TOP 40 câu Trắc nghiệm Trái Đất - mẹ của muôn loài (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Trái Đất - mẹ của muôn loài có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 10.

1 2,084 15/08/2022
Tải về


Trái Đất - mẹ của muôn loài 

J.3. Vài nét về tác giả Trịnh Xuân Thuận

Câu 1. Đâu là năm sinh của Trịnh Xuân Thuận?

A. 1945

B. 1946

C. 1947

D. 1948

Đáp án: D

Giải thích:

Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948

Câu 2. Trịnh Xuân Thuận quê ở đâu?

A. Bắc Ninh

B. Thanh Hóa

C. Nghệ An

D. Quảng Nam

Đáp án: A

Giải thích:

Quê hương: Bắc Ninh

Câu 3. Trịnh Xuân Thuận là Việt Kiều Mỹ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Ông là Việt Kiều, sinh sống tại Mỹ.

Câu 4. Trịnh Xuân Thuận là một nhà khoa học, đồng thời là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động vì môi trường và hòa bình, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng.

- Trịnh Xuân Thuận là một nhà khoa học, đồng thời là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động vì môi trường và hòa bình.

Câu 5. Trịnh Xuân Thuận được biết đến nhiều nhất với vai trò gì?

A. Nhà khoa học

B. Nhà thơ

C. Nhà triết gia

D. Nhà văn

Đáp án: A

Giải thích:

Trịnh Xuân Thuận được biết đến nhiều nhất với vai trò là một nhà khoa học.

Câu 6. Trịnh Xuân Thuận nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nào?

A. Lịch sử

B. Địa lý

C. Vật lý

D. Văn học

Đáp án: C

Giải thích:

- Trịnh Xuân Thuận nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật lý thiên văn.

Câu 7. Trịnh Xuân Thuận đã công tác ở trường nào dưới đây?

A. Đại học Virginia, Hoa Kỳ.

B. Đại học Moskva

C. Đại học Harvard

D. Đại học Oxford

Đáp án: A

Giải thích:

Trịnh Xuân Thuận đã công tác ở trường Đại học Virginia, Hoa Kỳ.

Câu 8. Trịnh Xuân Thuận rời Việt Nam ra nước ngoài khi nào?

A. Khi ông còn nhỏ

B. Sau khi ông đậu tú tài

C. Sau khi ông lập gia đình

D. Khi ông được điều đi công tác

Đáp án: B

Giải thích:

Trịnh Xuân Thuận rời Việt Nam ra nước ngoài sau khi ông đậu tú tài.

Câu 9. Đâu không phải là sáng tác của Trịnh Xuân Thuận?

A. Tôi đã trở về trên núi cao

B. Giai điệu bí ẩn

C. Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận

D. Hỗn độn và hài hòa

Đáp án: A

Giải thích:

Tôi đã trở về trên núi cao không phải là sáng tác của Trịnh Xuân Thuận

Câu 10. Đâu không phải là giải thưởng mà Trịnh Xuân Thuận đã nhận được?

A. Giải Moron (2007)

B. Giải Kalinga (2009)

C. Giải thưởng Prix mondial Cino del Duca (2012)

D. Giải thưởng văn học Hồ Chí Minh năm 2000

Đáp án: D

Giải thích:

Trịnh Xuân Thuận không đạt giải thưởng văn học Hồ Chí Minh năm 2000

J.4. Tìm hiểu chung Trái Đất – mẹ của muôn loài

Câu 1. Trái Đất – mẹ của muôn loài cùng thể loại với tác phẩm nào dưới đây?

A. Con là…

B. Và tôi nhớ khói

C. Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro

D. Chuyện cổ nước mình

Đáp án: C

Giải thích:

Trái Đất – mẹ của muôn loài cùng thể loại với tác phẩm Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro. (văn bản thông tin)

Câu 2. Trái Đất – mẹ của muôn loài là sáng tác của ai?

A. Thái Bá Dũng

B. Hà My

C. Văn Quang, Văn Tuyên

D. Trịnh Xuân Thuận

Đáp án: D

Giải thích:

Trái Đất – mẹ của muôn loài là sáng tác của Trịnh Xuân Thuận

Câu 3. Văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài có mấy phần chính?

A. 1 phần

B. 2 phần

C. 3 phần

D. 4 phần

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản có 2 phần chính  

Câu 4. Trái Đất – mẹ của muôn loài được trích từ đâu?

A. Dân tộc và miền núi

B. Nguồn gốc, nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu

C. Và tôi nhớ khói

D. Góc sân và khoảng trời

Đáp án: B

Giải thích:

- Văn bản được trích từ Nguồn gốc, nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Đáp án: D

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh

Câu 6. Văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài đã nêu lên những thông tin gì của Trái Đất?

A. Văn học, lịch sử, địa lý

B. Lịch sử, địa lý, hóa học

C. Khoa học, địa lý, lịch sử

D. Lịch sử, hóa học, vật lý

Đáp án: C

Giải thích:

Khoa học, địa lý, lịch sử là những thông tin được đề cập trong văn bản.

Câu 7. Đâu là nhận xét đúng nhất các tri thức được nhắc đến trong văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài?

A. Trừu tượng, khó hiểu

B. Xác thực, bổ ích

C. Hàn lâm, phóng đại

Đáp án: B

Giải thích:

Các tri thức xác thực, bổ ích.

Câu 8. Nội dung của đoạn trích dưới đây là gì?

     Trái Đất – một hành tinh trong Hệ Mặt Trời là nơi sự sống đã được đánh thức. Người Mẹ Thiên Nhiên ấy đã kiến tạo và nuôi dưỡng sự sống trong hàng triệu triệu năm, trong đó có cả sự sống của loài ngưởi.

(Trái Đất – mẹ của muôn loài – Trịnh Xuân Thuận)

A. Giới thiệu sơ lược về Trái Đất.

B. Trình bày tầm quan trọng của Trái Đất

C. Nói về mối đe dọa với Trái Đất

Đáp án: A

Giải thích:

Đoạn trích trên có nội dung giới thiệu sơ lược về Trái Đất.

Câu 9. Nội dung chính của văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài khẳng định điều gì?

A. Trái Đất vô cùng quan trọng đối với vạn vật

B. Trái Đất đang bị đe dọa nghiêm trọng

C. Trái Đất đang ngày càng nóng lên

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính của văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài khẳng định Trái Đất vô cùng quan trọng đối với vạn vật

Câu 10. Đoạn trích dưới đây thuộc phần nào của văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro?

     Những sự thay đổi của Trái Đất dù bên trong sự thay đổi da chất, núi lửa phun trào,...) hay bên ngoài (thiên thạch va chạm), dủ dần dần hay bất chợt, có thể khiến cho nhiều loài sinh vật biển mất, nhưng cũng khiến cho nhiều loài sinh vật thích nghi, tiến hoá và sinh sôi liên tục. Trái Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống những cảnh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng cỏ xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyền bí,... Dù là loài người – sự sống có ý thức, hay bất kì hình thải sự sống nào khác trên Trái Đất, tất cả đều được Mẹ Thiên Nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu triệu năm với sự bao dung và lòng kiên nhẫn vô hạn.

                (Trái Đất – mẹ của muôn loài – Trịnh Xuân Thuận)

A. Trái Đất – hành tinh xanh.

B. Trái Đất – mẹ nuôi dưỡng muôn loài.

Đáp án: B

Giải thích:

Đoạn trích trên nằm ở phần cuối văn bản: Trái Đất – mẹ nuôi dưỡng muôn loài.

J.5. Phân tích chi tiết Trái đất – mẹ của muôn loài

Câu 1. Theo văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài, Trái Đất là một hành tinh nằm trong?

A. Dải Ngân Hà

B. Hệ Mặt Trời

C. Tự nhiên

D. Vũ trụ

Đáp án: B

Giải thích:

Theo văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài, Trái Đất là một hành tinh nằm trong Hệ Mặt Trời

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau?

Người Mẹ Thiên Nhiên ấy đã kiến tạo và nuôi dưỡng sự sống trong hàng triệu triệu năm, trong đó có cả sự sống của loài ngưởi.

A. Liệt kê

B. Nhân hóa

C. Điệp từ

D. Hoán dụ

Đáp án: C

Giải thích:

Câu văn trên sử dụng biện pháp nhân hóa: gọi Trái Đất là Mẹ Trái Đất.

Câu 3. Trong văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài, tác giả đã gọi tên Trái Đất là gì?

A. Hành tinh trắng

B. Hành tinh sạch

C. Hành tinh đen

D. Hành tinh xanh

Đáp án: D

Giải thích:

Tác giả đã gọi Trái Đất với tên Hành tinh xanh.

Câu 4. Đâu không phải lí do khiến Trái Đất được gọi là hành tinh xanh?

A. Những thay đổi của nó khiến cho các sinh vật thích nghi để sống sót, thúc đẩy sự phát triển, tiến hóa muôn loài.

B. 1/2 bề mặt là nước, là hành tinh duy nhất có màu xanh biển.

C. Là nơi nương thân của con người và muôn loài khác trong không gian mênh mông của vũ trụ.

D. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.

Đáp án: B

Giải thích:

1/2 bề mặt là nước, là hành tinh duy nhất có màu xanh biển không phải là lí do khiến Trái Đất có tên gọi này.

Câu 5. Trong văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài, tác giả đã gọi hành tinh nào là “tinh tú của muôn loài”?

A. Mặt Trời

B. Trái Đất

C. Sao Hỏa

D. Sao Kim

Đáp án: A

Giải thích:

Tác giả đã gọi Mặt Trời là tinh tú của muôn loài.

Câu 5. Nhận xét dưới đây đúng hay sai?

Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

Câu 6. Tại sao gọi Trái Đất là mẹ của muôn loài?

A. Vì Trái Đất nuôi dưỡng muôn loài

B. Vì Trái Đất rộng lớn

C. Vì Trái Đất có ngày và đêm

D. Vì Trái Đất có nhiều sinh vật

Đáp án: A

Giải thích:

Sở dĩ gọi tên như thế vì Trái Đất nuôi dưỡng muôn loài như một người mẹ nuôi con.

Câu 7. Trong văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài, tiền thân của loài người bắt đầu xuất hiện từ khi nào?

A. 100 năm trước.

B. 140 triệu năm trước.

C. 6 triệu năm trước.

D. 30 000 - 40 000 năm trước.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài, tiền thân của loài người bắt đầu xuất hiện từ 6 triệu năm trước.

Câu 8. Mẹ Trái Đất đã nuôi dưỡng đối tượng nào dưới đây?

A. Con người

B. Động vật

C. Thực vật

D. Tất cả muôn loài tồn tại trên Trái Đất

Đáp án: D

Giải thích:

Trái Đất như người mẹ bao dung nuôi dưỡng cho tất cả muôn loài.

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hai cây phong

Trắc nghiệm Lý thuyết dấu chấm phẩy

Trắc nghiệm Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ

Trắc nghiệm Lý thuyết Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện

Trắc nghiệm Lễ cúng thần lúa của người Chơ – Ro

1 2,084 15/08/2022
Tải về