TOP 10 mẫu Nêu tình cảm, cảm xúc về bài Câu chuyện chiếc đồng hồ, Tiếng chổi tre (2025) SIÊU HAY
Nêu tình cảm, cảm xúc về bài Câu chuyện chiếc đồng hồ, Tiếng chổi tre lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.
Nêu tình cảm, cảm xúc về bài Câu chuyện chiếc đồng hồ, Tiếng chổi tre
Đề bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6 (Câu chuyện chiếc đồng hồ, trang 77; Tiếng chổi tre, trang 80 - 81).
Dàn ý Nêu tình cảm, cảm xúc về bài Câu chuyện chiếc đồng hồ
– Nêu tên câu chuyện và ấn tượng chung của em về câu chuyện đó:
- E rất yêu thích Câu chuyện chiếc đồng hồ.
– Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một số chi tiết, hình ảnh nổi bật.
- Em cảm thấy rất ấn tượng và khâm phục trước sự khéo léo, uyên bác của Bác Hồ khi sử dụng một vật dụng đơn giản là đồng hồ để truyền đạt một bài học sâu sắc đến các cán bộ trong hội nghị.
– Nêu ý nghĩa của câu chuyện, liên hệ thực tế:
-
Mỗi cơ quan, đơn vị cũng giống như một chiếc đồng hồ; mỗi cá nhân, mỗi phòng, khoa, trung tâm, tổ bộ môn… là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có chức năng, nhiệm vụ riêng; dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta – một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nổ lực, cố gắng phát huy tốt khả năng của mình, cùng phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chung. Việc suy bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay lánh nặng tìm nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cả một tập thể.
-
Từ một chiếc đồng hồ, Bác đã gợi lên trong mỗi người chúng ta nhận thức về một bài học quý giá. Đó là hiện vật vô giá về tinh thần đoàn kết trong mỗi đơn vị của tập thể nhà trường; đó là Đoàn kết để ổn định, đổi mới và sáng tạo, để làm nên tất cả, bỡi lẽ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”.
Dàn ý Nêu tình cảm, cảm xúc về bài Tiếng chổi tre
– Nêu tên bài thơ và ấn tượng chung của em về bài thơ đó:
- Em rất yêu thích bài thơ Tiếng chổi tre.
– Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một số chi tiết, hình ảnh nổi bật.
- Hình ảnh “Chị lao công / Như sắt / Như đồng” thể hiện sức mạnh và sự kiên cường của những người lao công trong cuộc sống hàng ngày. So với sắt và đồng, hai loại kim loại mạnh mẽ và bền bỉ, hình ảnh này tôn vinh khả năng chịu đựng và kiên nhẫn của người lao công khi họ làm việc vất vả, cần cù, chịu khó.
– Nêu ý nghĩa của bài thơ, liên hệ thực tế:
- Bài thơ khắc họa hình ảnh cô lao công cần cù, chăm chỉ lao động, mang trong mình sự mạnh mẽ, khỏe khoắn và cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người lao động như vậy bởi có họ mới có khung cảnh sạch đẹp mà chúng ta đang sống.
Nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện, một bài thơ (mẫu 1)
“Câu chuyện chiếc đồng hồ” là một câu chuyện nhân văn và ý nghĩa, chứa đựng bài học giá trị từ Bác Hồ. Câu chuyện kể về một lần chọn người đang dự hội nghị chuyển sang học lớp tiếp quản Thủ Đô. Nhiều chiến sĩ quê ở Hà Nội đã nhiều năm xa nhà nên rất muốn được sang học lớp đó, nên có ý xin được cấp trên quan tâm, cho được toại nguyện. Giữa lúc khó xử đó, Bác Hồ đã đến với phòng họp và có một cuộc trò chuyện thân mật với các chiến sĩ ở đây. Bác khéo léo mượn câu chuyện về những bộ phận của chiếc đồng hồ, để ẩn ý về trách nhiệm, vai trò và phân công xã hội của từng người. Nếu ai cũng muốn làm kim giờ thì ai làm kim phút, kim giây, làm động cơ ở bên trong. Cũng như mọi người ai cũng muốn về công tác ở quê nhà, muốn về gần cha mẹ, thì ai sẽ phải đi xa, chấp nhận xa gia đình? Cách ví von, ẩn dụ đó vừa ý nhị lại vừa sâu sắc, giúp các chiến sĩ trong phòng họp nhận ra ngụ ý của Bác, không còn có những mong muốn, thắc mắc riêng tư về việc học lớp tiếp quản Thủ Đô nữa. Từ câu chuyện đó, em càng thêm hiểu và thán phục sự thông minh, khéo léo trong cách xử lí tình huống của Bác Hồ. Cùng với đó là sự thông minh, uyên bác cùng cách vận dụng tri thức và đời sống một cách nhuần nhuyễn, tinh tế. Bác đã giúp các chiến sĩ nhận ra cái sai của mình, từ đó dẹp bỏ cái tôi để hòa vào cái ta của tập thể. Chính vì thế, mà em càng thêm kính trọng và tự hào về vị Chủ tịch vĩ đại của dân tộc mình. Đồng thời càng thêm yêu mến, thích thú với câu chuyện “Câu chuyện chiếc đồng hồ”.
Nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện, một bài thơ (mẫu 2)
Bài thơ "Tiếng Chổi Tre" đã làm cho em cảm thấy như đang được đắm chìm trong một không gian tĩnh lặng, nơi mà những hình ảnh và từ ngữ được sắp xếp một cách tinh tế để gợi lên trong lòng em những cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa. Hình ảnh của người phụ nữ làm việc cần cù với chiếc chổi tre vào những đêm hè và đêm đông gió rét đã khắc sâu trong trí não và lòng tự hào của em. Điều đó đã gợi lên trong em sự khâm phục và tôn trọng sâu sắc đối với những người lao động bền bỉ, những người không ngừng hy sinh và đóng góp cho cộng đồng. Mỗi câu thơ trong bài thơ đều là một cảm xúc thăng trầm, từ hình ảnh của những đêm dài vắng bóng dưới ánh trăng sáng tỏ, đến tiếng chổi tre vang vọng như một nhịp điệu của cuộc sống. Em không chỉ cảm nhận được sự bền bỉ và sức mạnh của người phụ nữ trong bài thơ, mà còn cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm sâu sắc đối với môi trường và cộng đồng. Mỗi từ, mỗi hình ảnh trong bài thơ đều khiến em cảm thấy sâu lắng và biết ơn, và nó đã thôi thúc em suy ngẫm về giá trị của lao động và sự đồng cảm với những người xung quanh.
Nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện, một bài thơ (mẫu 3)
Ở Bài 6, em đã được học những câu chuyện và bài thơ hay, ý nghĩa. Trong đó, “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu là câu chuyện mà em yêu thích, có nhiều cảm xúc nhất. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mỗi câu thơ có số tiếng dài ngắn khác nhau. Xuyên suốt bài thơ, hình ảnh người lao công hiện lên với những nhọc nhằn và vất vả thầm lặng. Khi màn đêm xuống cũng là lúc mọi người chìm vào giấc ngủ say, thì chị bắt đầu công việc của mình. Dù là đêm đông lạnh ngắt với gió rét ào ào, hay đêm hè oi ả, nóng bức, chị vẫn cần mẫn quét đường, đem lại những con đường sạch sẽ. Em rất biết ơn và trân trọng sự đóng góp, hi sinh của chị lao công cho những con phố. Cùng với đó là sự yêu thương, quý mến một người lao động chăm chỉ, chịu khó và hết lòng với công việc của mình. Ngoài chị ra, còn rất nhiều những người lao công khác cũng đêm đêm quét sạch những con đường trong thành phố. Họ đã cống hiến âm thầm và lặng lẽ cho bộ mặt của phố phường. Bài thơ “Tiếng chổi tre” đã phần nào tái hiện lại những hình ảnh đấy, để em thêm hiểu và trân trọng những con đường sạch đẹp. Đồng thời càng thêm có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.
Nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện, một bài thơ (mẫu 4)
Câu chuyện Chiếc đồng hồ đã khiến cho tâm trí em lắng đọng và sâu sắc. Trong những câu hỏi của Bác Hồ và những câu trả lời của mọi người, em nhận ra được sự ẩn dụ sâu sắc về tinh thần cách mạng và vai trò quan trọng của mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc. Từ chiếc đồng hồ đơn giản nhưng mang đầy ý nghĩa đến việc Bác Hồ áp dụng nó vào bài học cách mạng, em cảm nhận được sự thông thái và tầm nhìn xa rộng của người lãnh đạo vĩ đại. Bác Hồ đã dùng những hình ảnh sinh động để giảng dạy về sự đoàn kết, tính toàn diện và quan trọng của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Nhìn lại, câu chuyện về chiếc đồng hồ đã làm cho em nhận ra rằng, dù mỗi người có vai trò nhỏ bé trong cuộc sống và cách mạng, nhưng nếu mỗi người đều hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách đúng đắn và trách nhiệm, thì sức mạnh tập thể sẽ được củng cố và phát triển. Đồng thời, câu chuyện cũng làm cho em nhớ về tinh thần đoàn kết, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, điều mà Bác Hồ luôn khuyến khích và truyền đạt.
Nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện, một bài thơ (mẫu 5)
...
Xem thêm các chương trình khác: