Vở thực hành KHTN 8 Bài 20 (Kết nối tri thức): Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 8 Bài 20.

1 702 04/12/2023


Giải VTH KHTN 8 Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Bài 20.1 trang 4 Vở thực hành KHTN 8: Từ thí nghiệm bố trí ở Hình 20.1 SGK KHTN 8, hãy mô tả hiện tượng và rút ra nhận xét.

Lời giải:

- Ban đầu, đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy, ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

- Khi cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, ta thấy đũa nhựa hút các mẩu giấy vụn làm các mẩu giấy vụn bám vào đầu của đũa nhựa.

- Khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự như đũa nhựa.

Nhận xét: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.

Bài 20.2 trang 4 Vở thực hành KHTN 8: 1. Từ các kết quả thí nghiệm ở Hình 20.2 SGK KHTN 8, rút ra nhận xét gì?

2. Điện tích trên đũa thủy tinh có cùng loại với điện tích trên đũa nhựa không?

3. Các điện tích cùng loại và khác loại tác dụng với nhau như thế nào?

Lời giải:

1. Chiếc đũa nhựa và đũa thủy tinh sau khi cọ sát đều bị nhiễm điện.

2. Điện tích trên đũa thủy tinh khác loại với điện tích trên đũa nhựa.

3. - Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

- Các điện tích khác loại thì hút nhau.

Bài 20.3 trang 4 Vở thực hành KHTN 8: Vì sao vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

Lời giải:

Vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì khi đó tóc và lược nhựa đã bị nhiễm điện do cọ xát với nhau.

Bài 20.4 trang 5 Vở thực hành KHTN 8: Dựa vào kiến thức cấu tạo của nguyên tử trong sách Khoa học tự nhiên lớp 7, trả lời các câu hỏi sau:

1. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Hãy vẽ hình mô tả cấu tạo nguyên tử.

2. Electron trong nguyên tử có thể dịch chuyển như thế nào?

Lời giải:

1. Cấu tạo nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó:

Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron.

Vỏ nguyên tử bao gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.

=> Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.

Dựa vào kiến thức cấu tạo của nguyên tử

2. Electron trong nguyên tử có thể dịch chuyển rời khỏi nguyên tử và di chuyển sang nơi khác.

Bài 20.5 trang 5 Vở thực hành KHTN 8: Giải thích tại sao bụi lại bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng.

Lời giải:

Vì khi cánh quạt quay, ma sát nhiều với không khí xung quanh làm cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát. Do đó, cánh quạt có thể hút được các vật nhỏ nhẹ như bụi trong không khí. Sau mỗi lần sử dụng quạt thì cánh quạt lại bị nhiễm điện và hút thêm một lượng bụi nên ta thấy bụi bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng.

Bài 20.6 trang 5 Vở thực hành KHTN 8: Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi bông bám vào?

Lời giải:

Vì khăn bông khô khi lau chùi sẽ cọ xát với các bề mặt được lau gây ra hiện tượng nhiễm điện do cọ xát làm các bề mặt được lau bị nhiễm điện có thể hút được các vật nhỏ nhẹ mà khăn bông khô lại gồm nhiều sợi bông nhỏ nhẹ nên dễ bị chúng hút bám vào các bề mặt được lau.

Bài 20.7* trang 5 Vở thực hành KHTN 8: Hai vật đều bị nhiễm điện do cọ xát để gần nhau thì chúng tác dụng với nhau như thế nào?

Lời giải:

Hai vật đều bị nhiễm điện do cọ xát để gần nhau nếu tích điện cùng loại thì đẩy nhau còn tích điện khác loại thì hút nhau.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

Bài 22: Mạch điện đơn giản

Bài 23: Tác dụng của dòng điện

Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Bài 25: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

1 702 04/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: