TOP 40 câu Trắc nghiệm Một năm ở tiểu học (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Một năm ở tiểu học có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 5.

1 2,687 06/08/2022
Tải về


Một năm ở tiểu học – Chân trời sáng tạo

E.14. Vài nét về tác giả Nguyễn Hiến Lê

Câu 1: Nguyễn Hiến Lê sinh ra tại:

A. Hà Nam

B. Hà Tĩnh

C. Nam Định

D. Hà Nội

Đáp án: D

Giải thích:

Quê quán: Hà Nội

Câu 2: Nguyễn Hiến Lê sinh năm bao nhiêu?

A. 1912

B. 1913

C. 1914

D. 1915

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyễn Hiến Lê sinh năm 1912.

Câu 3: Nguyễn Hiến Lê mất năm bao nhiêu?

A. 1981

B. 1982

C. 1983

D. 1984

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyễn Hiến Lê mất năm 1984

Câu 4: Nguyễn Hiến Lê xuất thân từ gia đình như thế nào?

A. Gia đình công chức nghèo

B. Gia đình Nho học

C. Gia đình nông dân

D. Gia đình tiểu tư sản

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyễn Hiến Lê xuất thân từ gia đình Nho học.

Câu 5: Nguyễn Hiến Lê xuất thân từ gia đình như thế nào?

A. Gia đình công chức nghèo

B. Gia đình Nho học

C. Gia đình nông dân

D. Gia đình tiểu tư sản

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyễn Hiến Lê xuất thân từ gia đình Nho học.

Câu 6: Nội dung sau đúng hay sai?

“Ngoài sáng tác thơ, dạy học, Nguyễn Hiến Lê còn là một nhạc sĩ tài ba”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Nguyễn Hiến Lê không phải là nhạc sĩ.

Câu 7: Nội dung sau đúng hay sai?

“Ngoài sáng tác thơ, dạy học, Nguyễn Hiến Lê còn là một nhạc sĩ tài ba”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Nguyễn Hiến Lê không phải là nhạc sĩ.

Câu 8: Nội dung sau về Nguyễn Hiến Lê đúng hay sai?

“Ông là nhà học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Ông là nhà học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam.

Câu 9: Tác phẩm Hương sắc trong vườn của Nguyễn Hiến Lê sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1962

B. 1963

C. 1964

D. 1965

Đáp án: A

Giải thích:

Tác phẩm Hương sắc trong vườn của Nguyễn Hiến Lê sáng tác năm 1962.

Câu 10: Tác phẩm Đại cương văn học sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê gồm mấy quyển?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

Tác phẩm Đại cương văn học sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê gồm 3 quyển, sáng tác năm 1955.

Câu 21: Tác phẩm nào dưới đây là của tác giả Nguyễn Hiến Lê?

A. Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945

B. Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh

C. Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh

D. Cổ văn Trung Quốc

Đáp án: D

Giải thích:

Cổ văn Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê

Câu 22: Cổ văn Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê viết năm 1966. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

Cổ văn Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê viết năm 1966.

E.15. Tìm hiểu chung về Một năm ở tiểu học

Câu 1: Tác phẩm Một năm ở tiểu học của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Nguyễn Hiến Lê

C. Bùi Mạnh Nhị

D. Nguyễn Đức Mậu

Đáp án: B

Giải thích:

Một năm ở tiểu học – Nguyễn Hiến Lê

Câu 2: Một năm ở tiểu học được trích từ tác phẩm nào?

A. Bài thơ Hắc Hải

B. Người chiến sĩ

C. Dòng sông trong xanh

D. Hồi kí Nguyễn Hiến Lê

Đáp án: D

Giải thích:

Một năm ở tiểu học được trích từ tác phẩm Hồi kí Nguyễn Hiến Lê

Câu 3:  Hồi kí Nguyễn Hiến Lê được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1993

B. 1994

C. 1995

D. 1996

Đáp án: A

Giải thích:

Hồi kí Nguyễn Hiến Lê được sáng tác năm 1993.

Câu 4: Một năm ở tiểu học trích chương thứ bao nhiêu của tác phẩm Hồi kí Nguyễn Hiến Lê?

A. III

B. IV

C. V

D. VI

Đáp án: B

Giải thích:

Trích trong chương IV, Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, 1993.

Câu 5: Tác phẩm Một năm ở tiểu học thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Thơ

Đáp án: C

Giải thích:

Thể loại: hồi kí

Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Một năm ở tiểu học là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Đáp án: A

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Mẹ tôi, ngày nào cũng đi từ sáng sớm, tối mịt mới về nhà, người lại không biết chữ, nên không thể kiểm soát sự học của chúng tôi được. Đầu năm học, chúng tôi cần tiền mua bút mực sách vở thì người lấy trong ruột tượng ra đưa; cuối năm người hỏi có được lên lớp không, thế thôi. Ruột tượng của người là một cái túi hẹp mà dài khoảng thước rưỡi bằng sồi (tơ gốc, mặt sù sì, rất bền) vừa để thắt lưng vừa để đựng tiền. Tối nào người đi thu tiền về thì ruột tượng đầy xu đồng và trinh, phồng ở trước bụng.A. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam

(Một năm ở tiểu học – Nguyễn Hiến Lê)

A. Tuổi thơ vui chơi của nhân vật “tôi”

B. Hoàn cảnh gia đình nhân vật tôi

C. Suy ngẫm của nhân vật về những điều đã qua

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Hoàn cảnh gia đình nhân vật tôi

Câu 8: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Khi cha tôi mất, tôi đã biết lo về thân phận của mình, nhưng tuổi đó chỉ ngủ một đêm, sáng dậy đã quên hết. Lo thì lo vậy, chứ không biết siêng học. Không còn cha nhắc nhở, kiềm chế nữa, tôi bỏ bê việc học trọn một niên khóa. Tôi vẫn đi học đều đều, không trốn buổi nào, nhưng thường đi sớm mà về rất trễ vì cùng với bạn thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế. Tối tối, tôi và em trai tôi rủ nhau ra chơi ở cột đồng hồ – một cột sắt cao khoảng 3 thước, trên có một đồng hồ, lớn như đồng hồ chợ Bến Thành; cột dựng ở giữa ngã năm, bên bờ sông, đầu ngõ Phất Lộc trông ra, cột đó nay vẫn còn. Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới. Tối, có ba bốn ngọn đèn điện sáng trưng, các loài sâu có cánh bu lại, trẻ con mấy phố và ngõ chung quanh cũng bu lại chạy nhảy trên một cái nền tròn rộng, bắt cào cào, bươm bướm, dế, cả cà cuống nữa.

[…]

    Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong (tức gia đình chúng tôi), nhà ngoài (tức gia đình bà Cả Chiêm, ăn thừa tự) nghe; hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.

(Một năm ở tiểu học – Nguyễn Hiến Lê)

A. Tuổi thơ vui chơi của nhân vật “tôi”

B. Hoàn cảnh gia đình nhân vật tôi

C. Suy ngẫm của nhân vật về những điều đã qua

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Tuổi thơ vui chơi của nhân vật “tôi”

Câu 9: Nội dung chính của đoạn trích sau:

    Ngày nay nghĩ lại, một năm đó, xét về việc học, tôi đã bỏ phí rất nhiều, đáng tiếc thật; nhưng về mặt khác – về thể chất, về tính tình chẳng hạn – biết đâu tôi chẳng được lợi một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị, tự nhiên hơn, hiểu biết trẻ bình dân hơn?

(Một năm ở tiểu học – Nguyễn Hiến Lê)

A. Tuổi thơ vui chơi của nhân vật “tôi”

B. Hoàn cảnh gia đình nhân vật tôi

C.  Suy ngẫm của nhân vật về những điều đã qua

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Suy ngẫm của nhân vật về những điều đã qua

Câu 10: Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Một năm ở tiểu học?

A. Kết hợp các biện pháp tu từ

B. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng

C. Hồi kí đan xen tự sự, miêu tả, biểu cảm

D. Giọng văn đậm chất trữ tình

Đáp án: B

Giải thích:

Các hình ảnh ước lệ, tượng trưng là biện pháp nghệ thuật không được sử dụng.

E.16. Phân tích chi tiết Một năm ở tiểu học

Câu 1: Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, nhân vật “tôi” có hoàn cảnh như thế nào?

A. Cha mất, mẹ đi bước nữa, ở với họ hàng

B. Cha mất, ở với bà và mẹ

C. Mồ côi cha mẹ và sống cùng ông bà

D. Mất hết người thân thích

Đáp án: B

Giải thích:

Cha của cậu bé đã mất, cậu sống cùng bà và mẹ.

Câu 2: Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, tại sao mẹ lại không thể quản lí việc học hành của nhân vật “tôi”?

A. Do mẹ không biết chữ

B. Do mẹ không thích con trai đi học

C. Do mẹ tìm hiểu thông tin từ giáo viên

D. Do mẹ không quan tâm

Đáp án: A

Giải thích:

Mẹ ngày nào cũng đi từ sáng sớm, tối mịt mới về, không biết chữ nên không thể kiểm soát sự học

Câu 3: Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, bà hiện lên là người như thế nào?

A. Hiền từ

B. Nghiêm nghị

C. Đẹp lão

D. Đáng thương

Đáp án: A

Giải thích:

Bà hiền từ, không bao giờ mắng, cứ đến bữa cơm gọi về ăn.

Câu 4: Nhận xét sau đây đúng hay sai?

Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, nhân vật tôi đã được sinh ra và nuôi nấng trong một gia đình gia giáo, giàu có, đủ đầy và là tiền đề cho sự phát triển sau này của nhân vật.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, nhân vật tôi được lớn lên trong gia đình nhiều yêu thương nhưng không dư dả về vật chất.

Câu 5: Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, Nguyễn Hiến Lê từ nhỏ đã bộc lộ tư chất thông minh, chăm học và không quan tâm tới những trò chơi của đám trẻ con, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Từ nhỏ, tác giả vỗn đã rất ham chơi, thường đi sớm về trễ vì đi chơi cùng bạn.

Câu 6: Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, Nguyễn Hiến Lê thường chơi cùng đối tượng nào?

A. Du côn

B. Trẻ con nhà quý tộc

C. Đám trẻ bình dân

D. Những bạn trẻ chăm học

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyễn Hiến Lê thường chơi cùng đám trẻ bình dân, con của những gia đình lao động.

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất

Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, cậu bé khi trưởng thành đã nghĩ gì về tuổi thơ mình?

A. Hối hận vì thuở bé đã không chăm học

B. Muốn quay về quá khứ để sửa những điều chưa tốt

C. Thấy mình nhận được nhiều thứ từ những kỉ niệm tuổi thơ

Đáp án: C

Giải thích:

Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, cậu bé khi trưởng thành đã nghĩ rằng mình nhận được nhiều thứ từ những kỉ niệm tuổi thơ

Câu 8: Em nhận được bài học gì từ văn bản Một năm ở Tiểu học?

A. Tuổi nhỏ nên tập trung tuyệt đối cho việc học để sau này trở thành người có ích

B. Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ

C. Tuổi nhỏ cần ưu tiên hoạt động vui chơi để đầu óc thoải mái hơn

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: B

Giải thích:

Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.

Câu 9: Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, cậu bé đi đổi truyện ở con phố nào?

A. Hàng Bạc

B. Hàng Gai

C. Hàng Buồm

D. Hàng Mã

Đáp án: B

Giải thích:

Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, cậu bé đi đổi truyện ở con phố Hàng Gai.

Câu 10: Sắp xếp các hoạt động vui chơi của nhân vật tôi theo trình tự xuất hiện trong văn bản Một năm ở Tiểu học.

Đến đêm (tầm 9-10h) nghe tiếng rao bánh giò mới về.

Tối thì cùng em trai rủ ra chơi ở cột đồng hồ. 

Chơi chán lại ra bờ sông, bến tàu.

Thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế cùng bạn sau giờ học

Đáp án: 

Thứ tự đúng:

- Thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế cùng bạn sau giờ học.

- Tối thì cùng em trai rủ ra chơi ở cột đồng hồ.

- Chơi chán lại ra bờ sông, bến tàu.

- Đêm đêm nghe tiếng rao bánh giò mới về.

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Trắc nghiệm Lý thuyết trình bày về một cảnh sinh hoạt

Trắc nghiệm Gió lạnh đầu mùa

Trắc nghiệm Tuổi thơ tôi

Trắc nghiệm Con gái của mẹ

1 2,687 06/08/2022
Tải về