TOP 10 mẫu Trao đổi về nghề nghiệp (2024) SIÊU HAY
Trao đổi về nghề nghiệp lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.
Trao đổi về nghề nghiệp
Đề bài: Trao đổi: em đọc sách báo trang 85 (về nghề nghiệp).
Trao đổi về nghề nghiệp (mẫu 1)
“Chim Thợ may”
Có một loài chim nhỏ, đuôi dài, rất đẹp và duyên dáng, nhưng vì ở tận trong rừng sâu nên không ai biết được. Nó buồn lắm. Một hôm, nó gặp Hổ than thở:
– Thưa Chúa Sơn Lâm, ở trong rừng, từ chim Sâu, chimGõ Kiến, Chèo Bẻo, Chích Chòe, cho đến Phượng Hoàng, chim Ưng, muôn loài đều có tên. Họ hàng nhà tôi khá đông lại đẹp cần cù, thông minh nữa. Ấy vậy mà chúng tôi không có tên tuổi gì cả. Như vậylà không công bằng, mong Chúa Sơn Lâm xem xét!
Hổ động viên:
– Yên Trí! Yên trí! Rồi đâu sẽ có đó. Theo ta, muốn có tên không khó. Cái khó là làm sao xứng với cái tên ấy thôi. Có gì đáng tự hào, nếu như nghe đến tên mình mà ai cũng căm ghét muốn tránh cho xa. Ta báo cho nhà chị biết, Phượng Hoàng đang mở cuộc thi làm tổ đấy. Nếu làm tổ khéo nhất, chắc chắn cả núi rừng này sẽ biết đến họ hàng nhà chị thôi.
Nghe Hổ nói vậy, nó phấn khởi quay về, tập trung cả họ hàng lại bàn việc làm tổ thế nào cho bền, cho đẹp. Theo phân công của chim mẹ, các chim thợ cần mẫn nhặt nhanh những cành lá úa dài, mảnh và bền cả những sợi bông, sợi len, sợi vải vương vãi dưới đất làm chỉ. Để bắt tay vào làm tổ, trước hết phải tìm hai cái lá to và chắc mọc sát nhau. Chim mẹ dùng mỏ sắt thay kim khâu túm các mép lá lại. Sau khi dùi thủng mép lá, chim mẹ cắn chỉ dùi qua lỗ thủng của lá để khâu từ mép lá đến cuống lá rồi dùng bông, sợi cỏ, sợi vải mềm để “rải thảm” và “ốp tường”. Một tuần sau chiếc tổ xinh xinh vừa bền đẹp đã hoàn thành. Cứ y như một thợ may lành nghề khâu vậy.
Kết quả, chiếc tổ ấy được bình là chiếc tổ đẹp nhất, bền nhất và đại gia đình nhà chim “vô danh” kia được Phượng Hoàng tặng danh hiệu “chim Thợ May”. Danh hiệu ấy trở thành tên của loài chim Thợ May đấy các cháu ạ!
Trao đổi về nghề nghiệp (mẫu 2)
Cô tạp vụ
Ai cầm cái chổi
Chăm chỉ miệt mài
Quét dọn hàng ngày
Cho trường sạch sẽ?
Trao đổi về nghề nghiệp (mẫu 3)
Thơ “XE CHỮA CHÁY”
Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập liền tay
Ai gọi chữa cháy?
" Có... ngay! Có... ngay!"
Trao đổi về nghề nghiệp (mẫu 4)
Ba anh em
Một ông cụ có một ngôi nhà nhả và ba con trai. Cụ muốn cho các con học nghề bèn bảo các con:
- Các con, mỗi ngừoi hãy học lấy một nghề. Sau này, ai tỏ ra tải giỏi nhất cha sẽ cho ngôi nhà này.
Ba người con vâng lời. Họ chia tay nhau, mỗi người đi một ngả. Anh con cả học nghể thợ cạo: anh khéo léo lắm nên thường được vua mời vào cung để phục vụ nhà vua. Anh thứ hai học nghế đóng móng ngựa: anh cũng kéo léo lắm nên thường được đóng móng ngựa cho các vị đại thần. Người em út học múa kiếm rất thành thạo. Đúng ngày đã hẹn trước ba anh em về họp ở nhà cha. BÀ con hàng xóm rủ nhau đến chơi. Ba anh em chưa biết trổ tài bằng cách nào thì bỗng thấy một con thỏ cạhy nganag. Người anh cả vội vàng rút dao cạo và hộp xà phòng đuổi theo, cạo sạch sẽ bộ ria thò mà thỏ không bọ xây xát mép. Mọi người đều trầm trồ tán thưởng.
Bỗng một cỗ xe bốn ngựa kéo chạy qua. Anh thứ hai liền phóng theo, thay lại các bộ móng tươm tất, trong khi cỗ xe cứ cạhy như bay. Mọi người ai cũng phục tài.
Lúc đó trời bắt đầu mưa. Người con út rút kiếm ra sân múa.
Mưa càng to anh múa kiếm càng nhanh. Lúc trời lạnh, người anh vẫn khô ráo, không bị dính một giọt nước. Mọi người đều đồng ý thưởng ngôi nhà cho anh.
Nhưng ba anh em thương yêu nhau lắm. Họ vẫn chung sống cùng nhau trong một nhà. Họ làm ăn kéo lại tốt bụng, thật thà nên rất đông khách hàng và học trò. Họ sống bên nhau hòa thuận vui vẻ suốt đời.
Trao đổi về nghề nghiệp (mẫu 5)
Bài thơ “Chiếc cầu mới”
Trên dòng sông trắng
Cầu mới dựng lên
Nhân dân đi bên
Tàu xe chạy giữa
Tu tu xe lửa
Xình xịch qua cầu
Khách ngồi trên tàu
Đoàn người đi bộ
Nhìn chiếc cầu dài
Tấm tắc khen tài
Công nhân xây dựng
Trao đổi về nghề nghiệp (mẫu 6)
Nói với con về nghề nghiệp
Tôi và gia đình hiện sinh sống tại Laval, một thành phố nhỏ Tây Bắc nước Pháp. Chúng tôi có một cậu con trai 15 tuổi, năm nay tốt nghiệp cấp hai.
Cấp ba ở Pháp phân ra trường nghề, trường phổ thông bình thường, trường công, trường tư, cũng có trường chuyên, lớp chọn và để vào các trường này phải qua rất nhiều vòng tuyển chọn, từ hồ sơ, thi viết, thi tài năng, đến vòng phỏng vấn với hội đồng tuyển sinh.
Khi con còn bé, vợ chồng tôi đang làm nghiên cứu sinh. Vì bố mẹ và tất cả người quen xung quanh đều làm nghiên cứu sinh nên con nghĩ ai cũng phải học hết phổ thông, xong đại học rồi hoàn thành bậc thạc sĩ, tiến sĩ. Con nói con sẽ học thành tiến sĩ.
Khi tôi đi dạy, con theo lên giảng đường, phòng thí nghiệm, và bắt đầu nuôi ước mơ thành thầy giáo; khi tôi kinh doanh, con lại nghĩ con sẽ trở thành doanh nhân.
Công việc của cha mẹ phần nào đó ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của đứa trẻ. Nếu con hứng thú nối nghiệp, tôi nghĩ là một lợi thế, vì con sẽ có nền móng vững chắc, có sự chia sẻ kinh nghiệm của bố mẹ.
Tuy nhiên đến thời điểm bắt đầu nhận thức và có những sở thích riêng, con không còn thấy công việc giống bố mẹ là thú vị và bắt đầu hoang mang.
Chúng tôi nói với con rằng vẫn còn ba năm cấp ba để suy nghĩ và lựa chọn. Thậm chí đến lúc phải lựa chọn mà con vẫn không biết chọn gì thì vẫn có thể làm tạm một nghề để kiếm tiền trang trải cho bản thân. Sau một thời gian nếu không thích con sẽ đổi nghề khác. Không thử làm sao biết mình phù hợp hay không.
Nhưng chúng tôi cũng nói với con, cuộc sống giờ đã khác, mọi thứ thay đổi rất nhanh, nhiều nghề mới sẽ sinh ra và nhiều nghề cũ mất đi. Do vậy, quan trọng là kỹ năng tự học tập, thích nghi nhanh với môi trường mới có nhiều thay đổi liên tục, đó chính là chìa khoá để thành công.
Nếu vì lý do nào đó con phải làm công việc mình không thích, cũng hãy làm tốt nhất có thể. Nhỡ đâu, vì làm tốt, con lại trở nên yêu thích một công việc mình từng nghĩ không thích.
Năm cuối cấp 2 ở Pháp, học sinh phải tự đi xin thực tập một tuần. Các tập đoàn lớn thường có chương trình thực tập chi tiết, với mục đích tìm hiểu ngành nghề, nên có thể ngày một các bạn được đi thăm bộ phận kế toán, ngày hai bộ phận kinh doanh, ngày ba bộ phận nghiên cứu, ngày bốn bộ phận nhận sự, nhằm hiểu hết tất cả các mảng hoạt động. Nhưng để xin được thực tập ở tập đoàn lớn không đơn giản, số lượng rất ít và cũng cần có "mối quan hệ".
Không được thực tập ở tập đoàn lớn thì các con có thể xin thực tập ở các doanh nghiệp nhỏ như nhà hàng, gara sửa ôtô, cửa hàng, tiệm bánh mỳ... Ở đây các con có cơ hội trực tiếp tham gia vào một số hoạt động đơn giản của doanh nghiệp như làm bếp, xếp kho hàng, thu ngân ....
Con tôi là mọt sách, giờ nghỉ ở trường con thường vào thư viện. Con tâm sự với bà thủ thư về mong muốn thực tập ở một cửa hàng sách. Có lẽ vì quý mến sự yêu sách nên bà đã báo cho con lịch giới thiệu sách tại thư viện của một cửa hàng trong trung tâm thành phố. Và đây chính là cơ duyên con được nhận thực tập.
Sau chỉ vài ngày được làm những công việc cụ thể, cũng như trao đổi với các anh chị đang làm việc ở đây, con đã tự sáng tỏ dần hướng đi của mình. Con biết để làm ở cửa hàng sách cần theo học ngành gì, trường nào, ở đâu, bao lâu, mức lương khi ra trường khoảng bao nhiêu, con có thể "thăng tiến" đến cấp độ nào.
Trong bài thi nói tốt nghiệp cấp hai, con tôi trình bày về định hướng nghề nghiệp, những hiểu biết của mình về nghề bán sách, và tương lai con muốn trở thành chủ tiệm sách.
Trước đây khi giảng dạy tại Việt Nam, tôi làm việc với sinh viên ngành kỹ thuật và hiện nay, khi làm chủ một doanh nghiệp nhỏ tại Pháp, tôi tiếp xúc với học sinh cấp ba trường nghề, chuyên ngành kinh doanh thương mại thực tập tại cửa hàng.
Tôi nhận ra rất nhiều bạn trẻ làm việc một cách thụ động, không hứng thú, bảo gì làm đó. Chỉ khoảng 20% thực sự yêu thích công việc mình làm, chỉ cần tôi hướng dẫn gợi mở, các bạn sẽ chủ động đưa ra ý tưởng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Đứa trẻ nào cũng trải qua giai đoạn hoang mang để định hướng nghề nghiệp cho mình. Sự loay hoay của chúng có thể kéo cả gia đình vào một cuộc thảo luận khó biết rõ đúng sai. Thay vì áp đặt, hay nói cách khác là lựa chọn thay, bắt đứa trẻ đi theo nghề chúng chưa thực hiểu rõ, người lớn chỉ nên đảm nhận vai trò của những người dày dạn trải nghiệm. Nhà trường và gia đình đều có thể thực hiện giúp trẻ theo những cách thức khác nhau.
Nhà trường nên mời chuyên gia có khả năng truyền cảm hứng trong các lĩnh vực đến nói chuyện với các con. Họ có thể chính là các phụ huynh, mỗi người một nghề, giúp trẻ có cái nhìn đa dạng và đầy đủ hơn về các cơ hội công việc đối với mình. Trường tiếp đó sẽ tổ chức các buổi để các em trình bày hiểu biết và định hướng của bản thân. Thông tin thu thập được từ chương trình này sẽ giúp nhà trường tổ chức học sinh thành các nhóm theo ngành nghề yêu thích. Đây là dữ liệu quan trọng để trường thiết lập mối quan hệ với các tập đoàn, doanh nghiệp, nhà máy... định kỳ đưa các em đi thực tập, tham quan, giúp trẻ tận mắt nhìn thấy cả nỗi vất hoặc thách thức mà mình sẽ phải đối mặt. Nếu chỉ dừng lại ở hai bước đầu tiên, trẻ dễ rơi vào tình trạng lãng mạn hóa một nghề nghiệp nào đó, dẫn đến vỡ mộng khi đối mặt với thực tế sau này.
Về phía gia đình, theo tôi cần lắng nghe và bình tĩnh trước mọi sở thích, nguyện vọng của con vì ước mơ của chúng sẽ còn thay đổi. Từ vốn sống của mình, cha mẹ có thể cung cấp cho con nhiều nhất có thể những thông tin cơ bản nhằm mô tả về công việc, những đòi hỏi đặc biệt, triển vọng thu nhập và thăng tiến; đồng thời khích lệ, giúp con nhìn thấy năng lực nổi trội của bản thân.
Và điều quan trọng hơn cả trong suốt quá trình này là: quyết định cuối cùng phải thuộc về đứa trẻ.
Được tự định hướng nghề nghiệp dựa trên sở thích và năng lực của bản thân, đứa trẻ sẽ có động lực từ bên trong và có trách nhiệm hơn với mọi quyết định của mình.
Xem thêm các chương trình khác: