TOP 15 câu Trắc nghiệm Lý thuyết về các thành phần chính của câu (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Lý thuyết về các thành phần chính của câu có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 4.

1 505 lượt xem
Tải về


Lý thuyết về các thành phần chính của câu - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Thành phần chính của câu là gì?

A. Là thành phần không bắt buộc

B.

Là thành phần bắt buộc

C. Là thành phần vô cùng ít trong câu

D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Đáp án: D

Giải thích:

Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 2. Thành phần nào dưới đây là thành phần chính của câu?

A. Trạng ngữ và chủ ngữ

B. Chủ ngữ và vị ngữ

C. Vị ngữ và bổ ngữ

D. Bổ ngữ và khởi ngữ

Đáp án: B

Giải thích:

Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần chính của câu

Câu 3. Vị ngữ thường có cấu tạo?

A. Động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ

B. Phó từ chỉ quan hệ thời gian

C. Đại từ, chỉ từ, lượng từ

D. Tình thái từ

Đáp án: A

Giải thích:

Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Câu 4. Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ

Câu 5. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi “Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào? Hoặc Là gì?, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai?, Con gì? Hoặc Cái gì?

Câu 6. Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

A. Cây tre là

B. Cây tre

C. Cây tre là người bạn thân

D. Cây tre là người bạn

Đáp án: B

Giải thích:

Đáp án đúng là B

Câu 7. Câu “Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau” có vị ngữ là?

A. Tre, nứa, trúc, mai, vầu

B. Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau

C. Trăm công nghìn việc khác nhau

D. Không xác định được

Đáp án: B

Giải thích:

Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau là vị ngữ

Câu 8. Câu “Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trừớc bàn mình.” có mấy vị ngữ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Câu này có 2 vị ngữ: vị ngữ 1: bước qua ghế dài. Vị ngữ 2: ngồi ngay xuống trừớc bàn mình

Câu 9. Xác định chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”

A. Chợ Năm Căn

B. Nằm sát

C. Bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập

D. Chủ ngữ được lược bỏ

Đáp án: A

Giải thích:

Chợ Năm Căn là chủ ngữ trong câu trên

Câu 10. Trong câu “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”, chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

A. Ai

B. Là gì?

C. Con gì?

D. Cái gì?

Đáp án: D

Giải thích:

Câu trên chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “cái gì?”

Câu 11. Chủ ngữ ở câu trên có cấu tạo như thế nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Cụm đại từ

D. Cụm danh từ

Đáp án: D

Giải thích:

Chủ ngữ ở câu trên có cấu tạo là một cụm danh từ

Câu 12. Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?

A. Đi học là niềm vui của trẻ em.

B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.

C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.

D. Mùa xuân mong ước đã đến.

Đáp án: A

Giải thích:

Đi học vốn là một động từ nhưng ở đây được dùng với vai trò chủ ngữ

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về so sánh

Trắc nghiệm Cô gió mất tên

Trắc nghiệm Lý thuyết về viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân

Trắc nghiệm Lý thuyết kể lại một trải nghiệm của bản thân

Trắc nghiệm Lao xao ngày hè

 

1 505 lượt xem
Tải về