TOP 30 câu Trắc nghiệm Thánh Gióng (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Thánh Gióng có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 1.

1 3,702 03/08/2022
Tải về


Thánh Gióng - Chân trời sáng tạo

A.1. Tìm hiểu chung về Thánh Gióng

Câu 1: Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Đáp án: D

Giải thích:

Truyện truyền thuyết thuộc thể loại truyện có yếu tố hoang đường, kỉ ảo dựa trên sự thật lịch sử.

Câu 2: Câu chuyện của Thánh Gióng diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. Đời Hùng Vương thứ tư

B. Đời Hùng Vương thứ năm

C. Đời Hùng Vương thứ sáu

D. Đời Hùng Vương thứ bảy

Đáp án: C

Giải thích:

Truyện diễn ra vào đời Hùng Vương thứ sáu

Câu 3: Thời bấy giờ, bọn giặc nào đã xâm phạm bờ cõi nước ta?

A. Giặc Ân

B. Giặc Tống

C. Giặc Minh

D. Giặc Thanh

Đáp án: A

Giải thích:

Thời bấy giờ, bọn giặc Ân đã xâm phạm bờ cõi nước ta.

Câu 4: Nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết Thánh Gióng là gì?

A. Sử dụng những hình ảnh miêu tả đặc sắc

B. Lối kể chuyện hấp dẫn

C. Các sự kiện được kể một cách trung thực

D. Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo

Đáp án: D

Giải thích:

Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo là nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết Thánh Gióng.

Câu 5: Truyện Thánh Gióng thể hiện mơ ước gì của nhân dân?

A. Mơ ước về một đất nước hòa bình

B. Mơ ước về sự đổi đời của con người

C. Mơ ước về người hiền lành sẽ được báo đáp

D. Đáp án A và C

Đáp án: D

Giải thích:

Qua tình tiết Thánh Gióng đánh giặc, thể hiện mơ ước của nhân nhân về đất nước hòa bình và sự kiện ông bà lão có được người con tài giỏi là mơ ước về sự báo đáp trong cuộc sống.

Câu 6: Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Trí tưởng tượng chất phác của dân gian sáng tạo ra những chi tiết hoang đường, kì ảo.

Câu 7: Truyền thuyết Thánh Gióng, không có sự thật lịch sử nào dưới đây?

A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu

B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng

C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi

D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta

Đáp án: C

Giải thích:

Chú bé lớn nhanh như thổi mang màu sắc tưởng tượng thần lỳ.

Câu 8:Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

A. Tre ngà có màu vàng óng

B. Có nhiều ao hồ để lại

C. Thánh Gióng bay về trời

D. Có làng mang tên làng Cháy

Đáp án: D

Giải thích:

Sau khi dẹp tan giặc, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, ngựa đi tới đâu phun lửa làm một khu rừng cháy, nay ngôi làng mang tên làng Cháy.

Câu 9: Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

A. Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

B. Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

C. Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

D. Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

E. Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

F. Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

G. Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Đáp án: G

Giải thích:

Có thể lược bỏ chi tiết Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

A.2. Phân tích chi tiết Thánh Gióng

Câu 1: Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?

A. Cậu có hình dạng một quả dừa.

B. Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười.

C. Cậu núp trong thân thể của con cóc.

D. Cậu được sinh ra từ tảng đá.

Đáp án: B

Giải thích:

Lên 3 tuổi Gióng vẫn không biết đi, không biết nói cười.

Câu 2: Cha mẹ cậu Gióng là người như thế nào?

A. Là những nông dân chăm chỉ, phúc đức

B. Giàu có nhưng không có con

C. Hai người kết hôn muộn nên không có con

D. Hai người là những người trên thiên đình được phái xuống

Đáp án: A

Giải thích:

Cha mẹ cậu là những nông dân chăm chỉ, phúc đức

Câu 3: Nhờ đâu mà Thánh Gióng biết nói?

A. Khi bọn giặc xâm lăng

B. Khi làng xóm đến chơi

C. Khi cha mẹ dạy cậu nói

D. Khi nghe tiếng rao của sứ giả

Đáp án: D

Giải thích:

Thánh Gióng biết nói khi nghe tiếng rao của sứ giả.

Câu 4: Từ khi gặp sứ giả, Thánh Gióng có điều gì đặc biệt?

A. Tính cách thất thường

B. Lớn nhanh như thổi

C. Không ngồi yên một chỗ

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: B

Giải thích:

Từ khi gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

Câu 5: Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

A. Tương thân tương ái

B. Yêu nước

C. Đoàn kết

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện tinh thần tương thân tương ái, yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 6: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Đáp án: D

Giải thích:

Gióng là hình tượng đại diện cho sức mạnh đoàn kết dân tộc, ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Câu 7: Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc

B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc

C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi

D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

Đáp án: C

Giải thích:

Tinh thần đoàn kết dân tộc là gốc chiến thắng kẻ thù

Câu 8: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Đáp án: D

Giải thích:

Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 9: Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Chi tiết Gióng bay về trời còn là chi tiết thể hiện ước muốn của người dân về nhân vật anh hùng bất tử.

Câu 10: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.

B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử

C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Hình tượng Thánh Gióng mang rất nhiều ý nghĩa.

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Sự tích Hồ Gươm

Trắc nghiệm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Trắc nghiệm Lý thuyết về Từ đơn, từ phức

Trắc nghiệm Lý thuyết về Từ ghép, từ láy

Trắc nghiệm Lý thuyết về Thành ngữ

1 3,702 03/08/2022
Tải về