Vở thực hành KHTN 8 Bài 45 (Kết nối tri thức): Sinh quyển

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 45: Sinh quyển sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 8 Bài 45.

1 425 10/11/2023


Giải VTH KHTN 8 Bài 45: Sinh quyển

Bài 45.1 trang 74 Vở thực hành KHTN 8: Nêu khái niệm và các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển.

- Khái niệm sinh quyển:

- Thành phần cấu tạo chính của sinh quyển:

Lời giải:

- Khái niệm: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường.

- Các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển bao gồm: lớp đất (thuộc thạch quyển), lớp không khí (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương (thuộc thủy quyển).

Bài 45.2 trang 75 Vở thực hành KHTN 8: Quan sát Hình 45.2 SGK KHTN 8, cho biết việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau do những yếu tố nào quyết định.

Lời giải:

Việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau chủ yếu là do đặc tính khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm,…) của mỗi vùng địa lí.

Bài 45.3 trang 75 Vở thực hành KHTN 8: Lấy ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học.

Lời giải:

Ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học:

- Khu sinh học đồng rêu hàn đới: rêu, địa y, gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu, côn trùng,…

- Khu sinh học rừng lá kim phương bắc: tùng, bách, thông, thỏ tuyết, linh miêu, chó sói, gấu,…

- Khu sinh học rừng ôn đới: phong, sến đỏ, sồi, sóc, chim gõ kiến, hươu, lợn lòi, cáo, gấu.

- Khu sinh học đồng cỏ ôn đới: cỏ thấp, ngựa, sóc, sói,…

- Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới: dương xỉ, nấm, các loại cây gỗ, cây hòa thảo, khỉ, rùa, rắn, báo đốm, dơi, hổ, côn trùng,…

- Khu sinh học sa mạc và hoang mạc: xương rồng, cỏ lạc đà, ngải, lạc đà, thằn lằn, rắn, sâu bọ cánh cứng,…

- Khu sinh học nước ngọt: Cây sen, rong đuôi chó, bèo tây, cỏ thìa, thủy cúc, cá mè, cá chép, tôm sông, con trai, ốc bươu vàng,…

- Khu sinh học biển: Cỏ biển, tảo biển, rong nho, san hô, bạch tuộc, mực, ốc hương, tôm hùm, cá chỉ vàng, cá thu, cá heo, cá voi, hải cẩu,…

Bài 45.4 trang 75 Vở thực hành KHTN 8: Để phân biệt các khu sinh học với nhau, người ta thường căn cứ vào đặc điểm nào?

Lời giải:

Để phân biệt các khu sinh học với nhau, người ta thường căn cứ vào đặc điểm là: địa lí, điều kiện khí hậu, thành phần sinh vật.

Bài 45.5 trang 75 Vở thực hành KHTN 8: Hoàn thành bảng sau:

Khu sinh học

trên cạn

Khu sinh học

nước ngọt

Khu sinh học

biển

Giống nhau

Khác

nhau

Lời giải:

Khu sinh học

trên cạn

Khu sinh học

nước ngọt

Khu sinh học

biển

Giống nhau

Mỗi khu sinh học đều có những đặc điểm đặc trưng về địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật.

Khác

nhau

Từ vùng cực đến vùng nhiệt đới có các khu sinh học: đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới.

Được chia thành hai nhóm chính là khu vực nước đứng (ao, hồ, đầm,…) và khu vực nước chảy (sông, suối,…).

Theo chiều thẳng đứng (chiều sâu), được phân chia thành: tầng nước mặt, tầng giữa và tầng dưới cùng. Theo chiều ngang, được phân chia thành: vùng ven bở và vùng khơi.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 42: Quần thể sinh vật

Bài 43: Quần xã sinh vật

Bài 44: Hệ sinh thái

Bài 46: Cân bằng tự nhiên

Bài 47: Bảo vệ môi trường

1 425 10/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: