TOP 40 câu Trắc nghiệm Lao xao ngày hè (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Lao xao ngày hè có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 5.

1 2,172 06/08/2022
Tải về


Lao xao ngày hè – Chân trời sáng tạo

E.1. Vài nét về tác giả Duy Khán

Câu 1: Địa danh nào là quê hương của Duy Khán?

A. Hà Nội

B. Hải Phòng

C. Bắc Ninh

D. Hải Dương

Đáp án: C

Giải thích:

Tác giả quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Câu 2: Đâu là năm sinh, năm mất cuả Duy Khán?

A. 1934 - 1993

B. 1890 - 1969

C. 1889 - 1950

D. 1900 - 2000

Đáp án: A

Giải thích:

Duy Khán (1934 - 1993), quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Câu 3: Ngoài vai trò nhà văn, ông còn là một phóng viên, nhà thơ, nhà văn Việt Nam. Ông là một đại tá của Quân đội Việt Nam, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Duy Khán tên đầy đủ là Nguyễn Duy Khán, là một phóng viên, nhà thơ, nhà văn Việt Nam. Ông là một đại tá của Quân đội Việt Nam.

Câu 4: Chọn các đáp án đúng
Đâu là những giải thưởng mà ông đã nhận được?

A. Giải thưởng Nhà nước

B. Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam

C. Giải Nô-ben về văn học nghệ thuật

D. Giải thưởng Hồ Chí Minh

E. Giải thưởng Văn học nghệ thuật

Đáp án: A, B

Giải thích:

- Năm 2012, nhận giải thưởng Nhà nước.
- Năm 1987, nhận giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam với tác phẩm Tuổi thơ im lặng.

Câu 5: Duy Khán từng công tác ở quần đảo nào của Việt Nam?

A. Phú Quốc

B. Hoàng Sa

C. Trường Sa

D. Côn Đảo

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1972, ông về làm biên tập viên cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau đó công tác ở quần đảo Trường Sa.

Câu 6: Đâu không phải là tác phẩm của Duy Khán?

A. Trận Mới

B. Một tiếng Xa Ma Khi

C. Tuổi thơ im lặng

D. Thời thơ ấu

Đáp án: D

Giải thích:

Thời thơ ấu không phải là sáng tác của ông

E.2. Tìm hiểu chung về Lao xao ngày hè

Câu 1: Bài Lao xao là sáng tác của ai?

A. Duy Khán

B. Tô Hoài

C. Nguyên Hồng

D. Thép Mới

Đáp án: A

Giải thích:

Bài Lao xao là sáng tác của Duy Khán

Câu 2: Lao xao được trích từ tác phẩm nào?

A. Tuổi thơ dữ dội

B. Tuổi thơ im lặng

C. Tuổi thơ bình yên

D. Tâm sự người đi

Đáp án: B

Giải thích:

Bài “Lao xao” được trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán

Câu 3: Văn bản Lao xao có bố cục mấy đoạn?

A. 1 phần

B. 2 phần

C. 3 phần

D. 4 phần

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản có bố cục 2 đoạn

Câu 4: Truyện Lao xao được trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội nhà văn năm 1990, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Bài “Lao xao” được trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.

Câu 5: Chọn các đáp án đúng

Các phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Hành chính – công vụ

E. Tự sự

F. Thuyết minh

Đáp án: A, B, E

Giải thích:

Phương thức biểu đạt của văn bản là miêu tả, biểu cảm, tự sự

Câu 6: Bài viết thể hiện bức tranh sinh động về thế giới động vật hoang dã, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.

Câu 7: Chọn các đáp án đúng

Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

A. Miêu tả tự nhiên, sinh động

B. Dẫn chứng điển hình, thuyết phục

C. Tạo dựng tình huống truyện đặc sắc

D. Lời văn giàu hình ảnh

E. Sử dụng nhiều phép tu từ

Đáp án: A, D, E

Giải thích:

Giá trị nghệ thuật

- Miêu tả tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, nhiều yếu tố dân gian.

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng nhiều phép tu từ.

E.3. Phân tích chi tiết Lao xao ngày hè

Câu 1: Trong văn bản Lao xao, tác giả miêu tả cảnh sắc gì?

A. Thiên nhiên thành phố

B. Thiên nhiên làng quê

C. Cảnh làng chài ven biển

D. Cảnh lễ hội trên núi cao

Đáp án: B

Giải thích:

Tác giả miêu tả cảnh sắc thiên nhiên làng quê

Câu 2: Trong lời kể của tác giả, loài chim nào không cùng họ với các loài chim còn lại?

A. Bồ các

B. Bìm bịp

C. Sáo sậu

D. Tu hú

Đáp án: B

Giải thích:

Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. => Chim bìm bịp không được nhắc tới.

Câu 3: Câu nào không phải là thành ngữ xuất hiện trong văn bản Lao xao?

A. Kẻ cắp bà già gặp nhau

B. Lia thia láu láu như quạ dòm chuồng lợn

C. Dây mơ rễ má

D. Cụ bảo cũng không dám đến

Đáp án: D

Giải thích:

Cụ bảo cũng không dám đến là thành ngữ không xuất hiện trong văn bản.

Câu 4: Tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào khi nói về các loài chim?

A.  So sánh

B. Nhân hóa

C.  Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Đáp án: B

Giải thích:

Tác giả sử dụng phép nhân hóa khi nói về các loài chim

Câu 5: Bức tranh thiên nhiên trong bài "Lao xao" hiện lên thế nào?

A. Hoang dã

B. Cheo leo

C. Rùng rợn

D. Sinh động

Đáp án: D

Giải thích:

Bức tranh thiên nhiên trong bài hiện lên một cách sinh động

Câu 6: Lý do nào khiến tác giả viết được Lao xao hấp dẫn và hay tới như thế?

A. Bằng sự quan sát kĩ càng, tỉ mỉ

B. Vốn hiểu biết phong phú về các loài chim ở đồng quê

C. Tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Tất cả những yếu tố trên đều góp phần làm nên thành công cho văn bản

Câu 7: Loài chim nào dưới đây là chim trị ác?

A. Sáo 

B. Qụa

C. Chèo bẻo

D. Tu hú

Đáp án: C

Giải thích:

Chèo bẻo là loài chim trị ác

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thương nhớ bầy ong

Trắc nghiệm Đánh thức trầu

Trắc nghiệm Lý thuyết về ẩn dụ

Trắc nghiệm Lý thuyết về hoán dụ

Trắc nghiệm So sánh ẩn dụ và hoán dụ

 

1 2,172 06/08/2022
Tải về