Vở thực hành KHTN 8 Bài 28 (Kết nối tri thức): Sự truyền nhiệt

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 8 Bài 28.

1 577 04/12/2023


Giải VTH KHTN 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt

Bài 28.1 trang 22 Vở thực hành KHTN 8: Từ thí nghiệm ở Hình 8.1 SGK KHTN 8, thực hiện các yêu cầu sau:

Từ thí nghiệm ở Hình 8.1 SGK KHTN 8, thực hiện các yêu cầu sau

1. Mô tả hiện tượng xảy ra đối với các đinh.

2. Đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?

3. Đinh lần lượt rơi xuống theo thứ tự nào?

Lời giải:

1. Các đinh lần lượt rơi xuống.

2. Các đinh rơi xuống chứng tỏ khi nung nóng đầu A, nhiệt lượng đã được thanh đồng truyền đi đến mọi điểm và làm cho sáp nóng lên và bị chảy ra thành chất lỏng.

3. Các đinh rơi xuống theo thứ tự từ A đến B: a, b, c, d và e.

Bài 28.2 trang 22 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao chảo được làm bằng kim loại còn cán chảo được làm bằng gỗ hoặc nhựa?

Lời giải:

Chảo được làm bằng kim loại còn cán chảo được làm bằng gỗ hoặc nhựa vì kim loại dẫn nhiệt tốt sử dụng làm chảo giúp thức ăn nóng nhanh hơn còn nhựa và gỗ dẫn nhiệt kém nên thường sử dụng để làm cán chảo giúp ta cầm vào không bị bỏng.

Bài 28.3 trang 22 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao nhà mái ngói thì mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn nhà mái tôn?

Lời giải:

Vì mái ngói là những vật liệu truyền nhiệt kém, còn mái tôn được làm từ kim loại nên dẫn nhiệt tốt. Do đó, vào mùa hè nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ trong nhà nên nhiệt lượng bên ngoài truyền vào trong nhà mái tôn nhanh; vào mùa đông nhiệt độ trong nhà cao hơn nên nhiệt lượng trong nhà truyền ra ngoài mái tôn nhanh làm lạnh hơn trong nhà mái ngói.

Bài 28.4 trang 23 Vở thực hành KHTN 8: Phân tích công dụng dẫn nhiệt tốt, cách nhiệt tốt của từng bộ phận trong một số dụng cụ thường dùng trong gia đình.

Lời giải:

Bàn là có đáy làm bằng kim loại do có tác dụng dẫn điện tốt và truyền nhiệt tốt, tay cầm thường được làm bằng nhựa do tính dẫn nhiệt kém giúp bảo vệ tay.

Bài 28.5 trang 23 Vở thực hành KHTN 8: Hãy giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở Hình 28.2 SGK KHTN 8.

Lời giải:

- Hình 28.2a, khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy vì chất lỏng truyền nhiệt kém.

- Hình 28.2b, khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở miệng ống nghiệm bị nóng chảy vì xảy ra cả hiện tượng đối lưu, dẫn nhiệt giúp chất lỏng truyền nhiệt tốt hơn.

Bài 28.6 trang 23 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao khi đốt nến thì cánh quạt trong Hình 28.4 SGK KHTN 8 lại quay?

Lời giải:

Khi đốt nến thì lớp không khí xung quanh ngọn nến nhận năng lượng nhiệt nóng lên nở ra, nhẹ đi di chuyển lên trên, lớp không khí bên trên lạnh và nặng hơn di chuyển xuống dưới lại được làm nóng lên. Cứ như vậy tạo nên dòng không khí đối lưu, làm cánh quạt dần dần di chuyển.

Bài 28.7 trang 23 Vở thực hành KHTN 8: Tìm thêm ví dụ về sự đối lưu trong thực tế.

Lời giải:

Hình thành gió: Trên biển, khi trời nóng, đất liền nhanh nóng hơn nước biển, vì vậy vào buổi nắng gắt thì luồng không khí từ biển tràn vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào rất mạnh, nhưng đất liền cũng giảm nhiệt nhanh hơn nước biển nên vào ban đêm luồng không khí từ đất liền tràn ra biển tạo ra gió thổi từ đất liền ra biển.

Bài 28.8 trang 23 Vở thực hành KHTN 8: Quan sát thí nghiệm ở Hình 28.5 SGK KHTN 8 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tại sao trong thí nghiệm ở Hình 28.5a thì nhiệt độ trong bình thủy tinh tăng dần còn trong thí nghiệm ở Hình 28.5b thì nhiệt độ trong bình thủy tinh lại giảm dần về nhiệt độ cũ?

2. Có phải sự truyền nhiệt từ đèn đến bình thủy tinh là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao?

Lời giải:

1.

- Ở Hình 28.5a, nhiệt độ trong bình thủy tinh tăng dần vì bình thủy tinh nhận được năng lượng nhiệt từ đèn điện dây tóc phát ra.

- Ở Hình 28.5b, nhiệt độ trong bình thủy tinh lại giảm dần về nhiệt độ cũ vì bình thủy tinh không nhận được năng lượng nhiệt từ đèn điện dây tóc phát ra nữa mà dần dần tỏa năng lượng nhiệt thu được từ lúc trước ra môi trường xung quanh.

2. Sự truyền nhiệt từ đèn đến bình thủy tinh không phải là dẫn nhiệt và đối lưu vì:

+ Không khí là chất dẫn nhiệt kém nên sự truyền nhiệt này không phải là hình thức dẫn nhiệt.

+ Sự truyền nhiệt trong trường hợp này truyền theo đường thẳng nên không phải là hình thức đối lưu.

Bài 28.9 trang 24 Vở thực hành KHTN 8: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt năng mà cơ thể nhận được từ bếp chủ yếu là do dẫn nhiệt, đối lưu hay bức xạ? Tại sao?

Lời giải:

Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt năng mà cơ thể nhận được từ bếp chủ yếu là do bức xạ vì tia nhiệt truyền thẳng.

Bài 28.10 trang 24 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao mùa hè người ta thường mặc áo màu trắng, ít mặc áo màu đen?

Lời giải:

Mùa hè người ta thường mặc áo màu trắng, ít mặc áo màu đen vì các vật có màu sáng ít hấp thụ các tia nhiệt hơn nên mặc áo trắng vào mùa hè sẽ giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt làm cho ta có cảm giác mát hơn.

Bài 28.11 trang 24 Vở thực hành KHTN 8: Hãy quan sát Hình 28.6 SGK KHTN 8 và phân tích tác dụng của các bộ phận sau đây của phích: lớp chân không; hai mặt thủy tinh tráng bạc; nút.

Lời giải:

Phân tích tác dụng của các bộ phận của phích:

- Lớp chân không có tác dụng ngăn cản sự dẫn nhiệt.

- Hai mặt thủy tinh tráng bạc có tác dụng phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích.

- Nút có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài.

Bài 28.12 trang 24 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao trong thí nghiệm Hình 28.8 SGK KHTN 8, nhiệt độ của cốc nước đặt trong lồng kính lại cao hơn nhiệt độ của cốc nước đặt ngoài lồng kính?

Lời giải:

Nhiệt độ của cốc nước đặt trong lồng kính cao hơn nhiệt độ của cốc nước đặt ngoài lồng kính vì trong lồng kính năng lượng mặt trời được giữ lại nhiều hơn làm nhiệt độ trong lồng kính cao hơn nhiệt độ ngoài trời.

Bài 28.13 trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Mô tả sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính khí quyển.

Lời giải:

Khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Bài 28.14 trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Những nguyên nhân nào làm tăng nhanh hàm lượng CO2 trong khí quyển và những biện pháp nào có thể làm giảm sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển?

Lời giải:

- Nguyên nhân: Hoạt động sản xuất gia tăng, mở rộng; Quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên; Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải; Diện tích rừng, diện tích trồng cây xanh giảm.

- Biện pháp: Trồng thêm nhiều rừng, nhiều cây xanh; Sử dụng các nguồn năng lượng mới, hạn chế tạo ra khí thải độc hại, và khí CO2 trong sản xuất và giao thông, sinh hoạt như: năng lượng gió, mặt trời, nước, ...; Chuyển từ phương tiện giao thông chạy bằng xăng, dầu sang các phương tiện giao thông chạy bằng điện: xe máy điện, xe ô tô điện.

Bài 28.15 trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Em và các bạn có thể làm gì để góp phần cụ thể vào việc làm giảm hiệu ứng nhà kính để góp phần ổn định nhiệt độ bề mặt Trái Đất.

Lời giải:

Em và các bạn có thể trồng cây xanh, tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn năng lượng, tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường, ... để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính để góp phần ổn định nhiệt độ bể mặt Trái Đất.

Bài 28.16* trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém nào sau đây là đúng?

A. Đồng, nước, thủy ngân, không khí.

B. Đồng, thủy ngân, nước, không khí.

C. Thủy ngân, đồng, nước, không khí.

D. Không khí, nước, thủy ngân, đồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Vì đồng là kim loại dẫn nhiệt tốt nhất, thủy ngân là chất lỏng nhưng lại là kim loại nên nước dẫn nhiệt kém hơn thủy ngân, không khi dẫn nhiệt kém nhất.

Bài 28.17* trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Đối lưu là sự truyền nhiệt

A. chỉ xảy ra trong chất lỏng.

B. chỉ xảy ra trong chất khí.

C. chỉ xảy ra trong chất lỏng và chất khí.

D. xảy ra cả trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Không xảy ra trong chất rắn vì các phân tử, nguyên tử chất rắn liên kết với nhau rất chặt chẽ không thể di chuyển thành dòng đối lưu.

Bài 28.18* trang 26 Vở thực hành KHTN 8: Đưa một miếng đồng vào ngọn lửa đèn cồn thì miếng đồng nóng lên, tắt đèn cồn thì miếng đồng nguội đi. Hai sự truyền nhiệt trên có gì khác nhau?

Lời giải:

Sự truyền nhiệt khi đưa miếng đồng vào ngọn lửa làm miếng đồng nóng lên là sự dẫn nhiệt. Miếng đồng nguội đi là do truyền nhiệt vào không khí bằng bức xạ nhiệt.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 29: Sự nở vì nhiệt

Bài 30: Khái quát về cơ thể người

Bài 31: Hệ vận động ở người

Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

1 577 04/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: