TOP 10 mẫu Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu (2024) SIÊU HAY

Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.

1 77 10/11/2024


Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu

Đề bài: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 30 (về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu).

Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

“Dòng Lô Xanh Thẳm” là một tiểu thuyết dã sử của tác giả Đỗ Hàn, kể về cuộc đời và sự nghiệp của Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn - một nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam. Truyện được viết dựa trên các truyền thuyết và sử liệu, tái hiện lại cuộc sống và những hoạt động của Trần Nguyên Hãn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Trong truyện, Trần Nguyên Hãn được miêu tả là một người có lòng yêu nước sâu sắc, quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc. “Dòng Lô Xanh Thẳm” không chỉ là một câu chuyện về một nhân vật lịch sử, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, phản ánh rõ nét tinh thần yêu nước, lòng kiên trì, bất khuất của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm đã để lại trong lòng em những cảm xúc sâu sắc, những suy ngẫm sâu xa về tình yêu quê hương, về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu của dân tộc.

Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu (mẫu 2)

Giới thiệu tác phẩm: Việt sử giai thoại

Nội dung tập sách trình bày về những Giai thoại từ thời Hùng Vương đến thế kỷ XIX. Từ thời kỳ dựng nước và giữ nước cho đến nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam. Tập sách gồm những mẫu giai thoại nói về các sự kiện, các nhân vật lịch sử. Điều này giúp bạn đọc bổ sung kiến thức lịch sử của mình một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất. Những mẩu chuyện của tập sách nhỏ này chắc chắn sẽ giúp bạn đọc cảm thấy yêu quê hương, yêu đất nước và con người Việt Nam chúng ta hơn.

Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Gương sáng về lòng yêu nước

Chuyện về "Hộ quốc mẫu nghi"

Về làng An Điềm, xã Bình Chương (Bình Sơn), chúng tôi nghe các bậc cao niên kể chuyện về người phụ nữ được suy tôn "Hộ quốc mẫu nghi", đó là bà Võ Thị Đệ. Ngày ấy, người dân làng An Điềm thường gọi bà Võ Thị Đệ bằng tên gọi thân mật là Hộ Gà, một tấm gương phụ nữ tiêu biểu cho tinh thần anh dũng chống giặc ngoại xâm trong phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi. Bà đã tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm trên sông Trà Bồng cho nghĩa quân cuộc khởi nghĩa Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Bá Loan trong suốt 3 năm (1886 - 1888); tích cực tuyên truyền cho phong trào Đông Du (1905 - 1908). Trong cuộc khởi nghĩa năm 1916, bà Hộ Gà đảm nhận việc quân lương, được nghĩa quân suy tôn là "Hộ quốc mẫu nghi". Tuy bị thất bại nhưng phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi đã thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất khiến địch khiếp sợ.

Cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh thuyết minh về lịch sử đấu tranh cách mạng ở Quảng Ngãi. (Ảnh chụp trước ngày 26/6/2021). Ảnh: Đăng SươngBà Hộ Gà tích cực tham gia Hội Duy Tân do Lê Đình Cẩn, Trần Kỳ Phong, Lê Ngung lãnh đạo. Bà đã nói với cụ Trần Kỳ Phong rằng: "Mình làm sự phải dẫu có hy sinh cũng vui lòng, việc quốc gia đại sự ai cũng phải có nghĩa vụ đóng góp". Trong các cuộc đấu tranh chống sưu thuế, bà là điểm tựa cả về vật chất lẫn tinh thần, tích cực vận động chị em đóng góp lúa gạo, nấu cơm tiếp tế... Dẫu các phong trào đấu tranh bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, nhiều chí sĩ yêu nước bị bắt và xử tử hình, nhưng với bà Hộ Gà thì không gì có thể ngăn cản lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, bất khuất. Kế hoạch khởi nghĩa của phong trào Việt Nam Quang phục hội bị bại lộ, địch xử tử hình các ông Trần Cao Vân, Thái Phiên, Lê Ngung, Nguyễn Thụy, riêng bà Hộ Gà và các con thì bị bắt, tịch thu tài sản. Trong tù, dù bị địch tra tấn, dụ dỗ, bà dứt khoát không khai và nói thẳng vào mặt kẻ thù: "Tao dẫu chết mà cái tiết vẫn còn, mọi người sẽ lấy đó làm gương tru diệt hết quân cướp nước lũ bây, đừng hòng tao nói ra điều gì hại đến đồng bào, đồng nhân của tao...".

Về sau, tuổi cao sức yếu nên bà Hộ Gà không trực tiếp tham gia các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp, nhưng đã bán ruộng đất lấy tiền ủng hộ các phong trào Phục Việt, Hưng Nam, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Lúc bà Hộ Gà qua đời, cụ Trần Kỳ Phong đã có câu thơ, dịch nghĩa là: "Tìm khắp trong hàng khăn yếm ở tám mươi làng xã, chỉ xuất hiện một người đứng trụ/ Nêu tấm gương sáng cho hàng nữ giới thế kỷ XX này noi theo". Ngày nay, ở TP.Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn có con đường mang tên Võ Thị Đệ, nhằm ghi nhớ công lao to lớn của người phụ nữ được suy tôn "Hộ quốc mẫu nghi".

Những chiến sĩ cộng sản kiên trung

Phụ nữ Quảng Ngãi đã góp phần tô thắm phẩm chất cao đẹp, truyền thống anh hùng, bất khuất của phụ nữ Việt Nam. Từ những ngày đầu khi có Đảng, dù hiểm nguy, gian khổ, nhưng với tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn, các chị đã động viên quần chúng nhân dân theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng. Tiêu biểu như các đồng chí Trần Thị Hiệp, Huỳnh Thị Tuyết (Mộ Đức), Mai Thị Thục, Phạm Thị Trinh (Sơn Tịnh); Phạm Thị Suy (Bình Sơn); Huỳnh Thị Thảng (Ba Tơ)... Lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương Quảng Ngãi khắc ghi hình ảnh những phụ nữ giương cao cờ đỏ búa liềm, đi đầu trong đoàn biểu tình hàng nghìn người vào những năm 1930, 1931 để tố cáo tội ác của địch, đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, các chị đã đứng lên diễn thuyết giữa đám đông... Mặc cho địch đàn áp, các chị không nao núng tinh thần, tiếp tục giương cao cờ đỏ búa liềm, dẫn đầu đoàn biểu tình tiến lên. Trước mũi súng của quân thù, chị Trần Thị Hiệp căm phẫn thét lớn: "Tụi bây có súng đạn lừa bắt tao, nhưng bây không ngăn được lòng phẫn nộ và khí phách hào hùng của đồng bào, đồng chí tao". Chị Trần Thị Hiệp, quê làng Thi Phổ (Mộ Đức), là nữ đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh từ năm 1930.

Trước sự khủng bố, đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp, nhiều nữ cán bộ, đảng viên bị địch bắt tù đày. Chị Tuyết, chị Hiệp, chị Trinh... là những "thầy giáo" tích cực nhất trong nhà tù, truyền đi chí khí và tinh thần cách mạng, động viên chị em giữ vững khí tiết người cộng sản. Chủ tịch Hội Tù yêu nước tỉnh Lê Quang Ba cho biết, chế độ nhà tù thực dân rất hà khắc nhưng vẫn không khuất phục được tinh thần, ý chí của chiến sĩ cộng sản, trong đó nhiều đồng chí nữ rất kiên cường. Các chị đã kiên trì đấu tranh phản đối sự ngược đãi tàn bạo của kẻ thù, khiến địch lo sợ, tìm cách đối phó... Trong hồi ký "Những chặng đường của người mẹ", bà Phạm Thị Trinh đã viết: Bọn cai ngục thường nói "Mấy con tù cộng sản này không biết sợ là gì, bỏ vào xà lim cũng cười, thả ra cũng cười, gia án cũng cười, không thấy chúng nó buồn bao giờ cả".

Phong trào phụ nữ Quảng Ngãi đã có những đóng góp quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trên quê hương để giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Nhiều nữ chiến sĩ cách mạng đã hy sinh tuổi thanh xuân và cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Những câu chuyện lịch sử về những người phụ nữ giàu lòng yêu nước, những nữ chiến sĩ cách mạng kiên trung trên quê hương núi Ấn - sông Trà sẽ khó mà kể hết, bởi còn nhiều tấm gương phụ nữ anh hùng, họ luôn sống mãi trong lòng dân. Lịch sử phong trào phụ nữ Quảng Ngãi luôn là bài học quý đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, qua đó bồi đắp trong mỗi người tình yêu, niềm tự hào và trách nhiệm với quê hương, đất nước.

Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu (mẫu 4)

Phát huy sức mạnh tinh thần yêu nước Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Những nét đặc sắc trong tư tưởng yêu nước và tấm gương mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lòng yêu nước, hết lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân không chỉ có ý nghĩa lịch sử sâu sắc mà còn mang ý nghĩa thời đại to lớn; là tấm gương sáng, bài học quý để mỗi người Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện và noi theo.

LÒNG YÊU NƯỚC LÀ TRUYỀN THỐNG QUÝ BÁU

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên khi đất nước đang đắm chìm trong đêm dài nô lệ. Sức mạnh truyền thống yêu nước đã hun đúc quyết tâm cứu nước, cứu dân và thôi thúc Người rời Tổ quốc bôn ba tìm đường giải phóng đất nước và đó cũng chính là cơ sở dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với con đường cứu nước trong thời đại mới. Sau này, trong bài viết Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”… Từ khi ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi từ biệt chúng ta trở về với thế giới người hiền, Người luôn khát khao và phấn đấu cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân chủ và giàu mạnh, nhân dân Việt Nam được ấm no, tự do và hạnh phúc. Cuộc đời cách mạng của Người xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân và cũng vì nước vì dân mà tận tâm, tận lực phấn đấu.

Thấm nhuần sâu sắc rằng, lòng yêu nước là một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, được sinh dưỡng bởi những cư dân một nước nông nghiệp luôn gắn bó, cố kết, đùm bọc, che chở và giúp đỡ lẫn nhau để chống lại thiên tai, địch họa và cả dịch bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(1) và “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”. Trong tất cả những con dân đất Việt đó, chỉ “trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước”(2)…

Trên suốt chặng đường cách mạng, Người luôn khơi dậy v phát huy nguồn sức mạnh của lòng yêu nước đó để lãnh đạo nhân dân ta từng bước giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không phải ngẫu nhiên, vấn đề tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng lại được ghi rõ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”(3); đồng thời, nhấn mạnh “trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được”(4). Sau đó, vấn đề tập hợp lực lượng được thể hiện trong việc thành lập và phát huy vai trò của Mặt trận Việt Minh, nhằm đoàn kết mọi người dân Việt Nam yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi để cùng tranh đấu vì độc lập, tự do đã góp phần to lớn vào thành công của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ…

Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh chính là yêu Tổ quốc và nhân dân, coi việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc, thực dân và ngoại bang, giải phóng dân tộc, mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là lòng yêu nước chân chính, sâu sắc và triệt để. Vì thế, khi thấu hiểu rằng “tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”(5), Người đã khơi dậy lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam, coi đó là “chìa khóa vàng” để xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức họ, lãnh đạo họ thực hiện mục tiêu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân.

KHƠI DẬY VÀ PHÁT HUY LÒNG YÊU NƯỚC CỦA MỖI NGƯỜI DÂN

Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam chính là nền tảng, cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt để Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của một dân tộc, đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quân sự không lớn, song đã đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do; tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sau khi nước nhà giành được độc lập, trước hiểm nguy từ nạn “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” đe dọa nền độc lập, tự do mà nhân dân ta đã giành được sau hơn 80 năm trời nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”(6); đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân, mọi giai tầng trong xã hội trong các bức thư gửi cho các cụ phụ lão, cho các em nhỏ, cho một Việt kiều, cho các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình và bao dung, vị tha với những người trót lầm đường, lạc lối: “Ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn. Nói lẽ phải họ tự nghe”(7)... để quy tụ, tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở của lòng yêu nước chân chính, tiến hành sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Trân trọng giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần yêu nước cho mọi người dân, trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và yêu nước không chỉ dừng ở nhận thức mà chính là phải thể hiện ở hành động. Người yêu cầu các cấp, các ngành “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”(8), vì “đành biết rằng từ đây đi đến cuộc toàn thắng, chúng ta còn phải kinh qua nhiều nỗi khó khăn. Nhưng chúng ta giàu lòng yêu nước, thì chúng ta quyết cứu được nước”(9)…

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm tháng đấu tranh gian lao, tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của mọi người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nổi bật tinh thần, ý chí và trí tuệ con người Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Người, trong những năm tháng đấu tranh gian lao ấy, tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của mọi người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nổi bật tinh thần, ý chí và trí tuệ con người Việt Nam. Đó chính là sức mạnh của lòng yêu nước được hun đúc suốt hàng ngàn năm lịch sử; không chỉ được bồi đắp mà còn phát triển lên một tầm cao mới, gắn với tinh thần quốc tế trong sáng. Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính hòa quyện với chủ nghĩa quốc tế cao cả trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; là phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đấu tranh để “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(10) trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử. Đó cũng chính là hiển hiện của những tấm gương yêu nước, anh hùng mà khiêm nhường của biết bao quần chúng ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi; của đội ngũ cán bộ, đảng viên trên mọi lĩnh vực công tác ở cả tiền tuyến và hậu phương, v.v. đã kết thành “một làn sóng mạnh mẽ”, tạo thành sức mạnh tổng hợp, vô song, làm nên những chiến công của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, đưa đất nước ta tới hòa bình, độc lập, thống nhất, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Vì thế, có thể nói, những giá trị tinh hoa truyền thống như tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương giống nòi, phụng sự Tổ quốc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước, v.v. đến Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh đã được nâng lên một tầm cao. Yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung và hình thức mới, mang bản chất giai cấp, hòa quyện chặt chẽ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại mà cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là yêu nước chân chính gắn với tinh thần quốc tế vô sản, “khác hẳn tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”… và chính Người là một mẫu mực của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước Việt Nam hiện đại đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh của sự gặp nhau giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản”(11).

TIẾP TỤC NHÂN NGUỒN SỨC MẠNH CỦA LÒNG YÊU NƯỚC

Đất nước đang tiến hành đổi mới và hội nhập sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ trong các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, rộng khắp ở mọi cấp, mọi ngành, khắp các địa phương trong cả nước đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các đoàn viên, thanh niên, các sinh viên thủ khoa, các doanh nhân giỏi, các chiến sĩ thi đua... trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Gần đây nhất, những tấm gương của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ quân đội trong cuộc chiến chống dịch bệnh, sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân cả nước trong cuộc chiến chống “giặc dịch COVID-19” để “không để một ai bị bỏ lại phía sau” chính là biểu hiện sinh động nhất của tinh thần yêu nước Việt Nam. Đó cũng chính là trái ngọt của việc phát huy sức mạnh tinh thần yêu nước Việt Nam, là kết quả việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trở thành nhu cầu tự thân, nền nếp tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.

Càng khó khăn, thử thách, truyền thống yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam được hun đúc từ bao đời, trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam càng được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, tỏa sáng để luôn chủ động, quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…

Để đất nước vững bước trên hành trình đã chọn và nhất là để phát huy tinh thần yêu nước của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành chức năng cùng cả hệ thống chính trị cần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về lòng yêu nước, về lý tưởng cách mạng và sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; cụ thể hóa thành các chính sách và các phong trào thi đua yêu nước cụ thể, thiết thực. Theo đó, công tác tư tưởng không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền và kêu gọi lòng yêu nước của mỗi người mà cao hơn, quan trọng hơn là phải hướng dẫn lòng yêu nước, chỉ dẫn các hành động yêu nước đúng đắn, phát hiện và nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng phải phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong thực thi công vụ, thực hiện công tác chuyên môn gắn với các phong trào thi đua yêu nước, để làm gương cho quần chúng.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống phải góp phần làm cho mỗi người Việt Nam nhận thức rõ yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và thực hành yêu nước là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của sự nghiệp cách mạng 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lòng yêu nước ấy, tinh thần yêu nước ấy rất cụ thể và sinh động, hiển hiện trong mỗi việc làm hằng ngày của mỗi người tại mỗi cơ quan, đơn vị, gia đình và trong cộng đồng. Đó chính là ý thức chấp hành pháp luật, là tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, nỗ lực góp sức dựng xây quê hương, đất nước, kiên quyết chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu; là lối sống giản dị, chan chứa tình yêu thương con người, không vô cảm trước khó khăn của đồng chí, đồng bào, sẻ chia và cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau khi gặp nguy nan, thử thách.

Cần thầm nhuần sâu sắc và chú trọng xây dựng lòng yêu nước, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; đồng thời, chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách... theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đó chính là lòng yêu nước, tinh thần yêu nước phải trở thành động cơ để trước hết gắn kết mọi người dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Yêu nước đồng nghĩa với yêu đồng bào và cao hơn chính là trân trọng truyền thống lịch sử cách mạng, gắn bó và bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng; trung thành với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Cùng với đó, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân, đổi mới và đa dạng hóa các phong trào thi đua yêu nước với nhiều hình thức, nội dung phong phú để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Tiếp tục bồi đắp tinh thần yêu nước và nâng cao giác ngộ chính trị của nhân dân, làm cho nhân dân tuyệt đối tin tưởng ở vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, để mỗi người thực hành tinh thần yêu nước đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh; để càng khó khăn, thử thách, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người càng cần phải được đặt đúng chỗ, được phát huy mà không bị hoang mang, dao động, không để kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng vào các hoạt động biểu tình, tung tin xấu độc trên mạng xã hội…

Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ - lực lượng kế cận, rường cột của nước nhà, việc giáo dục lòng yêu nước phải thầm nhuần yêu cầu “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”(12) để mỗi người trở thành người công dân có tài và có đức, kiên định và tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu (mẫu 5)

TOP 10 mẫu Trao đổi về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Những công dân gương mẫu ở Sơn Hà

Biên phòng - Trở về với đời thường sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, những người lính ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã tiếp tục cống hiến trí tuệ, sức lực cho việc xây dựng quê hương. Họ luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và vận động người dân cùng làm theo.

Ông Nguyễn Khải Tuấn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng cho biết: Hội CCB xã Sơn Hà hiện có 227 đồng chí tham gia sinh hoạt ở 11 chi hội. Những năm qua, Hội CCB xã luôn không ngừng phát huy phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào ở địa phương, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Ngay từ đầu năm 2019, Hội CCB xã đã tổ chức phát động các phong trào thi đua, các đợt thi đua với chủ đề "Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, CCB nói và làm điều hay, việc tốt”, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, hội viên CCB toàn xã.

Trong lĩnh vực sản xuất kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Hội đã tích cực tuyên truyền cho cán bộ, hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên một diện tích canh tác để phát triển kinh tế có hiệu quả, bằng nhiều hình thức như: Chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang đào ao thả cá, diện tích cấy ngô, trồng sắn chuyển đổi sang trồng chuối. Những diện tích vườn cây ăn quả kém hiệu quả được hội viên thường xuyên cải tạo giống mới, có thu nhập và năng suất cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; tạo điều kiện để hội viên tiếp cận vay vốn của Ngân hàng. Đến nay, tổng dư nợ ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện do Hội CCB xã quản lý với tổng số 1,3 tỷ đồng/31 hộ vay với 7 chương trình và 53 món vay.

Từ các nguồn vốn, hội viên Hội CCB xã đã vay đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề, nâng cao thu nhập. Đến nay, Hội CCB xã không còn gia đình hội viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chỉ còn 4 hộ (chiếm 1,8%). Hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp là 39 hộ. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có mức thu nhập 150 - 250 triệu đồng/năm. Từ sự nỗ lực vượt khó của hội viên, đã xuất hiện nhiều mô hình lao động sản xuất, phát triển kinh tế giỏi như CCB Ninh Viết Trọng, chi hội thôn Khe Mụ I, với mô hình gỗ bóc; CCB Đào Văn Cổn, chi hội thôn Khe Mụ, với mô hình vườn ươm cây giống; CCB Nguyễn Xuân Tự, thôn Làng Chung, với mô hình trồng rừng và trồng bưởi...

Bên cạnh việc vận động hội viên phát triển kinh tế, Hội CCB xã Sơn Hà còn thực hiện hiệu quả phong trào "5 không" do Hội CCB Trung ương phát động, gắn với các mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”, “Làng bản an ninh trật tự an toàn xã hội”. Hội CCB xã đã chỉ đạo 11/11 chi hội, tham gia vào các Tổ an ninh tự quản, Tổ hòa giải ở các thôn. Các chi hội cũng phối hợp với Công an, Quân sự và các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền lồng ghép về Luật An toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, buôn bán, sử dụng pháo nổ, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội được 17 buổi với 975 hội viên và người dân tham gia.

Ngoài việc quan tâm nâng cao đời sống gia đình cho các hội viên, Hội CCB xã còn chăm lo tới các hoạt động nghĩa tình đồng đội. Hội CCB xã đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xã và Hội CCB huyện sửa chữa nhà ở cho gia đình hội viên; đề nghị các cấp xét duyệt hồ sơ để CCB hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định 142 và Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, 100% hội viên đều có thẻ bảo hiểm y tế. Trong dịp kỷ niệm ngày thương binh - liệt sĩ, Hội tổ chức thăm hỏi, tặng quà hội viên là người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, Hội còn vận động hội viên tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ các loại quỹ "Nghĩa tình đồng đội”, "Vì người nghèo”, "Đền ơn - đáp nghĩa”.

1 77 10/11/2024