TOP 40 câu Trắc nghiệm Cô gió mất tên (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Cô gió mất tên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 4.

1 3,421 05/08/2022
Tải về


Cô gió mất tên – Chân trời sáng tạo

D.15. Vài nét về tác giả Xuân Quỳnh

Câu 1. Xuân Quỳnh sinh ra ở đâu?

A. Hà Đông, Hà Tây

B. Lí Nhân, Hà Nam

C. Thăng Bình, Quảng Nam

D. Gia Lâm, Hà Nội

Đáp án: A

Giải thích:

Xuân Quỳnh sinh ra ở Hà Tây

Câu 2. Đâu là nhận xét đúng về tuổi thơ Xuân Quỳnh?

A. Tuổi thơ bất hạnh, luôn khao khát mái ấm

B. Tuổi thơ đủ đầy, trọn vẹn

C. Tuổi thơ hạnh phúc, êm đềm

D. Tuổi thơ đầy trải nghiệm thú vị

Đáp án: A

Giải thích:

Bà có tuổi thơ bất hạnh vì đã sớm mồ côi cha mẹ.

Câu 3. Xuân Quỳnh nổi tiếng với thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Thơ

C. Tiểu thuyết

D. Phóng sự

Đáp án: B

Giải thích:

Bà nổi tiếng với những vần thơ

Câu 4. Xuân Quỳnh thường viết về đề tài gì?

A. Vẻ đẹp của thiên nhiên

B. Những đau khổ của con người

C. Những tình cảm gần gũi, bình dị

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị

Câu 5. Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ nào?

A. Chống Pháp

B. Chống Mỹ

C. Hòa Bình

D. Khi đất nước xây dựng kinh tế

Đáp án: B

Giải thích:

Xuân Quỳnh là nhà thơ trẻ tiêu biểu trong thời kỳ chống Mỹ

Câu 6. Đâu là năm sinh, năm mất của Xuân Quỳnh?

A. 1942 - 1988

B. 1943 - 1986

C. 1945 - 1989

D. 1944 - 1988

Đáp án: A

Giải thích:

Xuân Quỳnh (1942 - 1988)

Câu 7. Tên thật của Xuân Quỳnh là gì?

A. Nguyễn Quỳnh Xuân

B. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

C. Phan Thị Thanh Nhàn

D. Lâm Thị Mĩ Dạ

Đáp án: B

Giải thích:

Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

Câu 8. Ngoài vai trò nhà thơ, Xuân Quỳnh còn được biết đến là?

A. Diễn viên điện ảnh

B. Ca sĩ

C. Diễn viên múa

D. Diễn viên hài

Đáp án: C

Giải thích:

Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).

D.16. Tìm hiểu chung về Cô gió mất tên

Câu 1. Tác phẩm Cô Gió mất tên của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Lâm Thị Mỹ Dạ

C. Xuân Quỳnh

D. Đinh Nam Khương

Đáp án: C

Giải thích:

Cô Gió mất tên  – Xuân Quỳnh

Câu 2. Tác phẩm Cô Gió mất tên in trong tập nào?

A. Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi

B. Đá vàng

C. Đợi chờ gió và trăng

D. Hoa đá trước heo may

Đáp án: A

Giải thích:

In trong tập Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014.

Câu 3. Tác phẩm Cô Gió mất tên thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B.

C. Thơ

D. Truyện đồng thoại

Đáp án: D

Giải thích:

Thể loại: Truyện đồng thoại

Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Cô Gió mất tên là phương thức nào?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Đáp án: B

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích sau:

     Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp cho các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô cằn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay:

– Cô Gió kìa!

– Cô Gió kìa!…

– Cô Gió ơi! – Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi – Cô đi đâu mà vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào!

– Lát nữa nhé! – Cô Gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời – Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi…

Tiếng cô Gió thoáng qua rồi biến mất.

(Cô gió mất tên – Xuân Quỳnh)

A. Niềm hạnh phúc của cô Gió khi nhận ra ý nghĩa của mình

B. Giới thiệu về cô Gió

C. Hành trình tìm kiếm tên gọi của cô Gió

D. Cô Gió về với gia đình

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Giới thiệu về cô Gió

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích sau:

     Bố, mẹ Đào đều đì công tác vắng. Chì còn hai bà cháu ở nhà. Trời nóng hầm hập. Bà ốm, nằm trên một cái giường tre. Bà không ăn được gì. Thỉnh thoảng bà lại lên cơn ho. Trán bà vã mồ hôi. Bà luôn kêu: “Khát quá! Khát quá! Đào ơi, con cho bà ngụm nước”. Đào lấy nước xong lại cầm cái quạt giấy quạt cho bà. Thấy Đào cứ luôn tay quạt, bà nắm lấy tay Đào và bảo:

[…]

     Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thuỷ thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật. Khắp mặt biển vang lên tiếng còi, tiếng chuông, tiếng xích nhổ neo, tiếng reo hò. Gió rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé. Em bé vừa chạy vừa reo lên: “Gió! Gió! Gió mát quá!”

“A, tên mình đây rồi! – Cô Gió thầm nghĩ – Mình đã tìm thấy tên rồi!”

(Cô gió mất tên – Xuân Quỳnh)

A. Niềm hạnh phúc của cô Gió khi nhận ra ý nghĩa của mình

B. Giới thiệu về cô Gió

C. Cô Gió trở về đoàn tụ với gia đình.

D. Hành trình tìm kiếm tên gọi của cô Gió

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Hành trình tìm kiếm tên gọi của cô Gió

Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích sau:

      Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyên lướt nhanh trên mặt biển. Cô lại cất tiếng hát:

Tôi là ngọn gió
Ở khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ…

      Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác. Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió!

(Cô gió mất tên – Xuân Quỳnh)

A. Niềm hạnh phúc của cô Gió khi nhận ra ý nghĩa của mình

B. Giới thiệu về cô Gió

C. Cô Gió trở về đoàn tụ với gia đình.

D. Hành trình tìm kiếm tên gọi của cô Gió

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Niềm hạnh phúc của cô Gió khi nhận ra ý nghĩa của mình

Câu 8. Văn bản Cô Gió mất tên kể về điều gì?

A. Hành trình đi làm việc tốt của cô Gió.

B. Hành trình tìm lại tên của cô Gió

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản Cô Gió mất tên kể về cuộc hành trình làm việc tốt giúp đời của cô Gió và quá trình tìm lại tên của chính cô.

Câu 9. Bài học ý nghĩa rút ra từ văn bản Cô Gió mất tên là gì?

A. Hãy đối xử tốt với tất cả mọi người

B. Hãy giúp đỡ người khác trong mọi hoàn cảnh

C. Cách đặt tên hay

D. Cách làm việc tốt

Đáp án: D

Giải thích:

Qua câu chuyện, chúng ta có thể rút ra được bài học về cách làm việc tốt.

Câu 10. Nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Cô Gió mất tên?

A. Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng

B. Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: điệp, liệt kê

C. Nhân cách hóa các sự việc trong đời sống

D. Cả ba phương án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Biện pháp nghệ thuật: Truyện đồng thoại với lối nhân cách hóa các sự vật trong cuộc sống kết hợp các biện pháp tu từ điệp, liệt kê.

D.17. Phân tích chi tiết Cô gió mất tên

Câu 1. Cô Gió trong văn bản Cô gió mất tên đã hiện lên như thế nào?

A. Thích rong chơi

B. Hay làm phiền mọi người

C. Thích giúp đỡ mọi người

D. Rất bao dung với mọi người

Đáp án: C

Giải thích:

Cô gió trong văn bản Cô Gió mất tên đã hiện lên là nhân vật tốt bụng, thích giúp đỡ mọi người.

Câu 2. Trong văn bản Cô Gió mất tên, tác giả đã khắc họa hình ảnh cô Gió như thế nào?

A. Tròn trĩnh

B. Xinh đẹp

C. Rực rỡ

D. Không có hình thù

Đáp án: D

Giải thích:

Cô gió hiện lên không có hình thù, màu sắc.

Câu 3. Trong văn bản Cô Gió mất tên, thái độ của mọi người đối với cô gió như thế nào?

A. Yêu quý

B. Sợ hãi

C. Không quan tâm

D. Chê cười

Đáp án: A

Giải thích:

Các nhân vật trong truyện vô cùng yêu quý cô gió.

Câu 4. Trong văn bản Cô Gió mất tên, cô Gió đã giúp đỡ bạn Đào việc gì?

A. Giúp Đào tìm bà

B. Tạo Gió mát cho bà Đào

C. Giúp Đào

D. Mua thuốc cho bà Đào

Đáp án: B

Giải thích:

Cô Gió đã tạo gió mát cho bà Đào ngủ.

Câu 5. Trong văn bản Cô Gió mất tên, cô Gió đã giúp đưa các bạn ngô, lau sậy về nhà, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Cô gió làm vui cho các bạn ngô, lau sậy và đưa ong vàng về nhà chứ không đưa các bạn ngô, lau sậy về nhà.

Câu 6. Trong văn bản Cô Gió mất tên, cô Gió gặp biến cố trong hoàn cảnh nào?

A. Đi chơi và bị lạc

B. Trên đường đưa Ong vàng về nhà

C. Cô gặp bão trên biển

D. Sóng to làm cô mất phương hướng

Đáp án: B

Giải thích:

Cô Gió gặp biến cố trong hoàn cảnh đưa Ong vàng về nhà.

Câu 7. Trong văn bản Cô Gió mất tên, những đồ vật như đài truyền hình, dây rợ, nút bấm lằng nhằng tượng trưng cho điều gì?

A. Sự gần gũi của con người

B. Tình cảm gia đình

C. Cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin

D. Tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ

Đáp án: C

Giải thích:

Những đồ vật trên là tượng trưng cho cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin

Câu 8. Sự cố của cô Gió có nét tương đồng với câu chuyện của nhân vật nào?

A. Chị Hũ đựng đồ.

B. Cây ngô, cây lau trong bãi.

C. Bé Đào chăm sóc bà.

D. Ong vàng lạc đường.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự cố của cô Gió có nét tương đồng với câu chuyện của Ong vàng lạc đường.

Câu 9. Đâu không phải công việc của cô Gió được nhắc đến trong bài?

A. Thổi bay cái diều nhỏ sặc sỡ.

B. Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ.

C. Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy.

D. Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây.

Đáp án: A

Giải thích:

Thổi bay cái diều nhỏ sặc sỡ là chi tiết không được nhắc tới trong bài.

Câu 10. Em hiểu thế nào về câu hát “Tôi là ngọn gió/ Ở khắp mọi nơi?

A. Gió là nguồn năng lượng không bao giờ vơi cạn

B. Gió là một nguồn tài nguyên quý giá

C. Sự đáng yêu và tốt bụng luôn hiện diện ở khắp mọi nơi

D. Thế giới này khắp mọi nơi luôn mát mẻ

Đáp án: C

Giải thích:

Sự đáng yêu và tốt bụng luôn hiện diện ở khắp mọi nơi chính là ý nghĩa sâu sắc của câu hát trên.

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân

Trắc nghiệm Lý thuyết kể lại một trải nghiệm của bản thân

Trắc nghiệm Lao xao ngày hè

Trắc nghiệm Thương nhớ bầy ong

Trắc nghiệm Đánh thức trầu

 

1 3,421 05/08/2022
Tải về