Vở thực hành KHTN 8 Bài 11 (Kết nối tri thức): Muối

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 11: Muối sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 8 Bài 11.

1 576 21/10/2023


Giải VTH KHTN 8 Bài 11: Muối

Bài 11.1 trang 33 Vở thực hành KHTN 8: Quan sát Bảng 11.1, SGK KHTN 8 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét về sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là gì?

2. Nhận xét về cách gọi tên muối.

Lời giải:

1. Điểm khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm) là phần tử mang điện dương (cation).

Điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là đều có sự thay thế ion H+của acid bằng ion kim loại.

2. Cách gọi tên muối gồm có cation kim loại và anion gốc acid:

Tên kim loại (hoá trị, đối với kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc acid.

Bài 11.2 trang 33 Vở thực hành KHTN 8: Viết công thức của các muối sau:

Potassium sulfate: ………..

Sodium hydrogencarbonate:.....

Sodium nitrate: ………….

Magnesium sulfate: ……..

Sodium hydrogensulfate: .……

Sodium chloride: ………

Calcium hydrogenphosphate: …….

Copper(II) sulfate: …………..

Lời giải:

Potassium sulfate: K2SO4;

Sodium hydrogencarbonate: NaHCO3;

Sodium nitrate: NaNO3;

Magnesium sulfate: MgSO4;

Sodium hydrogensulfate: NaHSO4;

Sodium chloride: NaCl;

Calcium hydrogenphosphate: CaHPO4;

Copper(II) sulfate: CuSO4.

Bài 11.3 trang 34 Vở thực hành KHTN 8: Gọi tên các muối sau:

AlCl3: …………………………………

Al2(SO4)3: ……………………………

NH4NO3: ……………………………

KCl: …………………………………

MgSO4: ……………………………

NaHCO3: ……………………………

Lời giải:

AlCl3: aluminium chloride;

Al2(SO4)3: aluminium sulfate;

NH4NO3: ammonium nitrate;

KCl: potassium chloride;

MgSO4: magnesium sulfate;

NaHCO3: sodium hydrogencarbonate.

Bài 11.4 trang 34 Vở thực hành KHTN 8: Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl và MgSO4.

Lời giải:

2K + 2HCl → 2KCl + H2

KOH + HCl → KCl + H2O

K2O + 2HCl → 2KCl + H2O

K2CO3+ 2HCl → 2KCl + CO2+ H2O.

Mg + H2SO4→ MgSO4+ H2

Mg(OH)2+ H2SO4→ MgSO4+ 2H2O

MgO + H2SO4→ MgSO4+ H2O

MgCO3+ H2SO4→ MgSO4+ CO2+ H2O.

Bài 11.5 trang 34 Vở thực hành KHTN 8: Tiến hành thí nghiệm Tìm hiểu tính chất hoá học của muối (trang 50, SGK KHTN 8), quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Viết phương trình hoá học, giải thích hiện tượng xảy ra.

Ống nghiệm

Hiện tượng

Giải thích

(1) Fe + CuSO4

………..

………..

(2) BaCl2+ H2SO4

………..

………..

(3) BaCl2+ Na2SO4

………..

………..

(4) CuSO4+ NaOH

………..

………..

2. Kết luận về tính chất hoá học của muối.

Lời giải:

1.

Ống nghiệm

Hiện tượng

Giải thích

(1) Fe + CuSO4

Đinh sắt tan dần, có lớp kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt; Dung dịch trong ống nghiệm nhạt màu dần.

Fe + CuSO4→ FeSO4+ Cu.

(2) BaCl2+ H2SO4

Xuất hiện kết tủa trắng.

BaCl2+ H2SO4→ BaSO4+ 2HCl.

(3) BaCl2+ Na2SO4

Xuất hiện kết tủa trắng.

BaCl2+ Na2SO4→ BaSO4+ 2NaCl.

(4) CuSO4+ NaOH

Xuất hiện kết tủa xanh, dung dịch nhạt màu dần.

CuSO4+ 2NaOH → Cu(OH)2+ Na2SO4.

2. Tính chất hoá học của muối:

- Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

- Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới. Sản phẩm của phản ứng tạo thành có ít nhất một chất là chất khí/ chất ít tan/ không tan …

- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/ chất ít tan/ không tan …

- Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó có ít nhất một muối không tan hoặc ít tan.

Bài 11.6 trang 35 Vở thực hành KHTN 8: Trong dung dịch, giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hoá học của các phản ứng đó.

Na2CO3

KCl

Na2SO4

NaNO3

Ca(NO3)2

?

?

?

?

BaCl2

?

?

?

?

HNO3

?

?

?

?

Lời giải:

Na2CO3

KCl

Na2SO4

NaNO3

Ca(NO3)2

Ca(NO3)2+ Na2CO3→ CaCO3+ 2NaNO3

-

Ca(NO3)2+ Na2SO4→ CaSO4+ 2NaNO3

-

BaCl2

BaCl2+ Na2CO3→ BaCO3+ 2NaCl

-

BaCl2+ Na2SO4→ BaSO4+ 2NaCl

-

HNO3

2HNO3+ Na2CO3→ 2NaNO3+ CO2+ H2O.

-

-

-

Bài 11.7* trang 35 Vở thực hành KHTN 8: Cho dãy các chất sau:

H3PO4, NH4Cl, AgNO3, BaSO4, Fe(OH)3, CaO, Na2CO3, Al2(SO4)3, KMnO4.

a) Có bao nhiêu chất thuộc loại muối? Gọi tên các muối đó.

b) Có bao nhiêu muối tan?

c) Có bao nhiêu muối bị phân huỷ khi đun nóng?

Lời giải:

a) Có 6 chất thuộc loại muối:

NH4Cl: ammonium chloride;

AgNO3: silver nitrate;

BaSO4: barium sulfate;

Na2CO3: sodium carbonate;

Al2(SO4)3: aluminium sulfate;

KMnO4: Potassium permanganate.

b) Có 5 muối tan (NH4Cl; AgNO3; Na2CO3; Al2(SO4)3; KMnO4).

c) Có 3 muối bị phân huỷ khi đun nóng (NH4Cl; AgNO3; KMnO4).

Bài 11.8* trang 36 Vở thực hành KHTN 8: Hoàn thành các phương trình hoá học:

a) CuSO4+ ……………… → … ZnSO4+ … Cu

b) Na2CO3+ ……………… → … NaCl + H2O + CO2

c) Fe(NO3)3+ ……………… → Fe(OH)3+ …. NaNO3

d) CuSO4+ ……………… → ……………… + CuCl2

Lời giải:

a) CuSO4+ Zn → ZnSO4+ Cu

b) Na2CO3+ 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

c) Fe(NO3)3+ 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaNO3

d) CuSO4+ BaCl2→ BaSO4 + CuCl2

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bài 8: Acid

Bài 9: Base. Thang pH

Bài 10: Oxide

Bài 12: Phân bón hóa học

1 576 21/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: