TOP 40 câu Trắc nghiệm Tuổi thơ tôi (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Tuổi thơ tôi có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 6.

1 8,681 07/08/2022
Tải về


Tuổi thơ tôi – Chân trời sáng tạo

F.4. Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Câu 1. Đâu là năm sinh của Nguyễn Nhật Ánh?

A. 1954

B. 1955

C. 1956

D. 1957

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955

Câu 2. Nguyễn Nhật Ánh quê ở đâu?

A. Hà Tĩnh

B. Thanh Hóa

C. Nghệ An

D. Quảng Nam

Đáp án: D

Giải thích:

Quê hương: Quảng Nam

Câu 3. Nguyễn Nhật Ánh từng làm những công việc gì? 

A. Viết văn

B. Bác sĩ

C. Làm báo

D. Buôn bán

E. Dạy học

Đáp án: C, E

Giải thích:

Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Nhật Ánh từng có thời gian đi dạy học, viết báo

Câu 4. Nguyễn Nhật Ánh nổi tiếng nhất với vai trò nào?

A. Nhà báo

B. Giáo viên

C. Nhà văn

D. Luật sư

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyễn Nhật Ánh nổi tiếng nhất với vai trò nhà văn.

Câu 5. Bút danh nào dưới đây không phải của Nguyễn Nhật Ánh?

A. Chu Đình Ngạn

B. Đông Phương Sóc

C. Sóc Phương Đông

D. Ngột Lôi Quật

Đáp án: D

Giải thích:

Ngột Lôi Quật là bút danh của Nguyễn Tuân.

Câu 6. Nội dung sau về tác giả Nguyễn Nhật Ánh đúng hay sai?

“Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách nghiên cứu khoa học với hơn 100 tác phẩm các thể loại.”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.

Câu 7. Đâu là nhận xét đúng nhất về văn phong Nguyễn Nhật Ánh?

A. Sâu sắc, độc đáo, hồn nhiên

B. Tinh tế, dí dỏm, hồn nhiên

C. Thâm trầm, sâu sắc, triết lí

D. Đôn hậu, tinh tế, bất ngờ

Đáp án: B

Giải thích:

- Văn phong của ông tinh tế, dí dỏm, hồn nhiên.

Câu 8. Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Nhật Ánh?

A. Gió lạnh đầu mùa

B. Hạ đỏ

C. Mắc biếc

D. Ngồi khóc trên cây

Đáp án: A

Giải thích:

Gió lạnh đầu mùa là tác phẩm của Thạch Lam.

Câu 9. Tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.

Câu 10. Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Nhật Ánh không viết về động vật?

A. Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng

B. Chúc một ngày tốt lành

C. Tôi là Bê-tô

D. Trước vòng chung kết

Đáp án: D

Giải thích:

Trước vòng chung kết không viết về động vật.

F.5. Tìm hiểu chung Tuổi thơ tôi

Câu 1. Tuổi thơ tôi là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Kịch

Đáp án: C

Giải thích:

Tuổi thơ tôi là văn bản thuộc thể loại hồi kí

Câu 2. Tuổi thơ tôi là sáng tác của ai?

A. Lâm Thị Mỹ Dạ

B. Thạch Lam

C. Nguyễn Tuân

D. Nguyễn Nhật Ánh

Đáp án: D

Giải thích:

Tuổi thơ tôi là sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh

Câu 3. Nhân vật nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản Tuổi thơ tôi?

A. Thầy Phu

B. Cô Thung

C. Lợi

D. Dế lửa

Đáp án: B

Giải thích:

Cô Thung là nhân vật không xuất hiện trong văn bản

Câu 4. Tuổi thơ tôi được trích từ?

A. Sương khói quê nhà 

B. Thương nhớ Trà Long

C. Thời thơ ấu của tôi

D. Mắt biếc

Đáp án: A

Giải thích:

- Văn bản được in trong Sương khói quê nhà, 2012.

Câu 5. Điền vào chỗ trống để được đáp án đúng:

Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về (…) và (…)

A. Thầy Phu và đám bạn

B. Cô Thung và chú dế lửa

C. Lợi và chú dế lửa

D. Thầy Phu và Lợi

Đáp án: C

Giải thích:

Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa

Câu 6. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí phù hợp với sự kiện trong truyện Tuổi thơ tôi:

Câu chuyện về sự chọc ghẹo của thằng Bảo khiến chú dế lửa chết

Nhân vật tôi nhớ về Lợi và chú dế lửa.

Lợi, các bạn và thầy Phu tổ chức tang lễ cho dế lửa

Nhân vật tôi nghe tiếng dế vào những ngày mưa nhớ về tuổi thơ

Đáp án: 

Thứ tự đúng:

- Nhân vật tôi nghe tiếng dế vào những ngày mưa nhớ về tuổi thơ

- Nhân vật tôi nhớ về Lợi và chú dế lửa

- Câu chuyện về sự chọc ghẹo của thằng Bảo khiến chú dế lửa chết

- Lợi, các bạn và thầy Phu tổ chức tang lễ cho dế lửa

Câu 7. Văn bản Tuổi thơ tôi được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và thứ ba

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản Tuổi thơ tôi được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”.

Câu 8. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Tuổi thơ tôi là miêu tả, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, trong đó, tự sự là phương thức chính.

Câu 9. Nội dung chính của đoạn văn sau?

     Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà sụyt chó xổ ra sủa ầm ĩ.

               (Tuổi thơ tôi – Nguyễn Nhật Ánh)

A. Giới thiệu về chú dế lửa

B. Giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”

C. Giới thiệu về gia cảnh của nhân vật “tôi”

D. Giới thiệu về bạn bè của nhân vật “tôi”

Đáp án: B

Giải thích:

Đoạn trích trên giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”

Câu 10. Đoạn trích dưới đây nói về cảnh tượng gì?

      Tôi cầm cuốc phụ Lợi đào đất. Tôi cố đào cho thật sâu và vuông vức. Khi Lợi đặt chiếc hộp các-tông vào hố, cặm cụi sửa sang cho chiếc hộp nằm ngay ngắn, cả bọn xúm vào ném từng hòn sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài của chủ dể rồi thi nhau lấp đất cho thật đấy.

               (Tuổi thơ tôi – Nguyễn Nhật Ánh)

A. Cảnh nghịch ngợm trong lớp học

B. Cảnh thầy Phu ghé thăm đám tang 

C. Cảnh chôn cất chú dế lửa

D. Cảnh đám bạn làm hòa sau cái chết của chú dế

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn trích nói về cảnh chôn cất chú dế lửa.

F.6. Phân tích chi tiết Tuổi thơ tôi

Câu 1. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới?

A. Cu Đơ

B. Trà Long

C. Đo Đo

D. Sương Mơ

Đáp án: C

Giải thích:

Trong văn bản Tuổi thơ tôi, tác giả nhắc tới quán chợ Đo Đo.

Câu 2. Từ “hổm rày” trong câu văn Hổm rày ngồi ở quán Đo Đo nghe tiếng dế vẳng ra từ chậu cây um tùm cạnh chỗ ngồi vào những chiều mưa, tự nhiên thấy lòng buồn man mác nghĩa là gì?

A. Buồn rầu

B. Mấy hôm nay

C. Chiều qua

D. Tuần trước

Đáp án: B

Giải thích:

Từ “hổm rày” trong câu văn trên chỉ mấy hôm nay.

Câu 3. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, âm thanh gì là tác nhân gợi lên sự hồi tưởng trong lòng nhân vật “tôi”?

A. Tiếng mõ

B. Tiếng sáo

C. Tiếng ếch

D. Tiếng dế

Đáp án: D

Giải thích:

Tiếng dế chính là âm thanh gợi lên sự hồi tưởng trong lòng nhân vật “tôi”.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn sau?

     Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà sụyt chó xổ ra sủa ầm ĩ.

               (Tuổi thơ tôi – Nguyễn Nhật Ánh)

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Liệt kê

D. So sánh

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn văn trên sử dụng phép liệt kê các trò chơi của nhân vật “tôi”.

Câu 5. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, đâu không phải trò chơi tuổi thơ trong hồi tưởng của nhân vật tôi?

A. Vặt ổi.

B. Đấu dế.

C. Bắt dế.

D. Vặt na.

Đáp án: D

Giải thích:

Vặt na không xuất hiện trong những trò chơi tuổi thơ của nhân vật “tôi”.

Câu 6. Từ “trùm sò” trong câu Lợi là thằng "trùm sò" nổi tiếng trong lớp tôi nghĩa là gì?

A. Luôn tìm cách thu lợi cho mình

B. Luôn nghĩ ra sáng kiến thông minh

C. Luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người

D. Luôn hòa đồng với tất cả bạn bè

Đáp án: A

Giải thích:

Từ “trùm sò” trong câu Lợi là thằng "trùm sò" nổi tiếng trong lớp tôi để chỉ người luôn trục lợi cho mình.

Câu 7. Từ nào nói lên đặc điểm chú dế lửa của Lợi?

A. Yếu đuối

B. Nhút nhát

C. Cường tráng

D. Lì đòn

Đáp án: D

Giải thích:

Dế lửa của Lợi là một con dế lì đòn.

Câu 8. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, tại sao tụi bạn lại ghét Lợi?

A. Vì Lợi không chịu đổi dế

B. Vì Lợi không giúp đỡ các bạn

C. Vì Lợi không chỉ bài cho các bạn

D. Vì Lợi không đoàn kết

Đáp án: A

Giải thích:

Lợi bị đám bạn ghét vì cậu ta không chịu đổi dế cho đám bạn.

Câu 9. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, cảm xúc của các bạn cùng lớp trong câu chuyện chọc ghẹo Lợi diễn biến như thế nào?

A. Từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối.

B. Từ ghen ghét, khó chịu đến vui sướng, hả hê.

C. Từ tức giận đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối.

D. Từ nặng lòng, hối hận, tiếc nuối đến hả hê, vui sướng.

Đáp án: A

Giải thích:

Cảm xúc của đám bạn: từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối.

Câu 10. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, cảnh đám tang chú dế ở cuối truyện thể hiện điều gì từ các nhân vật nhỏ tuổi?

A. Đây là những cậu bé biết yêu thương, sẻ chia

B. Chú dế là con vật quý

C. Vạn vật trên đời đều có linh hồn

D. Thầy giáo là một người nhân hậu

Đáp án: A

Giải thích:

Đoạn cuối thể hiện sự yêu thương, sẻ chia của những nhân vật nhỏ tuổi.

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Con gái của mẹ

Trắc nghiệm Lý thuyết về dấu ngoặc kép

Trắc nghiệm Chiếc lá cuối cùng

Trắc nghiệm Lý thuyết viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một sự việc

Trắc nghiệm Lý thuyết về dấu ngoặc kép

1 8,681 07/08/2022
Tải về