có tư duy, có lao động để phục vụ cho mục đích của mình. Thông qua những hoạt động này, con người đã tác động và làm biến đổi rộng rãi, mạnh mẽ môi trường tự nhiên, dẫn đến tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của nhiều loài sinh vật.

Bài 41.5 trang 64 Vở thực hành KHTN 8: Ở một địa phương, người ta có ý định nhập nội ba loài cá (A, B, C) về nuôi. Nhiệt độ trung bình trong năm tại đây dao động từ 15 °C đến 30 °C. Dựa vào thông tin về giới hạn sinh thái nhân tố nhiệt độ của mỗi loài cá (Hình 41.4 SGK KHTN 8), hãy cho biết nên nhập loại cá nào để nuôi tại đây và giải thích.

Lời giải:

- Dựa vào giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài cá (A, B, C) và nhiệt độ trung bình năm của môi trường (15 oC đến 30 oC) → Nên nhập loài cá B để về nuôi.

- Giải thích: Loài cá B có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5 – 38 oC, khoảng thuận lợi là 15 – 30 oC, phù hợp với điều kiện nhiệt độ trung bình trong năm ở địa phương, do đó, loài cá B sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi được nuôi.

Bài 41.6 trang 65 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải?

Lời giải:

Một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải vì những loại cây này là những loài cây ưa bóng, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp (dưới tán rừng).

Bài 41.7 trang 65 Vở thực hành KHTN 8: Trình bày ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái trong môi trường tới sinh vật bằng cách hoàn thành bảng sau

Nhân tố sinh thái

Ảnh hưởng

Ví dụ

Nhiệt độ

Ánh sáng

Sinh vật cùng loài

Sinh vật khác loài

Lời giải:

Nhân tố sinh thái

Ảnh hưởng

Ví dụ

Nhiệt độ

Ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái, chức năng sinh lí (quang hợp, hô hấp, sinh sản,…) và tập tính của sinh vật.

Gấu Bắc Cực sống ở môi trường lạnh nên chúng có bộ lông màu trắng, dày, lớp mỡ dày giúp chúng giữ ấm cơ thể.

Ánh sáng

Ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái, chức năng sinh lí (quang hợp, hô hấp, sinh sản,…) và tập tính của sinh vật.

Thực vật sống ở những nơi có ánh sáng mạnh, lá cây thường có phiến lá nhỏ, cứng, màu xanh nhạt, lá mọc xiên.

Sinh vật cùng loài

Tạo lên mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

Các con trâu sống thành đàn có thể hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ các con già yếu và các con non khỏi bị kẻ thù tấn công.

Sinh vật khác loài

Tạo nên mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng.

Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm.

Bài 41.8 trang 65 Vở thực hành KHTN 8: Ghép tên các sinh vật ở cột A với môi trường sống tương ứng ở cột B và ghi kết quả vào cột C trong bảng sau:

A

B

C

1. Vi khuẩn cố định đạm Rhizobium

a) Môi trường trên cạn

2. Chim cánh cụt

b) Môi trường dưới nước

3. Dế mèn

c) Môi trường trong đất

4. Lươn

d) Môi trường sinh vật

Lời giải:

A

B

C

1. Vi khuẩn cố định đạm Rhizobium

a) Môi trường trên cạn

1 - d

2. Chim cánh cụt

b) Môi trường dưới nước

2 - a

3. Dế mèn

c) Môi trường trong đất

3 - c

4. Lươn

d) Môi trường sinh vật

4 - b

Bài 41.9 trang 66 Vở thực hành KHTN 8: Loài cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là khoảng 5,6 – 42 °C, loài cá chép có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là khoảng 2 – 44 °C.

- Theo em, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? Giải thích.

- Nếu cần chọn một loài cá để nuôi ở vùng miền núi phía Bắc, em sẽ chọn loài nào?

Vì sao?

Lời giải:

- Theo em, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? Giải thích.

Loài cá chép có khả năng phân bố rộng hơn. Vì giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép rộng hơn giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi (44 – 2 > 42 – 5,6) nên có khả năng thích nghi với nhiều môi trường sống hơn.

- Nếu cần chọn một loài cá để nuôi ở vùng miền núi phía Bắc, em sẽ chọn loài nào?

Vì sao?

Vùng miền núi phía Bắc có nhiệt độ xuống thấp khi mùa đông đến. Do đó, nếu cần chọn một loài cá để nuôi ở vùng miền núi phía Bắc thì nên chọn cá chép vì cá chép có giới hạn dưới về nhiệt độ thấp hơn.

Bài 41.10 trang 66 Vở thực hành KHTN 8: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật được vận dụng như thế nào trong trồng trọt và chăn nuôi? Cho ví dụ.

Lời giải:

- Vận dụng kiến thức về giới hạn sinh thái vào việc chăm sóc và đánh giá khả năng nhập nội vật nuôi, cây trồng.

- Ví dụ: Tìm hiểu điều kiện môi trường địa phương và giới hạn sinh thái (như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…) của các loài nhập nội, từ đó, đánh giá được khả năng nhập nội của các loài hoặc có biện pháp điều chỉnh điều kiện môi trường cho phù hợp với các loài vật nuôi, cây trồng hoặc có biện pháp cải tạo giống nhập nội cho phù hợp.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 42: Quần thể sinh vật

Bài 43: Quần xã sinh vật

Bài 44: Hệ sinh thái

Bài 45: Sinh quyển

Bài 46: Cân bằng tự nhiên

1 605 10/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: