TOP 15 câu Trắc nghiệm So sánh ẩn dụ và hoán dụ (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 So sánh ẩn dụ và hoán dụ có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 5.

1 5,109 15/08/2022
Tải về


So sánh ẩn dụ và hoán dụ - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Ẩn dụ và hoán dụ là một biện pháp nghệ thuật giống nhau, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp nghệ thuật khác nhau.

Câu 2: Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?

A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

B. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

C. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

D. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Đáp án: A

Giải thích:

Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

Câu 3: Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?

A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng

B. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương

C. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

D. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan

Đáp án: C

Giải thích:

Hoán dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận

Câu 4: Nhận xét sau đúng hay sai?

Ẩn dụ và hoán dụ đều có tác dụng làm tăng tính chân thật cho lời văn, biểu đạt cảm xúc

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc chứ không phải tính chân thực.

Câu 5: Chọn các đáp án đúng

 Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là gì?

A. Sự chuyển đổi tên gọi

B. Phóng đại sự vật

C. Làm thay đổi bản chất sự vật

D. Dựa trên quy luật liên tưởng

Đáp án: A, D

Giải thích:

Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là:

- Gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.

- Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.

Câu 6: Biện pháp nào dưới đây được ví là một phép so sánh ngầm?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

Đáp án: A

Giải thích:

Ẩn dụ được ví là phép so sánh ngầm.

Câu 7: Trong những ví dụ sau, ví dụ nào chứa biện pháp tu từ ẩn dụ?

A. Bông hoa có mùi thơm rất ngọt

B. Bố tôi hiền như một ông Bụt

C. Cuối lớp tôi có một chú vẹt chuyên bày trò

D. Cả phòng học lắng nghe cô giáo giảng bài

Đáp án: A, C

Giải thích:

Những câu chứa phép ẩn dụ:

- Bông hoa có mùi thơm rất ngọt: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (khứu giác -> vị giác).

Cuối lớp tôi có một chú vẹt chuyên bày trò: ẩn dụ phẩm chất (chú vẹt dùng chỉ cậu học sinh nói nhiều).

Câu 8: Xác định các từ ngữ hoán dụ trong ví dụ dưới đây:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày.

(Covid nhanh đi đi – Huyền Tâm Môn)

A. Áo trắng

B. Đôi vai

C. Niềm tin

Đáp án: A, B

Giải thích:

Áo trắng xin mạnh mẽ lên, kiên cường thêm qua hằng đêm vì mọi người vẫn luôn trao niềm tin lên đôi vai suốt bao ngày: từ ngữ áo trắng và đôi vai trong ví dụ trên đều là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể (những y, bác sĩ đang trong tuyến đầu chống đại dịch Covid tại Việt Nam)

Câu 9: Đoạn thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ hay hoán dụ?

Mong ngày mai sau mưa trời lại nắng 

Sài Gòn lại cười ôm trọn tình thân 

Ngành Y tiên phong khi Tổ quốc cần 

Diệt COVID như ngày xưa cha ông mình dẹp giặc

 (GS.TS.BS Nguyễn Đức Công)

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Cả ẩn dụ và hoán dụ

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn thơ trên sử dụng cả phép ẩn dụ và hoán dụ:

- Ẩn dụ: sau mưa trời lại nắng – những dịch bệnh qua đi, trả lại cuộc sống bình yên cho người dân Sài Gòn.

- Hoán dụ:

+ Sài Gòn: những người dân sống ở Sài Gòn.

+ Ngành y: nói về các y bách sĩ.

+ Tổ quốc: nói về nhân dân Việt Nam

Câu 10: Tìm câu thơ chứa phép tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ dưới đây?

Con nợ Mẹ những ngày tháng xa xanh

Xe đời nặng chỉ một mình Mẹ kéo

Đâu biết Mẹ kéo về mình khô héo

Để bây giờ con có cả tươi xanh…

(Nguyễn Văn Thu)

A. Con nợ Mẹ những ngày tháng xa xanh

B. Xe đời nặng chỉ một mình Mẹ kéo

C. Đâu biết Mẹ kéo về mình khô héo

D. Để bây giờ con có cả tươi xanh…

Đáp án: B, C, D

Giải thích:

Trong đoạn thơ trên, ba câu thơ cuối đều chứa phép ẩn dụ:

Xe đời nặng chỉ một mình Mẹ kéo: ẩn dụ cho những nặng nhọc, khó khăn của cuộc đơi.

- Đâu biết Mẹ kéo về mình khô héonhững thiệt thòi, vất vả.

- Để bây giờ con có cả tươi xanh: tương lai rạng rỡ, thuận lợi của người con.

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về nhân hóa

Trắc nghiệm Một năm ở tiểu học

Trắc nghiệm Lý thuyết viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Trắc nghiệm Lý thuyết trình bày về một cảnh sinh hoạt

Trắc nghiệm Gió lạnh đầu mùa

1 5,109 15/08/2022
Tải về