Vở thực hành KHTN 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Khối lượng riêng

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 13: Khối lượng riêng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 8 Bài 13.

1 761 04/12/2023


Giải VTH KHTN 8 Bài 13: Khối lượng riêng

Bài 13.1 trang 39 Vở thực hành KHTN 8: Từ kết quả thí nghiệm 1 (trang 56 SGK KHTN 8), hãy hoàn thành Bảng 13.1 và thực hiện các yêu cầu sau:

Bảng 13.1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt

Đại lượng

Thỏi 1

Thỏi 2

Thỏi 3

Thể tích

V1 = V = ……

V2 = 2V = …….

V3 = 3V= ……

Khối lượng

m1 = …..

m2 = ……

m3 = …….

Tỉ số mV

m1V1 = …..

m2V2 = ….. m3V3 = …..

1. Hãy nhận xét về tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt.

2. Dự đoán về tỉ số mV của các vật liệu khác nhau.

Lời giải:

Bảng 13.1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt

Đại lượng

Thỏi 1

Thỏi 2

Thỏi 3

Thể tích

V1 = V = 1 cm3

V2 = 2V = 2 cm3

V3 = 3V = 3 cm3

Khối lượng

m1 = 7,8 g

m2 = 15,6 g

m3 = 23,4 g

Tỉ số mV

m1V1 = 7,8g/cm3 m2V2 = 7,8g/cm3 m3V3 = 7,8g/cm3

Từ số liệu thu được trên bảng, ta thấy:

1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt có giá trị như nhau.

2. Dự đoán với các vật liệu khác nhau thì tỉ số mV thu được có giá trị khác nhau.

Bài 13.2 trang 40 Vở thực hành KHTN 8: Từ kết quả thí nghiệm 2 (trang 57 SGK KHTN 8), hãy hoàn thành Bảng 13.2 và thực hiện yêu cầu sau:

Bảng 13.2. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các vật làm từ các chất khác nhau

Đại lượng

Thỏi sắt

Thỏi nhôm

Thỏi đồng

Thể tích

V1 = V = ……..

V2 = V = …….

V3 = V = ……

Khối lượng

m1 = …….

m2 = …….

m3 = …….

Tỉ số mV

m1V1 = ….. m2V2 = ….. m3V3 = …..

Nhận xét về tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng.

Lời giải:

Bảng 13.2. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các vật làm từ các chất khác nhau

Đại lượng

Thỏi sắt

Thỏi nhôm

Thỏi đồng

Thể tích

V1 = V = 1 cm3

V2 = V = 1 cm3

V3 = V = 1 cm3

Khối lượng

m1 = 7,8 g

m2 = 2,7 g

m3 = 8,96 g

Tỉ số mV

m1V1 = 7,8 g/cm3 m2V2 = 2,7 g/cm3 m3V3 = 8,96 g/cm3

Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng là khác nhau và tỉ số mVcủa đồng lớn hơn tỉ số mV của sắt lớn hơn tỉ số mVcủa nhôm.

Bài 13.3 trang 40 Vở thực hành KHTN 8: Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm?

Lời giải:

Dựa vào khối lượng riêng, người ta nói sắt nặng hơn nhôm.

Bài 13.4 trang 40 Vở thực hành KHTN 8: Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g. Hãy tính khối lượng riêng của gang.

Lời giải:

Thể tích của khối gang là: V = 2 . 3 . 5 = 30 cm3.

Khối lượng riêng của gang là: D = mV= 21030 = 7g/cm3

Bài 13.5* trang 40 Vở thực hành KHTN 8: Một khối đá có thể tích 0,7 m3 và khối lượng riêng là 2 570 kg/m3. Khối lượng của khối đá là

A. 3 671 kg.

B. 1 799 kg.

C. 2 724 kg.

D. 2 570 kg.

Lời giải:

Khối lượng của khối đá là m = D. V = 2 570 . 0,7 = 1 799 kg

Bài 13.6* trang 41 Vở thực hành KHTN 8: Một bể nước có kích thước bên trong là 90 cm x 30 cm x 35 cm. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/mL. Tính khối lượng nước trong bể khi bể chứa đầy nước.

Lời giải:

Thể tích bể là 90 . 30 . 35 = 94 500 cm3 = 94 500 mL

Khối lượng nước trong bể khi bể chứa đầy nước là

m = D . V = 1 . 94 500 = 94 500 g

Bài 13.7* trang 41 Vở thực hành KHTN 8: Bảng dưới đây liệt kê khối lượng riêng của một số vật liệu. Hãy tính khối lượng 3 m3 (đặc) của đồng và chì.

Vật liệu

Khối lượng riêng (g/cm3)

Đồng

8,9

Chì

11,3

Bạc

10,5

Vàng

19,3

Lời giải:

Đổi 3 m3 = 3 000 000 cm3

Khối lượng của đồng là

mđồng = Dđồng . V = 8,9 . 3 000 000 = 26 700 000 g = 26 700 kg

Khối lượng của chì là

mchì = Dchì . V = 11,3 . 3 000 000 = 33 900 000 g = 33 900 kg

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng

Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Bài 17: Lực đẩy Archimedes

Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

1 761 04/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: