TOP 30 câu Trắc nghiệm Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 8.

1 2,086 12/08/2022
Tải về


Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc

H.8. Tìm hiểu chung về Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc

Câu 1. Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Hồi ký

C. Văn bản nghị luận

D. Kịch

Đáp án: C

Giải thích:

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận

Câu 2. Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? được trích từ đâu?

A. Văn mẫu hay

B. Những bài nghị luận xã hội chọn lọc

C. Văn học và cuộc sống

D. Văn học trong nhà trường

Đáp án: B

Giải thích:

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? được trích từ Những bài nghị luận xã hội chọn lọc

Câu 3. Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn bản của tác giả nào?

A. Lí Lan

B. Hà My

C. Phạm Thị Ngọc Diễm

D. Nguyễn Nhật Ánh

Đáp án: C

Giải thích:

Phạm Thị Ngọc Diễm là tác giả của văn bản này.

Câu 4. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả 

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Đáp án: D

Giải thích:

Phương thức biểu đạt: Văn bản sử dụng phương thức nghị luận.

Câu 5. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? có bố cục mấy phần?

A. Hai phần

B. Ba phần

C. Bốn phần

D. Năm phần

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản có bố cục ba phần.

Câu 6. Nội dung chính của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? Là gì?

A. Chứng minh quan điểm về hạnh phúc

B. Cho rằng hạnh phúc là một điều rất khó để có được

C. Khẳng định hạnh phúc chỉ đến một lần trong đời

D. Cả ba phương án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Trong văn bản này, tác giả đã đi chứng minh quan điểm về hạnh phúc 

Câu 7. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc??

A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

B. Lời văn giàu hình ảnh

C. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

Đáp án: D

Giải thích:

Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản:

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục.

Câu 8. Đoạn trích sau nói về nội dung gì?

     Hôm qua con chợt vô tình hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?”. Mẹ đã suy nghĩ rất lâu về lời con hỏi. Con yêu ạ, trong cuộc sống này ai cũng mưu cầu hạnh phúc cho riêng bản thân mình, và người ta vẫn thường hay nghĩ rằng hạnh phúc chỉ đến từ những điều ngọt ngào, bình yên nhất. Liệu điều ấy có thật đúng?

(Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? – Phạm Thị Ngọc Diễm)

 A. Kể lại câu chuyện vui giữa hai mẹ con

B. Khẳng định hạnh phúc rất quý giá

C. Giới thiệu vấn đề nghị luận: hạnh phúc

D. Băn khoăn về khái niệm hạnh phúc

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản Con gái của mẹ viết về tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 9. Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào văn bản?

     Không ai có thể định nghĩa trọn vẹn hoàn toàn cho hai chữ “hạnh phúc”, ai cũng có cách hiểu về hạnh phúc theo cách riêng của mình. Thế nhưng, người ta vẫn thường hay bảo, ngọt ngào là hạnh phúc. Ngọt ngào là sự dịu dàng, ấm áp trong tình cảm, ngọt ngào cũng là sự sung túc, đủ đầy về vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống.

(Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? – Phạm Thị Ngọc Diễm)

A. Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận

B. Phân tích, bình luận, chứng minh vấn đề.

C. Khẳng định vấn đề: hạnh phúc luôn ở quanh ta

Đáp án: B

Giải thích:

Đoạn trích trên phân tích, bình luận, chứng minh vấn đề.

Câu 10. Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?

      Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau trên bước đường đời của con. Hạnh phúc của con có thể đến từ những điều ngọt ngào, cũng có thể đến từ những nỗi đau con gánh chịu. Điều quan trọng là con phải biết nhận ra hạnh phúc đang ở ngay trong cuộc sống của mình, đừng chỉ đi tìm một hạnh phúc ngọt ngào xa xôi mà con hay mưởng tượng. Con hãy nhìn ngay đây, ngay cả khi con buồn bã vì thất bại trong một bài kiểm tra nào đó, hay trong bất kì công việc mà con yêu thích, con hãy hạnh phúc bởi con đã làm hết minh, làm bằng tất cả nỗ lực của chính con, con gái à! Đừng bao giờ quên hạnh phúc luôn ở quanh con.

(Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? – Phạm Thị Ngọc Diễm)

A. Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận

B. Phân tích, bình luận, chứng minh vấn đề.

C. Khẳng định vấn đề: hạnh phúc luôn ở quanh ta

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn trích trên kết lại văn bản và khẳng định vấn đề: hạnh phúc luôn ở quanh ta

H.9. Phân tích chi tiết Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc

Câu 1. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc nghị luận về một nhân vật nổi tiếng, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc nghị luận về một quan điểm, tư tưởng sống chứ không phải nghị luận về đối tượng nào đó.

Câu 2. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã mở đầu bằng tình huống gì?

A. Cuộc dạo chơi của hai mẹ con

B. Câu hỏi của con dành cho mẹ

C. Câu hỏi của học sinh dành cho thầy giáo

D. Thầy giáo giải thích cho học sinh về ý nghĩa hạnh phúc

Đáp án: B

Giải thích:

Truyện mở đầu bằng tình huống người con đã hỏi mẹ về hạnh phúc.

Câu 3. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã nêu lên vấn đề nghị luận ngay trên nhan đề, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã nêu lên vấn đề nghị luận ngay trên nhan đề và trùng với nhan đề.

Câu 4. Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?, tác giả đã quan niệm hạnh phúc là gì?

A. Là trạng thái đạt được thứ gì đó mình mong muốn

B. Là cảm giác khi gặp người thân

C. Là niềm vui khi chúng ta đạt điểm cao trong học tập

D. Là cách cảm nhận riêng của mỗi người

Đáp án: D

Giải thích:

Tác giả cho rằng hạnh phúc là cách cảm nhận riêng của mỗi người.

Câu 5. Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?, tác giả đã định nghĩa ngọt ngào là gì?

A. Dịu dàng, ấm áp trong tình cảm

B. Sung túc về vật chất

C. Đủ đầy về tinh thần

D. Cả ba phương án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Tác giả định nghĩa: Ngọt ngào là sự dịu dàng, ấm áp trong tình cảm, sung túc về vật chất, đủ đầy về tinh thần.

Câu 6. Trong ý kiến Ngọt ngào là hạnh phúc, tác giả đã dùng những lí lẽ nào để làm sáng tỏ cho ý kiến trên?

A. Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc.

B. Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc.

C. Một cuộc sống giảu có, sung túc, đủ đây giúp cho con người có thể làm điều minh thích

D. Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc

Đáp án: A, C

Giải thích:

Trong ý kiến này, tác giả đã dùng các lí lẽ:

- Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc.

- Một cuộc sống giảu có, sung túc, đủ đây giúp cho con người có thể làm điều minh thích

Câu 7. Trong ý kiến Hạnh phúc còn được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau, tác giả đã dùng những lí lẽ nào để làm sáng tỏ cho ý kiến trên?

A. Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc.

B. Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc.

C. Một cuộc sống giảu có, sung túc, đủ đây giúp cho con người có thể làm điều minh thích

D. Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc

Đáp án: B, D

Giải thích:

Trong ý kiến này, tác giả đã dùng các lí lẽ:

- Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc.

- Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc

Câu 8. Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?, tác giả đã dùng tỉ phú Bill Gates làm dẫn chứng cho luận điểm một cuộc sống giàu có giúp người ta làm điều mình thích, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng.

- Tác giả đã dùng hình ảnh tỉ phú để làm dẫn chứng cho luận điểm này

Câu 9. Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?, khi trình bày luận điểm Hạnh phúc còn được tạo nên từ những vất vả, mệt nhọc, nỗi đautác giả đã dùng hình ảnh của ai để làm dẫn chứng?

A. Võ Thị Sáu

B. Võ Thị Ngọc Nữ

C. Đặng Thùy Trâm

D. Nguyễn Thị Ánh Viên

Đáp án: B

Giải thích:

Võ Thị Ngọc nữ là dẫn chứng được nhắc tới trong văn bản.

Câu 10. Điền vào chỗ trống để được kết luận của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

Hạnh phúc có thể đến từ những điều (…) và cũng có thể đến từ (…)

A. đáng yêu, đáng mên

B. ngọt ngào, hạnh phúc

C. ngọt ngào, nỗi đau

D. giàu có, đau khổ

Đáp án: C

Giải thích:

Hạnh phúc có thể đến từ những điều ngọt ngào và cũng có thể đến từ nỗi đau.

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Trắc nghiệm Lý thuyết trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Trắc nghiệm Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Trắc nghiệm Góc nhìn

Trắc nghiệm Lý thuyết về từ mượn

1 2,086 12/08/2022
Tải về