TOP 30 câu Trắc nghiệm Bánh chưng bánh giầy (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Bánh chưng bánh giầy có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 1.

1 6,716 03/08/2022
Tải về


Bánh chưng bánh giầy - Chân trời sáng tạo

A.11. Tìm hiểu chung về Bánh chưng bánh giầy

Câu 1: Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại văn học nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện truyền thuyết

C. Truyện cổ tích

D. Truyện trung đại

Đáp án: B

Giải thích:

Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại truyền thuyết (Truyện có yếu tố hoang đường kì ảo, giải thích nguồn gốc hình thành chiếc bánh chưng, bánh giầy).

Câu 2: Vua Hùng ra điều kiện sẽ truyền ngôi cho người như thế nào?

A. Cho con trưởng

B. Cho con út

C. Cho người làm vừa ý Tiên Vương

D. Cho người trong dòng máu hoàng tộc

Đáp án: C

Giải thích:

Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi.

Câu 3: Ai là người đã chỉ cho Lang Liêu làm những thức bánh kì lạ?

A. Một vị thần

B. Vua cha

C. Mẹ ruột của chàng

D. Vợ chàng

Đáp án: A

Giải thích:

Lang Liêu nằm mộng thấy thần đã chỉ cho chàng làm hai thứ bánh.

Câu 4: Lang Liêu đã làm bánh có hình thù gì?

A. Bánh hình tròn và bánh hình thoi

B. Bánh tam giác và bánh hình vuông

C. Bánh hình vuông và bánh hình tròn

D. Bánh hình vuông và hình tam giác

Đáp án: C

Giải thích:

Bánh hình vuông và bánh hình tròn

Câu 5: Ý nghĩa của việc thần thánh hóa các nhân vật và sự kiện lịch sử trong truyện truyền thuyết với mục đích?

A. Tạo tính li kì cho truyện

B. Thể hiện sức sáng tạo của dân gian

C. Khiến nhân vật trở nên vĩ đại, tài năng hơn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Việc thần thánh hóa nhân vật và sự kiện lịch sử nhằm thể hiện sức sáng tạo của dân gian, qua đó tạo tính hấp dẫn, li kì cho truyện.

Câu 6: Ý nghĩa của chiếc bánh chưng?

A. Bánh chưng tượng trưng cho trời đất, muôn vật, cây cỏ, với tinh thần đoàn kết, đùm bọc

B. Bánh thể hiện sự xứng đáng nối ngôi của Lang Liêu

C. Bánh tượng trung cho sự cần cù lao động

D. Xứng đáng làm lễ vật tế cáo trời đất

Đáp án: A

Giải thích:

Bánh chưng hình vuông, màu xanh tượng trưng cho đất, nhân đậu, thịt lợn tượng trưng cho muông thú, bên ngoài là lớp gạo nếp, và lá giong, thể hiện sự đoàn kết, đùm bọc.

Câu 7: Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi có ý nghĩa gì?

A. Nhà vua biết trọng người tài

B. Nhà vua biết trọng người có hiếu

C. Nhà vua nhìn thấy sự sáng tạo, cần mẫn, thật thà của Lang Liêu

D. Cả 3 ý kiến trên

Đáp án: D

Giải thích:

Nhà vua chọn Lang Liêu nối ngôi vì chàng sáng tạo làm được thức bánh ngon, thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên.

Câu 8: Ý nghĩa truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

A. Giải thích nguồn gốc làm bánh

B. Đề cao trí tuệ, lòng hiếu thảo của người nông dân

C. Ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán đẹp từ những điều giản dị, giàu ý nghĩa.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

Câu 9: Các yếu tố hoang đường kì ảo được sử dụng trong truyện có ý nghĩa làm tăng tính gay cấn của truyện truyền thuyết. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Yếu tố hoang đường, kì ảo làm tăng sức hấp dẫn của truyện chứ không phải tăng sự gay cấn.

Câu 10: Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm, đúng hay sai?

A. Đúng

B Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Truyện Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự.

A.12. Phân tích chi tiết Bánh chưng bánh giầy

Câu 1: Lang Liêu là nhân vật gắn với lĩnh vực nào của người Lạc Việt thời vua Hùng dựng nước?

A. Chống giặc ngoại xâm

B. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm

C. Lao động sản xuất, sáng tạo văn hóa

D. Tiếp nối ngôi vua

Đáp án: C

Giải thích:

Nhân vật Lang Liêu sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy cúng lễ Tiên vương.

Câu 2: Chàng Lang Liêu là con trai thứ mấy của Vua Hùng?

A. 16

B. 17

C. 18

D. 19

Đáp án: C

Giải thích:

Lang Liêu là con trai thứ 18 của Vua Hùng.

Câu 3: Cha của Lang Liêu là đời vua Hùng thứ mấy?

A. Đời vua Hùng thứ 5

B. Đời vua Hùng thứ 6

C. Đời vua Hùng thứ 7

D. Đời vua Hùng thứ 9

Đáp án: B

Giải thích:

Vua Hùng đời thứ 6

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất.

A. Bánh Giầy tượng trưng cho Trời, bánh Chưng tượng trưng cho Đất.

B. Bánh Giầy tượng trưng cho Đất, bánh Chưng tượng trưng cho Trời.

C. Bánh Giầy, bánh Chưng tượng trưng cho muông thú, cây cối.

D. Bánh Giầy, bánh Chưng tượng trưng cho sự sống của vạn vật.

Đáp án: A

Giải thích:

Hai loại bánh biểu trưng cho trời và đất song hành, là lòng tôn kính của con cháu với ông bà.

Câu 5: Lang Liêu có phẩm chất gì?

A. Sống giản dị

B. Chăm chỉ, cần cù

C. Tôn kính tổ tiên

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Lang Liêu là người có nhiều phẩm chất cao đẹp.

Câu 6: Lang Liêu được thần giúp đỡ vì?

A. Lang Liêu so với các anh em khác chịu thiệt thòi

B. Chỉ mình chàng mới hiểu được ý của thần

C. Tuy là con vua, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng chàng chăm chỉ, sống cuộc sống như dân thường, biết quý trọng lao động

D. Vì chàng là vị hoàng tử trẻ nhất

Đáp án: C

Giải thích:

Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi, mẹ mất sớm, chàng rời cung ra ngoài chăm chỉ lao động như người thường.

Câu 7: Tại sao nhân vật Lang Liêu dâng cho vua cha những lễ vật “không có gì quý bằng”?

A. Lễ vật ý nghĩa thể hiện tình cảm chân thành

B. Lễ vật quý hiếm, khó tìm

C. Lễ vật kì lạ

D. Lễ vật cầu kì

Đáp án: A

Giải thích:

Bánh chưng, bánh giầy là thành quả của sức lao động, sự tôn kính, hiễu đễ trước tổ tiên

Câu 8: Trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy, nhà vua đưa ra hình thức nào để chọn người nối ngôi?

A. Thi bắn cung

B. Thi chạy

C. Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi

D. Thi săn thú

Đáp án: C

Giải thích:

Nhà vua truyền rằng: “… Năm nay nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám”

Câu 9: Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy là gì?

A. Phản ánh những thành tựu trong nền nông nghiệp

B. Ca ngợi tinh thần lao động của nhân dân

C. Thể hiện sự kính trọng với tổ tiên

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Bánh chưng, bánh giầy có rất nhiều ý nghĩa.

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ

Trắc nghiệm Lý thuyết về Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

Trắc nghiệm Sọ Dừa

Trắc nghiệm Em bé thông minh

Trắc nghiệm Chuyện cổ nước mình

1 6,716 03/08/2022
Tải về